Trực tràng là cơ quan tham gia vào quá trình đào thải sau khi thức ăn được tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể. Thế nhưng, cơ quan này lại rất dễ mắc phải các bệnh lý, như viêm loét đại tràng, polyp, ung thư,… Dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng khám phá trong bài viết hôm nay về thủ thuật, quy trình thực hiện nội soi trực tràng và những lưu ý sau khi nội soi.
Kỹ thuật nội soi trực tràng
Trực tràng là phần cuối của ruột già (dài khoảng 20 – 30cm), là cầu nối giữa hậu môn và đại tràng. Nội soi trực tràng là một thủ thuật đưa ống mềm qua hậu môn vào trực tràng. Từ đó có thể phát hiện được những tổn thương để chẩn đoán và đưa ra lộ trình phù hợp. Trong đó, có 2 loại nội soi trực tràng:
Nội soi ống cứng
Đây là dụng cụ ống thẳng, cứng (đường kính 1-2cm, dài 25-50cm). Phương pháp này phổ biến khi nội soi ống mềm chưa ra đời. Vì có nhiều hạn chế như khó tiến hành cắt polyp, ống cứng khi mở nắp để đưa dụng cụ vào sẽ khiến hơi thoát ra bên ngoài. Lúc này, lòng ruột xẹp xuống và khó quan sát bên trong, không ghi được hình.
Nội soi ống mềm
Đây là thủ thuật sử dụng ống nội soi mềm (đường kính 1,3cm; dài khoảng 60-70cm), được làm bằng chất liệu đặc biệt để có thể linh hoạt, uốn cong theo các đoạn khúc khuỷu của ruột. Nhờ vào kiểu dáng thiết kế, mà ống mềm có thể dễ dàng di chuyển bên trong ruột, hạn chế gây đau đớn và khó chịu.
Nội soi ống mềm sẽ có thể khắc phục nhược điểm của ống cứng, đó là cần mở nắp để đưa dụng cụ vào. Ống sẽ hở, và thoát hơi ra bên ngoài, điều này khiến lòng ruột xẹp xuống và sẽ khó khăn hơn trong việc theo dõi các tổn thương bên trong.
Khi nào cần nội soi trực tràng?
Phương pháp này thường được chỉ định để chẩn đoán những bệnh lý có liên hệ với vùng trực tràng/hậu môn. Trong đó, một số dấu hiệu dưới đây sẽ được bác sĩ chỉ định nội soi trực tràng:
Đau bụng kéo dài ở vùng bụng dưới rốn, hoặc đau bụng bên trái.
Đại tiện ra máu (nhiều hơn 2 lần/ngày)
Phân có lẫn máu, dịch nhầy, và đờm nhớt
Tiêu chảy, táo bón kéo dài
Sụt cân không rõ lý do
Đau, ngứa, chảy dịch vùng hậu môn
Rối loạn đại tiện
Thay đổi thói quen đại tiện kéo dài
Thiếu máu chưa rõ nguyên nhân
Hồng cầu trong phân dương tính khi test
Tiền sử gia đình bị ung thư trực tràng, polyp, viêm loét trực tràng
Viêm loét đại tràng mạn tính, bệnh Crohn
Nội soi trực tràng có thể hỗ trợ:
Cắt polyp.
Lấy dị vật.
Cầm máu.
Nong chỗ hẹp.
Điều trị trĩ.
Những trường hợp chống chỉ định
Mặc dù sẽ không có trường hợp chống chỉ định tuyệt đối, nhưng để đảm bảo an toàn, bác sĩ có thể cân nhắc hoặc không chỉ định nội soi cho:
Người bệnh già yếu, người có thai (đặc biệt là những tháng đầu kỳ) hoặc trường hợp có cản trở không đưa ống nội soi vào được
Bệnh nhân bị suy tim, loạn nhịp timRối loạn đông máu
Nghi ngờ thủng ruột, tắc ruột
Viêm phúc mạc
Nhồi máu cơ tim cấp
Thiếu oxy máu nặng
Tình trạng nhiễm trùng huyết
Phình động mạch chủ lớn
Nội soi trực tràng có đau không?
Khi nội soi trực tràng, người bệnh thường có xu hướng cảm thấy khó chịu ở vùng bụng dưới, và có cảm giác muốn đi ngoài. Ống nội soi chỉ đưa vào trực tràng một đoạn ngắn (15-20cm), thường đa phần bệnh nhân sẽ chịu đựng cho hết cuộc nội soi, tuy nhiên thì ngưỡng chịu đau của mỗi người sẽ khác nhau.
