Altcoin là gì?
Altcoin là một từ thuật ngữ được kết hợp của Alt và Coin, Alt có thể hiểu là hình thức thay thế còn Coin nghĩa là tiền. Như vậy, Altcoin nghĩa là một loại tiền điện tử thay thế cho Bitcoin. Hiểu đơn giản thì trên thị trường có 2 loại coin chính là Bitcoin và Altcoin, những đồng coin không phải Bitcoin đều được gọi là Altcoin như ETH, SOL, AXS…
Trang web theo dõi giá các loại tiền điện tử uy tín nhất trên thế giới CoinMarketCap thống kê rằng, tính đến tháng 2/2022 đã có 17.642 loại tiền điện tử và con số này vẫn tiếp tục tăng lên từng ngày.
Có những loại Altcoin nào?
Sau khi đã tìm hiểu Altcoin là gì, nhà đầu tư thường thắc mắc: vậy đồng tiền điện tử này gồm những coin nào? Tùy vào vào tính chất mà Altcoin được chia thành bốn nhóm chính bao gồm: Coin nền tảng, Stablecoin, Token chứng khoán và Token tiện ích.
Coin nền tảng
Các đồng coin được phát hành trên Blockchain riêng được gọi là Coin nền tảng. Hầu hết các altcoin được mã hóa từ Bitcoin và có quy trình khai thác tương tự Bitcoin, việc này được tiến hành dựa trên cơ chế đồng thuận Proof of Work. Dù có một vài điểm tương đồng nhưng mỗi coin nền tảng lại mang chức năng và hướng đến mục đích riêng.
Các đồng altcoin được tạo ra bằng việc các miner sử dụng máy đào coin và cùng nhau giải một câu đố do hệ thống đưa ra. Cụ thể câu đố là tìm ra giá trị hast cho khối (block) thỏa mãn điều kiện nhất định.
Người đưa ra câu trả lời chính xác đầu tiên sẽ nhận được một số lượng coin sản sinh ra. Các altcoin nổi tiếng có thể tìm được như Dash, Monero (XMR), Litecoin (LTC), Zcash.
Hiện nay, thị trường xuất hiện một số đồng coin thay thế Proof of Work bằng các phương pháp khác nhau nhằm khắc phục nhược điểm của Blockchain 1.0, phổ biến nhất phải kể đến Proof of Stake, Delegated Proof of Stake hay Proof of Authority.
Stablecoin
Nếu thị trường tiền điện tử luôn bị gắn mác là giá cả luôn biến động mạnh mẽ thì Stablecoin chính là những đồng tiền được thiết kế để đi ngược lại nhận định đó. Đây là những đồng tiền điện tử có khả năng duy trì mức giá ổn định.
Những đồng tiền có giá trị biến động lớn như Ether (ETH), Bitcoin (BTC) hay Dogecoin (DOGE) luôn mở ra cơ hội để đầu cơ nhưng chúng cũng có nhược điểm là sự thay đổi liên tục ấy gây ra khó khăn trong việc thanh toán hằng ngày.
Giá của Stablecoin thường theo sát giá của tiền pháp định (Fiat Money) hoặc một loại hình tài sản, những đồng tiền này có tính toàn cầu và không bị phụ thuộc vào bất cứ ngân hàng trung ương nào.
Bạn có thể sử dụng Stablecoin để chuyển đổi giá trị với chi phí thấp nhưng vẫn duy trì được giá bình ổn. Sử dụng Stablecoin điển hình như USDT, USDC hoặc BUSD sẽ giúp bạn dễ dàng tham gia hoặc thoát khỏi sự biến động của tiền điện tử.
Token chứng khoán
Token chứng khoán hay Security Token là tài sản kỹ thuật số được phát hành trên một blockchain và đại diện cho cổ phiếu ở thị trường chứng khoán cơ sở. Nói một cách dễ hiểu hơn thì Token chứng khoán là các cổ phiếu được token mã hóa trên mạng lưới blockchain, nhà đầu tư nắm giữ tài sản dưới hình thức trả cổ phiếu, trái phiếu hoặc quyền sở hữu.
