Bạn thường nghe rất nhiều về các khái niệm ngắn mạch đoản mạch với dấu hiệu nổi bật như cầu chì hay dây điện bị nổ? Nhưng bạn đã biết chính xác ngắn mạch là gì? Nguyên nhân ngắn mạch là gì để có những biện pháp phòng chống? Bạn hãy cùng hiokivn.com tham khảo ngay những giải đáp về ngắn mạch, hiện tượng đoản mạch và cách kiểm tra ngắn mạch dưới đây.
Ngắn mạch (đoản mạch) là gì?
Ngắn mạch là gì? Khi tìm hiểu về hiện tượng ngắn mạch bạn sẽ còn biết ngắn mạch chính là hiện tượng đoản mạch là một sự cố thường xuất hiện phổ biến trong nhiều hệ thống điện.
Như vậy, hiện tượng ngắn mạch là gì được hiểu đơn giản chính là dòng điện trong hệ thống đã không đi theo đúng một lộ trình đã được thiết kế trước đơn. Dòng điện đã di chuyển với khoảng cách ngắn hơn gây nên sự cố như chập cháy, dây điện bị đứt,... Đó chính là hiện tượng ngắn mạch trong hệ thống điện.
Khi hiện tượng đoản mạch xuất hiện sẽ có những dấu hiệu như âm thanh chập điện, tiếng nổ… Những âm thanh này xuất hiện khi nhiệt độ tăng cao tại vị trí đoản mạch sẽ gây nổ cho lõi dây. Sau đó là lớp vỏ dây sẽ bị cháy và có thể tiếp tục gây ra các vị trí đoản mạch khác.
Các loại ngắn mạch trong hệ thống điện
Sau khi tìm hiểu về điện áp ngắn mạch là gì? Bạn có thể sẽ cần tìm hiểu tiếp về các loại ngắn mạch phổ biến hiện nay. Như vậy, bạn sẽ có được thông tin về hệ thống điện nào thường xuyên bị ngắn mạch cũng như có được giải pháp phòng chống tốt nhất.
Trong các hệ thống dòng điện, có ba loại dòng điện phổ biến nhất chính là dòng điện 1 pha, 2 pha và 3 pha. Do vậy, cũng sẽ xuất hiện sự cố ngắn mạch ở cả 3 dòng điện nay là ngắn mạch 1 pha, ngắn mạch 2 pha và ngắn mạch 3 pha.
- Ngắn mạch 1 pha chạm đất được hiệu là sự cố pha chập đất đã bị chập dây trung tính làm xảy ra hiện tượng đoản mạch.
- Ngắn mạch 2 pha chính là hiện tượng hai pha của hệ thống điện chập với nhau.
- Ngắn mạch 2 pha chạm đất là hiện tượng hai pha cùng chạm đất làm xuất hiện đoản mạch.
- Ngắn mạch 3 pha chính là dòng điện 3 pha chập nhau gây ra sự cố đoản mạch gây thiệt hại nặng nề nhất.
Nguyên nhân gây ra ngắn mạch
Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch là gì và những nguyên nhân ngắn mạch sẽ giúp bạn có được cách phòng chống hiện tượng ngắn mạch trong hệ thống. Đồng thời, bạn cũng sẽ có được giải pháp khắc phục sự cố đoản mạch. Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi:
- Khả năng cách điện của dây dẫn bị hỏng, dây bị hở.
- Tường xây bị ẩm ướt kết hợp dây dẫn điện bị hở gây hiện tượng chập cháy.
- Sử dụng các thiết bị điện quá tải so với mạch điện nên không thể đáp ứng được gây sự cố đoản mạch.
- Dòng điện áp tăng đột ngột khiến hệ thống điện không tải kịp cũng có thể gây nổ, có các tia lửa điện.
- Những thiết bị trong gia đình, nhà máy bị hỏng hóc như đèn, ổ cắm điện, cầu chì…
- Các hiện tượng tự nhiên như mưa bão, sét đánh gây hiện tượng phóng điện.
- Thợ sửa chữa mắc sai lầm khi đóng điện nhưng không tháo dây nối đất.
Với một số nguyên nhân ngắn mạch gây ra sự cố đoản mạch, chập cháy, thờ điện sẽ cần tiến hành cô lập vị trí hỏng và sửa chữa nhanh chóng. Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự cố có thể lây lan ra hệ thống điện tránh những hậu quả nặng nề hơn.