Quy trình nội soi trực tràng
Đối với nội soi quy trình trực tràng, để bạn có thể dễ hình dung, chúng tôi chia làm 3 công đoạn, cụ thể:
Chuẩn bị trước khi nội soi
Quá trình chuẩn bị cũng rất kỹ lưỡng, điều này đảm bảo quy trình diễn ra thuận lợi và suôn sẻ. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám, sau đó có thể thực hiện một vài xét nghiệm cần thiết. Tuy nhiên thì người bệnh cũng cần trình bày về vấn đề sức khỏe, tiền sử bệnh và những loại thuốc đang dùng.
Bệnh nhân nên nhịn ăn ít nhất 6-8 giờ trước nội soi. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ cần thụt tháo hoặc dùng thuốc làm sạch ruột theo chỉ định của bác sĩ
Tiến hành nội soi
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bên trong hậu môn. Trong trường hợp có thương tổn, bác sĩ sẽ xử lý để tránh viêm nhiễm, hoặc dẫn đến tổn thương nặng thêm. Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ định nằm ở tư thế nghiêng, thả lỏng, thoải mái. Bác sĩ lúc này sẽ bôi trơn ống nội soi, và đưa đèn soi vào trực tràng để quan sát, tìm kiếm tổn thương.
Trong trường hợp phát hiện polyp, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện nội soi đại trực tràng toàn bộ, và cắt polyp.
Sau khi nội soi
Người bệnh cần được nghỉ ngơi sau khi hoàn tất quy trình, nghỉ ngơi và thư giãn đến khi các triệu chứng đỡ đi sự khó chịu. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm: Đầy hơi, đau bụng,… Đây là những triệu chứng bình thường và biến mất rất nhanh sau đó. Trường hợp đau dữ dội, đi tiêu ra máu, sốt, hoặc chóng mặt thì nên liên hệ bác sĩ để tiến hành kiểm tra.
Lưu ý cần nắm sau khi thực hiện nội soi trực tràng
Ăn uống
Nên ăn:
Sau khi nội soi hoàn tất, người bệnh nên ăn những món mềm, lỏng như cháo hoặc súp nhưng hơi nguội, vì quá nóng có thể làm tổn thương dạ dày. Ăn thức ăn ở nhiệt độ vừa phải, không quá nóng hoặc quá lạnh
Các món ăn được chế biến từ các loại thực phẩm trung hòa dịch vị acid. Và cũng cần chế biến kỹ, mềm, lỏng hoặc các món ninh và hầm nhừ.
Chia 3 bữa chính thành những bữa nhỏ nhiều lần trong ngày. Mỗi bữa có thể cách nhau 3-4 tiếng.
Không nên:
Sử dụng các loại thực phẩm chua và có lượng acid cao, ví dụ: chanh, xoài, cóc,… Hay các món được muối chua cũng không nên ăn.
Một vài loại trái cây gây khó tiêu.
Những đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, hoặc chế biến sẵn.
Các loại bánh, kẹo ngọt, nước có gas
Và đặt biệt là tránh xa những chất kích thích như bia rượu hoặc thuốc lá, cà phê.
Sinh hoạt
Nên nghỉ ngơi thời gian ngắn, khoảng 1 đến 2 tiếng cho đến khi cảm giác khó chịu thuyên giảm. Điều này cũng để phòng các biến chứng xảy ra khi nội soi, trong trường hợp xảy ra biến chứng thì cần liên hệ với bác sĩ ngay.
Một số trường hợp có thể đau ở vùng bụng, đầy hơi, chướng bụng hoặc có cảm giác muốn đi ngoài nhưng không đi được. Những phản ứng này là tự nhiên, và sẽ biến mất vào 1, 2 hôm sau.Không lái xe trong 24 giờ nếu được dùng thuốc tiền mê
Có thể trở lại hoạt động bình thường sau 24 giờ nếu không có biến chứng
Tránh các hoạt động gắng sức trong 24 giờ đầu
Theo dõi
Nếu bệnh nhân dùng thuốc tiền mê, thì cần theo dõi đến khi tỉnh hoàn toàn
Theo dõi mạch huyết áp, và những dấu hiệu như buồn nôn, đau bụng, chướng bụng.
Trường hợp đau bụng dữ dội, đi ngoài có máu, nôn ra máu,… Thì nên thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời.
Theo dõi ít nhất 30 phút đối với nội soi không dùng thuốc tiền mê và 2-4 giờ đối với trường hợp có dùng thuốc tiền mê
Với những thông tin được cung cấp trong bài viết nội soi trực tràng. Hy vọng rằng bài viết trên có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn đọc. Để từ đó, người bệnh có thể đưa ra quyết định chính xác nhất để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân.
PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN
Facebook: Phòng khám Quang Hiền
Zalo: 0904 773 546
Email: nquang87@gmail.com