Giá trị của chứng khoán cơ sở chính là điểm neo cho giá trị của token chứng khoán tương đương, nếu giá trị chứng khoán cơ sở tăng, giá của token chứng khoán cũng tăng theo và ngược lại. Phát hành tiền mã hóa lần đầu tiên sàn – Initial Exchange Offerings (IEO) hoặc Phát hành Token chứng khoán lần đầu trên sàn – Security Token Offerings (STO) là hai phương pháp thường được phát hành Token chứng khoán.
Utility token
Utility token (Token tiện ích) cung cấp cho người sở hữu các tiện ích liên quan đến dự án hiện tại hoặc trong tương lai. Các đợt ICO (Initial Coin Offering) thường là lúc các Utility token được phát hành đến người dùng.
Utility token thường được các công ty, chủ dự án sử dụng như một phương pháp thu hút sự chú ý, quan tâm của mọi người đến các dịch vụ và sản phẩm của công ty đồng thời được áp dụng và tạo ra nhiều giá trị trong các dịch vụ hệ sinh thái blockchain.
Không giống như Token chứng khoán, Token tiện ích không cung cấp cho người sở hữu các cổ phần của công ty. Những Token này không chịu sự quản lý của pháp luật nên thường tạo ra lỗ hổng béo bở cho những kẻ lừa đảo hay dự án ma, trong trường hợp đó các token này không có giá trị, thậm chí mang đến nhiều thiệt hại cho nhà đầu tư.
Nên hay không việc đầu tư vào Altcoin?
Các chuyên gia đã đưa ra nhận định, nếu cơ hội đầu cơ của bitcoin là rất lớn thì altcoin còn hơn thế nữa. Việc sở hữu vốn hóa lớn khiến lợi nhuận đến từ Bitcoin không dễ để gấp năm gấp mười trong khoảng thời gian ngắn nhưng Altcoin có thể làm được.
Tuy nhiên, bạn cung không nên vì thế mà vội vàng đưa ra quyết định. Để biết có nên đầu tư vào altcoin hay không thì bạn cần nắm rõ những ưu nhược điểm của loại tiền điện tử này. Vậy ưu – nhược điểm của Altcoin là gì?
Ưu điểm
- Khắc phục nhược điểm của Bitcoin: Vì là loại tiền điện tử ra đời sớm nên Bitcoin không tránh khỏi việc gặp phải nhiều vấn đề. Sự “sinh sau đẻ muộn” của Altcoin cho phép nó khắc phục được những nhược điểm trước đó của Bitcoin như phí giao dịch rẻ hơn, tốc độ giao dịch nhanh hơn hay có tính ứng dụng cao.
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Các Altcoin xuất hiện mang đến cho các nhà đầu tư rất nhiều sự lựa chọn mới ngoài Bitcoin. Chỉ cần chọn được một số Altcoin tiềm năng là bạn có thể thu về một khoản lợi nhuận trong tương lai.
- Kênh đầu tư tiềm năng: Altcoin sở hữu tiềm năng đầu cơ rất lớn, thậm chí có thể nhân lên nhiều lần so với giá trị ban đầu trong thời gian ngắn. Do đó, không phải tự nhiên đây được coi là kênh đầu tư tiềm năng mang đến nguồn lợi lớn cho các nhà đầu tư.
Nhược điểm
Nguy cơ lừa đảo ICO
Nghiên cứu của Bloomberg đã chứng minh rằng hơn 80% ICO là lừa đảo và loại hình lừa đảo này cũng được cho là hình thức lừa đảo phổ biến nhất trong thị trường tiền điện tử. Những Altcoin mới ra mắt với giá rất rẻ nên có cơ hội sinh lời lớn và thu hút các nhà đầu tư mới sẽ là miếng mồi béo bở cho những kẻ lừa đảo tận dụng.
Nhiều ICO được ra mắt chỉ với một team dự án sở hữu kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực này đều ở con số không. Điển hình có thể kể đến Ifan và Pincoin, công ty Startup từ Dubai và Singapore có trụ sở tại Việt Nam đã lừa khoảng 32.000 nhà đầu tư mua Token và gây nên thiệt hại lên đến 660 triệu đô la.
Pump and Dump
Các cá mập vẫn thường sử dụng Pump and Dump để thao túng thị trường, nhiều nhà đầu đổ một lượng tiền lớn vào những Altcoin giá trị thấp để đẩy giá cao lên. Khi giá tăng cao, họ bán ra để tạo lợi nhuận lớn, điều này kéo theo niềm tin của nhiều người và khiến họ thực hiện tương tự.
