“Tụ bù là gì?”, “Chức năng và ứng dụng của tụ bù?”, “Cách đo tụ bù sống hay chết?” và những câu hỏi liên quan khác đến sản phẩm này sẽ được Kyoritsuvietnam.net giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây để giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như sử dụng hiệu quả nhất.
Tụ bù là gì?
Tụ bù là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và được ngăn cách bởi một lớp cách điện (điện môi), được sử dụng để tích và phóng điện trong mạch điện.
Để tích điện cho tụ bù, người ta nối hai bản cực của nó với nguồn điện. Bản nối với cực âm sẽ tích điện âm, bản nối với cực dương sẽ tích điện dương.
Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện ở một hiệu điện thế nhất định của tụ bù được gọi là điện dung. Thông số này được xác định bằng thương số giữa điện tích của tụ bù và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ bù điện.
Tụ bù đóng một vai trò quan trọng trong mạch điện. Trong thực tế nó cũng có nhiều tên gọi khác nhau như: tụ bù điện, tụ bù công suất phản kháng, tụ bù công suất, tụ bù cos phi,…
Ngoài ra, dựa theo điện áp và cấu tạo mà tụ bù cũng được chia làm nhiều loại khác nhau:
Dựa vào điện áp: tụ bù được chia thành tụ bù điện 1 pha và tụ bù điện 3 pha.
Dựa vào cấu tạo: tụ bù được phân thành 2 loại là tụ bù dầu và tụ bù khô
Chức năng của tụ bù
Chức năng của tụ bù là tích và phóng điện trong mạch điện. Ngày nay, tụ bù được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực điện với nhiều công dụng khác nhau:
Sử dụng trong hệ thống điện, lưới điện khác nhau để bù công suất phản kháng, từ đó nâng cao hệ số công suất cosphi nhằm đảm bảo hệ thống điện và lưới điện hoạt động hiệu quả, ổn định. Chính vì vậy, việc lắp tụ bù trong hệ thống điện sẽ giúp giảm đáng kể chi phí tiền điện hàng tháng (giảm vài chục % tùy theo từng đơn vị).
Tụ điện cũng là thành phần chính trong tủ điện bù công suất phản kháng bên cạnh một số thiết bị khác nhằm đảm bảo hệ thống bù hoạt động an toàn và ổn định như: thiết bị điều khiển (contactor), thiết bị đóng cắt (aptomat), bộ điều khiển tụ bù, thiết bị hiển thị, thiết bị đo,…
Cách đo và kiểm tra tụ bù sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng
Cách kiểm tra tụ bù bằng đồng hồ vạn năng là một phương pháp kiểm tra tụ điện khá phổ biến và thường được dân kỹ thuật, thợ điện sử dụng. Hiện nay có các thương hiệu đồng hồ vạn năng mà bạn có thể tham khảo như đồng hồ vạn năng Kyoritsu, đồng hồ Hioki. Sanwa, Fluke... Dưới đây là các bước hướng dẫn chi tiết để kiểm tra tụ bù:
Bước 1: Xả tụ để tụ bù về trạng thái không tải. Điều này sẽ đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm tra, tránh gây hỏng hóc cũng như cho kết quả đo có độ chính xác cao.
Bước 2: Điều chỉnh đồng hồ vạn năng về thang đo điện dung
Bước 3: Đo dung lượng tụ bù hạ thế bằng cách nối tắt 2 pha, đo pha còn lại với 2 pha nối tắt. Giá trị trả về được chia đôi thì sẽ được dung lượng 1 pha ghi trên nhãn. Tương tự, thực hiện lần lượt với những cặp cực còn lại để có được thông số dung lượng của 3 pha.
Trên đây là cách kiểm tra tụ bù còn sống hay chết hết sức đơn giản mà bạn có thể áp dụng để kiểm tra tụ bù trung thế, hạ thế.
Lưu ý:
Thông thường tụ bù của các hãng sẽ có thông số như sau:
Tụ 10 kVAr – 440V: dung lượng một pha là 164 µF
Tụ 15 kVAr – 440V: dung lượng một pha là 246,6 µF
Tụ 20 kVAr – 440V: dung lượng một pha là 328,8 µF
Tụ 30 kVAr – 440V: dung lượng một pha là 493,2 µF
(Bạn có thể tham khảo chi tiết bảng tra tụ bù dưới đây)
Xem thêm:
- Công tắc tơ là gì? Cách kiểm tra contactor bằng đồng hồ vạn năng
- Cách đo và kiểm tra Thyristor SCR công suất bằng đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng hỗ trợ đo kiểm tra tụ bù loại nào tốt?
