11 MẸO ĐỂ TRÚNG TUYỂN PHỎNG VẤN XIN VIỆC

CV của bạn gấy ấn tượng với người tuyển dụng, bạn nhận được lời mời phỏng vấn và giờ bạn cần phải ghi điểm để có được công việc. Các cuộc phỏng vấn có thể khá đáng sợ, nhưng sự thành công cuối cùng có đư??

Dưới đây là 11 mẹo hàng đầu sẽ giúp bạn làm được điều đó.

1. THÊM KIẾN THỨC – THÊM TỰ TIN

Bạn đã bắt đầu quá trình nghiên cứu với một bộ hồ sơ tốt, và giờ là lúc để bắt đầu đặt cược: Tìm hiểu thêm về chức năng nhiệm vụ, những thành tựu và sự kiện quan trọng của công ty. Bạn cũng cần đọc các thông tin trên các kênh truyền thông xã hội song song với tìm hiểu thông tin về ngành nghề, sự cạnh tranh và người sẽ phỏng vấn bạn. Bạn càng biết nhiều, bạn càng cảm thấy tự tin.

2. TRANG PHỤC PHÙ HỢP

Quần áo bạn lựa chọn mặc đi phỏng vấn phải trông thật chuyên nghiệp, hãy thoải mái và bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn. Tìm hiểu về văn hóa của công ty và cách mọi người ăn mặc trước khi quyết định mặc gì (có thể mặc vét khi phỏng vấn tại ngân hàng, hay mặc những bộ quần áo thông thường khi tới các công ty quảng cáo v.v…). Và hãy nhớ rằng nếu bạn chưa bao giờ mặc vét và muốn mặc tới dự phỏng vấn, hãy luyện tập trước một chút (bạn có thể cảm thấy khó chịu và vì vậy trông bạn cũng sẽ không thoải mái). Đừng quên đánh bóng giày của bạn và đảm bảo rằng không có vết rộp nào trên giầy khi bạn ra khỏi nhà.

3. CHUẨN BỊ KỸ CÁC CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG

Có thể cược rằng bạn chắc chắn sẽ phải nói đôi điều với người phỏng vấn về bản thân bạn, lý do bạn nên được tuyển dụng và những mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Hãy luyện tập trước các câu trả lời nhưng đừng có vẻ như cố gắng học thuộc. Đừng chỉ ghi nhớ những thông tin trong CV của bạn và gần như đọc hết ra khi được hỏi về bản thân. Sẽ là thông minh nếu bạn chỉ tham khảo những thông tin đó vì có vẻ như là người phỏng vấn đã có một bản thông tin đó trước mặt rồi, chỉ nhắc tới những sự kiện hay những điểm chính khi cần thiết, và đảm bảo bạn luôn thêm những câu chuyện thú vị về những thông tin đã nêu trong CV của bạn.

4… VÀ SẴN SÀNG CHO NHỮNG CÂU HỎI KHÓ

Sao bạn không nói cho tôi biết về những điểm yếu của bạn nhỉ? Đây là cách mà bạn sẽ ghi điểm với những câu hỏi khó như vậy: Chọn lấy một điểm yếu của bản thân và khéo léo biến nó thành một điểm mạnh liên quan đến công việc. “Tôi là một người hơi thiếu kiên nhẫn, chỉ đơn giản là vì tôi muốn hoàn thành công việc đúng hạn và không làm ảnh hưởng tới công việc của cả nhóm.” Điều quan trọng là phải trung thực và đừng bao giờ trả lời rằng: “Tôi không có điểm yếu nào cả”.

5. CHUẨN BỊ SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG CÂU HỎI HÓC BÚA

Hãy tưởng tượng bạn là một dụng cụ làm bếp, vậy bạn sẽ là loại dụng cụ nào và tại sao? Những câu như vậy không thường xuyên được hỏi, nhưng nếu có, hãy cố gắng thoải mái và tự tin khi trả lời. Đó là những câu hỏi để kiểm tra tư duy phản biện và khả năng tự vận động suy nghĩ của bạn. Hãy đảm bảo nhấn mạnh cá tính của bạn khi trả lời và khiến câu trả lời của bạn trở nên vui vẻ và thú vị (tất nhiên là phải thích hợp nữa). Và cho câu hỏi về dụng cụ nhà bếp? Bạn có thể cân nhắc trả lời: Tôi là dụng cụ mở hộp.Thậm chí mặc dù đó không phải là loại dụng cụ quan trọng đầu tiên trong bếp, nó thật sự là một dụng cụ cần thiết cho mỗi bữa ăn.