Giá biến động mạnh mẽ:
Có một số lượng không nhỏ Altcoin biến động mạnh và một số ít trong đó có tuổi thọ rất ngắn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vẫn có những Altcoin tăng trưởng bền bỉ như Binance, Dogecoin hay Ethereum.
Đâu là thời điểm vàng cho thị trường Altcoin
Nếu đã quyết định bước vào thị trường Altcoin thì bạn cần phải biết mùa Altcoin là gì và cách để xác định được mùa Altcoin.
Altcoin Season là gì?
Thời điểm vàng cho những nhà đầu tư Altcoin thường được gọi là mùa Altcoin hay Altcoin Season. Vậy altcoin season là gì?
Đó là khoảng thời gian các đồng Altcoin đồng loạt tăng giá mạnh tới mức nhân hai hay nhân ba lợi nhuận, thậm chí là gấp mười lần trong vài tuần. Điển hình nhất là mùa Altcoin tháng 09/2017, chỉ cần mua đại một đồng tiền điện tử nào đó trong thời điểm này thì tài sản của những nhà đầu tư đều tăng lên chóng mặt.
Dấu hiệu nhận biết mùa Altcoin đang đến
Dự đoán chính xác thời điểm mùa Altcoin bắt đầu sẽ giúp cho những nhà đầu tư nắm bắt cơ hội thu về gấp nhiều lần giá trị tài sản nhận được.
Số lượng lớn các Altcoin đã chạm đáy chu kỳ: Bất cứ đồng tiền ảo nào cũng vận hành theo xu hướng chu kỳ, sau khi đã chạm đáy thì xu hướng tiếp theo là bắt đầu chu kỳ tăng. Kết hợp với các yếu tố thị trường khác, việc Altcoin chạm đáy báo hiệu xu hướng tiếp theo giá sẽ quay trở lại ngưỡng cao nhất, thậm chí là thiết lập những ngưỡng kỷ lục hơn.
Bitcoin tạo đáy: Dù có rất nhiều Altcoin ra đời sau nhưng Bitcoin vẫn chi phối hơn 60% thị trường. Chính vì vậy mà nó đóng vai trò quyết định đến chu kỳ của Altcoin. Dấu hiệu hoàn hảo cho một mùa Altcoin bắt đầu là khi Bitcoin tạo đáy và bắt đầu tăng trưởng trở lại. Lúc này, hầu hết các nhà đầu tư sẽ muốn giữ Bitcoin và giao dịch với Altcoin nhiều hơn.
Bitcoin Dominance: đây là thuật ngữ để chỉ sự “thống trị” của Bitcoin trong thị trường, khi dominance của Bitcoin dần suy yếu sẽ là dấu hiệu tuyệt vời cho sự lên ngôi của Altcoin. Chỉ số này càng thấp càng chứng tỏ Altcoin đang chiếm dụng vốn hoá càng lớn, hay nói cách khác là mùa Altcoin đang đến.
Thị trường tài sản mã hóa tăng: Bên cạnh Bitcoin Dominance giảm thì tổng giá trị thị trường tăng cùng lúc cũng là sự cảnh báo Altcoin sắp bước vào những đợt breakout lịch sử.
Các dấu hiệu khác: Ngoài những dấu hiệu được nêu ra ở trên, bạn cũng nên quan tâm đến những yếu tố như sáng kiến công nghệ, tình hình kinh tế, cập nhật các thông tin xã hội hay tâm lý chung của các nhà đầu tư để đánh giá khả năng tăng trưởng của Altcoin.
Chiến lược đầu tư Altcoin hiệu quả
Nhiều nhà phân tích đã phát hiện ra sự giống nhau giữa thị trường tiền mã hóa hiện tại với bong bóng dotcom 2000, nhờ đó rút ra các chiến lược đầu tư hiệu quả cho thị trường Altcoin.
Chiến lược 01 – Đầu tư Altcoin khi đang trong giai đoạn ICO
Giai đoạn ICO là lúc các trader có thể mua Altcoin với giá thấp nhất, đây sẽ là thời điểm thích hợp để bạn bắt đầu với con đường Altcoin mà mình lựa chọn. Sau khi giai đoạn ICO kết thúc, đồng tiền có khả năng tăng cao đột biến rồi đột ngột giảm mạnh. Vì vậy ngay khi thị trường có dấu hiệu tăng trưởng thì trader nên thực hiện bán ra, khả năng thu lời gấp hai đến ba lần giá mua ban đầu.
