Một số lưu ý trước khi tiến hành khoan tường
Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ
Việc trang bị đồ bảo hộ sẽ giúp bạn hạn chế ảnh hưởng của bụi tường, vật liệu bắn vào mắt hay các tác hại của tiếng ồn. Do đó, trong quá trình khoan tường, bạn nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ như: khẩu trang, găng tay, kính bảo hộ, chụp tai, quần áo bảo hộ để đảm bảo an toàn lao động.
Xác định vị trí khoan
Chọn vị trí cần khoan. Đảm bảo rằng vị trí này không có ống dẫn nước, vật cứng hoặc đường điện ngầm để đảm bảo an toàn và tránh các sự cố không mong muốn (giật điện, bể ống nước, gãy mũi khoan,...) xảy ra. Sau khi đã xác định được vị trí khoan thì bạn dùng bút lông đánh dấu lại.
Đột bằng mũi đột lỗ vào vị trí đánh dấu
Điều này giúp mũi khoan không bị trượt ra ngoài trong quá trình khoan và bắt chính xác vào vị trí đã xác định. Ngoài cách này, bạn cũng có thể in một bản vẽ chứa những điểm cần khoan rồi đặt lên chỗ cần khoan để xác định vị trí khoan một cách chính xác hơn.
Trang bị thêm tay cầm phụ cho máy khoan
Thông thường khi khoan tường, bạn thường phải sử dụng máy khoan động lực, khoan tường hoặc khoan bê tông. Những loại này thường có tay cầm phụ đi kèm nhằm giữ cho máy khoan ổn hoạt động ổn định khi tác động trên bề mặt cứng, giữ mũi khoan đúng vị trí, hỗ trợ công việc khoan chính xác nhất.
Cầm bảo phần vỏ cách điện của thiết bị khi khoan
Phần vỏ ngoài của máy khoan tường đều được làm từ vật liệu có khả năng cách điện, cách nhiệt tốt nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tránh những tai nạn ngoài ý muốn như điện giật hay khi khoan phải đường điện. Vậy nên, khi khoan, nếu không sử dụng tay cầm phụ thì bạn nên lưu ý đặt tay vào phần vỏ cách điện để đảm bảo an toàn.
Dừng ngay máy khi kẹt mũi khoan
Trong trường hợp mũi khoan bị kẹt trong vật liệu thì bạn hãy khắc phục bằng cách nhả tay ra khỏi công tắc rồi chọn chế độ đảo chiều quay để rút mũi khoan ra khỏi bề mặt tường. Còn nếu máy khoan của bạn không được trang bị chức năng đảo chiều thì điều cần làm là ngay lập tức tắt máy và tìm cách rút mũi khoan ra ngoài.
Xem thêm: Máy khoan tường loại nào tốt, đáng mua nhất
Cách sử dụng khoan tường đầy đủ, chi tiết
Tiếp theo đây Maykhoanbosch.net sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy khoan tường đúng kỹ thuật đầy đủ và chi tiết nhất.
Bước 1: Chuẩn bị
Do tường là bề mặt vật liệu dày và cứng nên để tiến hành khoan thuận lợi, bạn cần phải lựa chọn dòng máy khoan, loại mũi khoan và kích thước mũi khoan phù hợp mới có thể đáp ứng tốt được yêu cầu công việc.
Nếu tường mỏng bạn có thể chọn khoan nhỏ. Trong trường hợp yêu cầu khoan chuyên nghiệp, bạn nên lựa chọn máy khoan bê tông 3 chế độ, trong đó có chế độ khoan xoay, khoan kết hợp với búa để tăng cường hiệu quả khoan phá.
Một số dòng máy khoan thích hợp để khoan tường mà bạn có thể tham khảo là: Bosch GSB 36-VE-2-LI, Bosch GBH 220, Bosch GBH 2-26 DRE,...
Tiếp đến, bạn tìm hiểu kỹ về cách thức vận hành và sử dụng máy khoan để hiểu rõ các chức năng của máy, cách sử dụng để chủ động kiểm soát máy khi làm việc.
Lưu ý, hãy sử dụng máy đúng với thông số kỹ thuật, không để máy bị quá tải khi làm việc để đảm bảo tuổi thọ cho thiết bị cũng như đảm bảo hiệu suất công việc.
Bước 2: Xác định đường kính/độ sâu của lỗ khoan
Xác định độ sâu hoặc đường kính khoan sẽ giúp bạn tạo đường khoan chính xác, đẹp mặt theo đúng yêu cầu đặt ra. Thông thường các dòng máy khoan động lực, máy khoan bê tông sẽ có thước đo độ sâu đi kèm để hỗ trợ bạn điều chỉnh được đường kính khoan sao cho phù hợp nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể xác định đường kính khoan bằng cách lấy miếng băng dính, dính lên mũi khoan để đánh dấu độ sâu lỗ khoan chính xác. Trước khi tiến hành đánh dấu, hãy tính toán thật kỹ độ sâu để đảm bảo tính chính xác.
Dựa vào việc xác định kích thước lỗ khoan, bạn có thể chọn được loại mũi khoan phù hợp nhất. Do đó, hãy tiến hành khảo sát đường kính lỗ khoan thực tế để đưa ra quyết định. Bạn cũng có thể chọn mua loại máy khoan đi kèm sẵn với mũi khoan có chức năng khoan tường để tiết kiệm chi phí hơn.
Bước 3: Tiến hành khoan
Sau khi đã xác định được loại máy khoan và mũi khoan phù hợp, bạn tiến hành lắp mũi khoan vào máy và test thử vận hành của thiết bị.
Tiếp đó chọn chế độ khoan phù hợp vào tiến hành khoan lên vị trí đã được đánh dấu trước đó. Lưu ý, hãy khoan mồi trước trên bề mặt tường để mũi khoan được cố định chắc chắn vào vật liệu. Khi mũi khoan đã tiến vào vật liệu mới điều chỉnh lại tốc độ khoan tăng dần để tiến hành khoan nhanh chóng hơn.
Nếu cần khoan lỗ sâu thì cứ khoảng 2mm~5mm xuống bạn lại nhấc mũi khoan ra 1 lần để thoát ba vớ. Nếu không thoát tốt có thể gây gãy mũi do kẹt hoặc cũng có thể làm xước lỗ khoan.
Khi thực hiện, bạn hãy chú ý đứng đúng tư thế và cầm máy đúng kỹ thuật để tránh tình trạng máy khoan bị xoay hoặc mũi khoan đi lệch tâm gây mất an toàn.
Trong trường hợp khoan phải bê tông cứng, hãy dùng búa đục bằng tay rồi tiếp tục tiến hành khoan. Không dùng chế độ khoan búa trong trường hợp này vì nó có thể khiến bề mặt vật liệu bị phá hỏng.
Xemk thêm: Video hướng dẫn chi tiết cách khoan tường bê tông đúng kỹ thuật
Trên đây là cách sử dụng khoan tường chi tiết, đầy đủ mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với kỹ thuật khoan được hướng dẫn trong bài viết này, các bạn đã nắm được các bước chuẩn bị cũng như thao tác thực hiện an toàn, đúng kỹ thuật nhất khi làm việc với vật liệu này.