Bên cạnh các kiến thức liên quan đến cách kiểm tra dung lượng tụ bù ở trên, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các loại đồng hồ vạn năng hỗ trợ kiểm tra tụ bù thì có thể tham khảo 3 dòng đồng hồ vạn năng dưới đây:
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009
Kyoritsu 1009 là một trong những đồng hồ đo điện đa năng hỗ trợ chức năng kiểm tra tụ bù nổi bật hiện nay.
Bên cạnh khả năng đo tụ bù với dải đo rộng, thiết bị này còn có thể thực hiện nhiều phép đo điện khác như: đo điện áp xoay chiều, đo điện áp một chiều, đo điện trở, đo thông mạch, tần số,... đem đến một công cụ đo đa chức năng, đáp ứng hoàn hảo các nhu cầu công việc trong ngành điện, điện tử, điện lạnh, sản xuất và chế tạo máy móc, linh kiện điện tử, lắp đặt điều hòa, bình nóng lạnh,...
Thông số kỹ thuật cơ bản:
DC V: 400mV/4/40/400/600V
AC V: 400mV/4/40/400/600V
DC A: 400/4000µA/40/400mA/4/10A
AC A: 400/4000µA/40/400mA/4/10A
Điện trở (Ω): 400Ω/4/40/400kΩ/4/40MΩ
Kiểm tra điốt: 4V/0.4mA
Hz: 5.12/51.2/512Hz/5.12/51.2/512kHz/5.12/10MHz
C: 40/400nF/4/40/100µF
GIÁ THAM KHẢO: 922.000Đ
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1011
Kyoritsu 1011 là thiết bị đo điện được nhiều kỹ sư, thợ điện làm việc trong lĩnh vực điện, điện tử, điện lạnh sử dụng.
Với sản phẩm này, bạn có thể tiến hành đo dòng điện và điện áp xoay chiều/một chiều, đo điện trở, đo tụ điện, tần số, kiểm tra diode,... linh hoạt với độ chính xác cao.
Thông số kỹ thuật cơ bản:
DC V: 600mV/6/60/600V
AC V: 600mV/6/60/600V
AC A: 600/6000µA/60/600mA/6/10A.
Điện trở (Ω): 400Ω/4/40/400KΩ/4/40MΩ
Kiểm tra điốt: 2.8V/0.4mA
Nhiệt độ: -50...300độ C (-58...572độ F)
Hz: 10/100/1000KHz/10MHz
Kiểm tra tụ: 40nF/400nF/4 µF/40 µF/400µF/4000µF
GIÁ THAM KHẢO: 1.450.000Đ
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1021R
Kyoritsu 1021R nổi bật với khả năng đo đa dạng, có thể thực hiện cùng lúc nhiều phép đo điện khác nhau, bao gồm: đo dòng điện một chiều/xoay chiều, đo điện trở, đo điện áp, đo tụ điện, tần số, tụ điện,...
Thời gian thực hiện phép đo của Kyoritsu 1021R rất nhanh, cho kết quả đo chính xác ngay cả trong môi trường nhiễu nhờ tích hợp tính năng True RMS hiện đại.
Thông số kỹ thuật cơ bản:
DC V: 6.000/60.00/600.0V ±0.5%rd ±3dgt
DC mV: 600.0mV ±1.5%rdg ±3dgt
AC V: 6.000/60.00/600.0V ±1.0%rdg ±3dgt[40 - 500Hz]
AC mV: 600.0mV ±2.0%rdg ±3dgt[40 - 500Hz]
AC A: 6.000/10.00A ±1.5%rdg ±3dgt[45 - 500Hz]
Điện trở (Ω): 600.0Ω/6.000/60.00/600.0kΩ/6.000/40.00MΩ, ±0.5%rdg ±4dgt(600Ω), ±0.5%rdg±2dgt(6/60/600kΩ/6MΩ), ±1.5%rdg ±3dgt(40MΩ)
Điện dung: 60.00/600.0nF/6.000/60.00/600.0/1000µF, ±2.0%rdg ±5dgt(60/600nF), ±5.0%rdg ±5dgt(6/60/600/1000µF)
Tần số: ACV 99.99/999.9Hz/9.999/99.99kHz ±0.1%rdg ±3dgt; ACA 99.99/999.9Hz/9.999kHz ±0.1%rdg ±3dgt
GIÁ THAM KHẢO: 1.507.000Đ
Với những chia sẻ trên đây của Kyoritsuvietnam.net, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về tụ bù là gì, chức năng của tụ bù, ứng dụng của nó cũng như cách kiểm tra tụ bù bằng đồng hồ vạn năng hiệu quả. Để cập nhật những thông tin hữu ích khác liên quan đến điện, thiết bị điện và các linh kiện điện tử, điện lạnh,... hãy tiếp tục theo dõi Kyoritsuvietnam.net nhé!
https://kyoritsuvietnam.net/tin-tuc/tu-bu-la-gi-cach-kiem-tra-tu-bu-bang-dong-ho-van-nang-1990.html