Nếu đầu tư Altcoin vào giai đoạn ICO nhưng thị trường không có xu hướng tăng đột biến thì trader nên chuyển sang đặt mục tiêu cụ thể cho mức lợi nhuận đạt được. Ví dụ như lời gấp đôi hoặc gấp rưỡi và bán ra ngay khi đạt mức mong muốn.
Một trong những lưu ý để đầu tư Altcoin thành công đó là không bao giờ bỏ tất cả số tiền vào một ICO duy nhất.
Chiến lược 02 – Bỏ qua giai đoạn mà các nhà đầu tư khác tranh mua khi ICO
Sau giai đoạn ICO thì thời điểm đồng tiền đã qua đỉnh và bắt đầu đảo chiều cũng là lúc thích hợp để trader tiến hành mua vào. Chiến lược này thành công sẽ đem lại lợi nhuận lớn, thậm chí giá mua vào có thể còn rẻ hơn giai đoạn ICO.
Để giá của một Altcoin bắt đầu đi xuống còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, ví dụ như người mua trước hoặc người được thưởng coin bán phá giá đồng tiền nhằm phục vụ mục đích nào đó.
Chiến lược 03 – Chờ thời điểm đã qua chu kỳ tăng giảm đầu tiên của Altcoin
Một chiến lược đầu tư khác cũng không kém phần hiệu quả và được nhiều nhà đầu tư sử dụng chính là chờ đợi cho đồng tiền trải qua đợt tăng và giảm đột ngột và lần đầu tiên.
Phương pháp này cần vận dụng kết hợp với phân tích biểu đồ, theo dõi sự di chuyển của giá, so sánh các chỉ số và nhận biết các tín hiệu hoặc biểu đồ kỹ thuật cơ bản. Dù chiến lược này có vẻ phức tạp và cần kiến thức chuyên sâu hơn nhưng cũng vì thế mà nó giúp giảm thiểu rủi ro hơn rất nhiều.
Ngoài áp dụng chiến lược giao dịch phù hợp, trader còn cần chuẩn bị vốn, lên kế hoạch đầu tư và xác định thời điểm mùa Altcoin.
Top 10 đồng Altcoin tiềm năng nhà đầu tư cần quan tâm
Namecoin (NMC)
Namecoin nằm trong số những Altcoin đáng chú ý đầu tiên, đồng tiền này có nhiều nét tương đồng với Bitcoin bởi được phát triển dựa trên mã của Bitcoin và có cùng nguồn cung tối đa 21 triệu đồng tiền.
Ethereum (ETH)
ETH là đồng coin của blockchain Ethereum. Thời điểm DeFi bùng nổ đã mở màn cho việc có hàng ngàn các ứng dụng phi tập trung (Dapp) được xây dựng trên Ethereum, kéo theo đó là giá trị đồng ETH tăng cao bởi mọi giao dịch đều cần ETH làm phí gas.
ETH chỉ đứng sau Bitcoin về vốn hóa thị trường và được ưa chuộng bởi tính bảo mật cao. Tuy nhiên, nhược điểm của ETH là thời gian giao dịch tương đối chậm và dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trường tiền điện tử..
Cardano (ADA)
Cardano (ADA) là nền tảng blockchain có mã nguồn mở và phi tập trung, sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-stake. Đội ngũ phát triển ADA hướng tới xây dựng mạng Cardano là blockchain 3.0 khắc phục được nhiều nhược điểm của Blockchain 2.0, tốc độ giao dịch nhanh hơn, ít tốn năng lượng hơn và giúp các blockchain có thể tương tác với nhau tốt hơn.
Binance Coin (BNB)
Binance Coin (BNB) dường như đã quá quen thuộc với các nhà đầu tư và những người quan tâm đến tiền điện tử. BNB không chỉ là coin sàn mà còn là đồng coin của hệ sinh thái Binance Chain và Binance Smart Chain.
Người sáng lập Binance Coin là Changpeng Zhao (CZ), một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thị trường tiền điện tử và đưa ra nhiều định hướng phát triển hiệu quả cho Binance Coin (BNB).