Có thể bạn quan tâm: Điện trung thế là gì? Chi tiết cách sử dụng ampe kìm trung thế
Sự nguy hiểm của ngắn mạch
Các hiện tượng đoản mạch, ngắn mạch chắc chắn sẽ mang đến rất nhiều hậu quả và mối nguy hiểm với con người. Đặc biệt, với dấu hiệu thường thấy của hiện tượng ngắn mạch chính là chập cháy.
- Khi đoạn mạch thường phát nóng cục bộ cao dễ gây chập điện, cháy nổ và có thể tạo ra những đám cháy lớn.
- Gây biến dạng cũng như làm hỏng, làm vỡ các thiết bị điện trong nhà, trong hệ thống điện.
- Đoản mạch có thể gây ra sụt áp lưới điện cũng là nguyên nhân khiến máy móc ngừng hoạt động.
- Gây sự cố cho hệ thống điện hoạt động không đồng bộ, điện áp không ổn định.
- Gây cản trở việc cung cấp điện cho gia đình, nhà máy, có thể gây mất điện cục bộ.
- Gây nguy hiểm đến tính mạng của con người.
Từ những mối nguy hiểm hiện tượng ngắn mạch gây nên, bạn sẽ cần có những biện pháp kiểm tra và phòng chống sự cố. Điều này vừa đảm bảo an toàn cho hệ thống điện và an toàn cho con người.
Cách kiểm tra ngắn mạch
Việc kiểm tra các sự cố ngắn mạch là điều cần thiết để tiến hành sửa chữa hợp lý. Bạn có thể tham khảo cách kiểm tra ngắn mạch dưới đây.
Bước 1: Kiểm tra vị trí ngắt mạch điện
Bạn cần đến bảng điều khiển hoặc hộp kỹ thuật để xác định được vị trí ngắt mạch điện. Bộ ngắt mạch điện sẽ thường được thông báo bằng đèn màu đỏ hoặc cam.
Bước 2: Kiểm tra dây nguồn của thiết bị
Đầu tiên, bạn có thể quan sát trực quan nếu dây nguồn bị chập cháy. Tuy nhiên, với dây nguồn bị đứt ngầm, bạn có thể sử dụng ampe kìm hoặc đồng hồ vạn năng để kiểm tra dây nguồn có các chỉ số như điện áp hay điện trở không?
Việc dùng ampe kìm sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện được sự cố dây điện bị hỏng bên trong. Dây điện không có dòng điện chạy qua là có thể xác định được dây điện đã bị hỏng.
Sau khi phát hiện được dây nguồn bị hỏng cần ngắt kết nối dây nguồn với hệ thống điện. Bạn tiến hành mở lại công tắc để kiểm tra các thiết bị điện còn lại có gặp sự cố hỏng hay không.
Bước 3: Tiến hành sửa chữa
Sau khi đã xác định được vị trí bị đoản mạch, bạn sẽ cần thực hiện sửa chữa cho thiết bị. Tuy nhiên, bạn cần nắm được các nguyên lý và điện cũng cách sửa chữa. Nếu không, hãy nhờ đến những thợ điện chuyên nghiệp.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng kẹp dòng để kiểm tra block điều hòa, máy lạnh
Biện pháp phòng tránh đoản mạch
Cuối cùng khi đã hiểu rõ về ngắn mạch là gì và những mối nguy hại của hiện tượng đoản mạch. Bạn sẽ cần có những biện pháp phòng tránh đoản mạch nhằm bảo vệ cho hệ thống điện cũng như an toàn của ngôi nhà.
- Hãy luôn dùng các công tắc riêng cho từng thiết bị điện để ngăn chặn sự cố đoản mạch hàng loạt.
- Luôn ngắt điện, phích cắm của các thiết bị điện sau khi sử dụng.
- Hãy chọn những loại dây dẫn chất lượng, bền cách với lớp vỏ dẻo dai.
- Lắp đặt thêm aptomat (cầu dao tự động) để ngăn chặn ngắn mạch hiệu quả.
Tổng hợp về hiện tượng ngắn mạch là gì, nguyên nhân của ngắn mạch chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu thêm về sự cố hỏng hóc của hệ thống điện. Từ đó, bạn sẽ có được biện pháp phòng chống cũng như sử dụng thiết bị điện hiệu quả hơn.