6. BIẾT KHI NÀO CÓ THỂ TRÌ HOÃN

Nếu bạn không có câu trả lời và cảm thấy hơi hoảng sợ, hít một hơi thật sâu và hãy hỏi một cách tự tin và bình tĩnh rằng liệu bạn có thể trả lời câu hỏi này sau được không. Tránh nói lan man và đừng để lộ ra sự lo lắng của mình. Sẽ tốt hơn nếu bạn lấy tự tin bằng một vài câu hỏi khác (dễ hơn) và sau đó quay trở lại với những câu hỏi khó. (Ai mà biết được, có thể người phỏng vấn sẽ quên béng mất việc hỏi lại!) Mặc dù vậy phải cảnh báo rằng: Đừng phụ thuộc quá nhiều vào mẹo này và chỉ yêu cầu trì hoãn khi thực sự cần thiết; nếu yêu cầu trì hoãn quá nhiều lần có thể khiến bạn trông có vẻ như là thiếu chuẩn bị.

7. HÃY THÀNH THẬT

Không có gì phải lo sợ về những khoảng thời gian thất nghiệp hay hành trình công việc lòng vòng nêu trong CV của bạn. Sau cùng thì bạn có một cuộc phỏng vấn, vậy nghĩa là họ thích hồ sơ của bạn và muốn biết nhiều thông tin hơn. Hãy thành thật và nói rõ những gì bạn đã học được trong những khoảng thời gian gián đoạn đó (dù với bất cứ lý do nào) và bạn sẽ đạt được những gì trong công việc mà bạn đang ứng tuyển; thậm chí một giai đoạn thất nghiệp lại có thể trở thành một lợi thế nếu bạn sử dụng thời gian đó để bằng cách nào đó cải thiện bản thân và tích cực tìm kiếm công việc.

8. TRÁNH NHỮNG ĐIỀU SAU

Đừng đến muộn, tỏ ra thô lỗ hay nói xấu ông chủ hoặc đồng nghiệp cũ của bạn. Nối dối, chia sẻ quá nhiều, hay đùa cợt không đúng lúc hoặc cố gắng cướp lời là những cách “tuyệt vời” khác để tạo ấn tượng xấu. Ăn một chiếc bánh sandwich hành tây trên một chiếc bánh hạt poppy ngay trước khi phỏng vấn cũng có thể có “hiệu quả” tương tự. Nếu bạn tới đúng giờ, trông thanh lịch, vui vẻ và hòa đồng, khá chắc rằng bạn sẽ có một khởi đầu tốt.

9. LUÔN LUÔN (LUÔN LUÔN) CHUẨN BỊ MỘT CÂU HỎI

Việc đặt câu hỏi là một cách đơn giản mà bạn đừng bao giờ bỏ qua để thể hiện tư duy phản biện của mình, chẳng hạn “Có lý do gì để tôi không được nhận không?”. Nếu bạn thấy bất kỳ biểu hiện nghi ngờ hay do dự nào từ phía người phỏng vấn, đây chính là cơ hội để bạn làm rõ về yêu cầu công việc và cung cấp thêm thông tin về bản thân.

10. THỰC TẾ, HÃY HỎI MỘT CÁCH THÔNG MINH

Mở đầu câu hỏi của bạn với một vài thông tin cá nhân và nhẹ nhàng với một mũi tên trúng hai đích: “Tôi đã dạy xếp chữ cho những đứa trẻ nhà tôi ở trại hè. Liệu vai trò của tôi có thích hợp để tôi tham gia vào các dự án cộng đồng hay không?”

11. THEO SÁT NHƯ MỘT ÔNG CHỦ

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy luôn kết thúc bằng việc gửi email hoặc thư viết tay để cảm ơn người phỏng vấn đã cho bạn cơ hội. Đó là một cơ hội tốt để nhắc lại một lần nữa rằng bạn là một ứng viên phù hợp và rằng thật tuyệt khi được gặp gỡ mọi người. Viết ngắn gọn, ngọt ngào và thân thiện, và hãy nhớ gửi đi trong vòng 24 giờ kể từ buổi phỏng vấn của bạn.

Chúc may mắn! Hy vọng rằng bạn sẽ thành công!


Linkedin

19 Blog posts

Comments