Cho đến thời điểm hiện tại, vốn hóa thị trường của BNB chỉ đứng sau BTC, ETH và ADA. Đây được xem là Altcoin có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai khi có giá trị ổn định và tốc độ phát triển nhanh.
Solana (SOL)
Được xây dựng trên blockchain 3.0 với cơ chế đồng thuận mới, Solana tích hợp nhiều công nghệ mang đến khả năng mở rộng siêu nhanh tới 700,000 TPS. Solana cho phép bạn thực hiện các giao dịch gửi hay nhận tiền gần như ngay lập tức với chi phí vô cùng rẻ.
Litecoin (LTC)
Litecoin (LTC) cho thấy điểm vượt trội của mình chính là tốc độ xử lý giao dịch nhanh gấp bốn lần so với Bitcoin. Trong khi Bitcoin mất đến 10 phút để thực hiện đóng các khối thì Litecoin chỉ mất khoảng 2,5 phút. Bên cạnh đó, phí giao dịch của Litecoin cũng khá thấp và nó có tính ổn định hơn so với Bitcoin do dựa trên thuật toán đồng thuận Scrypt.
Bitcoin Cash (BCH)
BCH sở hữu vốn hóa thị trường là 7,7 tỷ đô la. Đây là đồng Altcoin có phí giao dịch tương đối thấp và thời gian chuyển cao hơn Bitcoin. Ngoài ra, Bitcoin Cash có công nghệ Blockchain riêng biệt và triển khai kích thước khối được cải thiện là 8MB thay vì chặn kích thước của Bitcoin. Việc đặt ra kích thước giới hạn có thể làm tăng phí giao dịch đồng thời giảm tốc độ giao dịch.
Tuy nhiên, Bitcoin Cash có khá ít cặp giao dịch so với Bitcoin nên các nhà đầu tư sẽ bị hạn chế giao dịch hơn. Việc phân biệt giữa Bitcoin và Bitcoin Cash cũng là một vấn đề ngăn cản nhà đầu tư tìm hiểu về hai đồng tiền này.
Ripple (XRP)
Ripple được xây dựng vừa là tiền kỹ thuật số vừa là nền tảng hợp lý hóa các khoản thanh toán quốc tế. Ripple chỉ đứng sau Bitcoin và Ethereum về vốn hóa thị trường và đạt tổng cộng 18 tỷ đô la.
Ripple có tính bảo mật cao và sở hữu một vài tính năng trái ngược với dịch vụ ngân hàng truyền thống. Nhược điểm của XRP là số lượng phát hành bị phụ thuộc vào các nhà phát triển. Bên cạnh đó, Altcoin này cũng dễ bị tấn công bằng mã truy cập.
Tether (USDT)
Được đánh giá là một trong những đồng tiền ổn định nhất trên trên thị trường tiền điện tử, mỗi mã thông báo của Tether lại được gắn liền với 1 USD do cung cấp vị trí ổn định cho các nhà giao dịch gửi tiền.
Ưu điểm dễ thấy nhất của USDT là được sử dụng phổ biến nên đem lại cảm giác an tâm cho các nhà giao dịch dù ở mọi cấp độ trong thời kỳ đầy biến động của tiền điện tử. Tính năng ra mắt gần đây nhất của Tether chính là phát hành định kỳ các tài khoản, nhờ cách này mà mỗi USD được hỗ trợ bởi một USD thực trong tài khoản của họ.
Bên cạnh ưu điểm thì Tether vẫn tồn tại các nhược điểm như tính thiếu ổn định trong cách vận hành và thiếu an toàn về bảo mật. Điều này khiến Tether từng bị tấn công và đánh mất niềm tin của các nhà đầu tư.
USD Coin (USDC)
USD Coin là một đồng ổn định được gắn liền với đồng đô la Mỹ. Center, một tập đoàn bao gồm Coinbase Global, Inc. (NASDAQ: COIN) chính là công ty chủ quản của đồng USDC.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu Altcoin là gì. Altcoin là những đứa trẻ sinh sau đẻ muộn so với Bitcoin, cũng vì vậy mà đồng tiền này khắc phục được nhiều nhược điểm của Bitcoin. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận việc Altcoin vẫn tồn tại một số vấn đề. Nếu đang quan tâm và muốn dấn thân vào thị trường Altcoin, bạn cần lựa chọn đồng tiền tiềm năng và nắm rõ những quy luật của “cuộc chơi” này.