1Thảo Luận Về Việc Google Đánh Giá Chất Lượng Website
- Thứ nhất : Trust của một website. Nếu website của bạn có thời gian thành lập và xây dựng chưa lâu. Nhưng lại có tốc độ tăng trưởng về hệ thống quá nhanh sẽ làm cho Google nghi ngờ. Website của bạn cần build trust. Và thời gian thành lập của website là 1 trong những yếu tố để định lượng trust của website. Và hiển nhiên còn nhiều yếu tố khác mà tôi không nhắc đến ở đây.
- Thứ 2: Việc website được xây dựng hệ thống quá tốt. Đã leo rank lên top và tụt sau đó một thời gian. Một yếu tố trọng yếu dẫn đến việc tụt rank này là google đánh giá website của chúng tôi có chất lượng không tốt. Và hiển nhiên là Google không thể để một website có chất lượng không tốt đến với người dùng được.
Tôi đã bỏ ra rất nhiều thời gian. Đọc rất nhiều tài liệu về việc google đánh giá chất lượng website cả tiếng anh lẫn tiếng việt. Phân tích các yếu tố bài viết đó. Test trên vài dự án của tôi đang triển khai. Và tôi đưa ra góc nhìn như sau về việc Google đánh giá nội dung của một website. Google dựa vào 2 con đường chính.
- Thứ nhất: Google sẽ đánh giá và sắp xếp rank website thời điểm ban đầu bằng tiêu chuẩn sàn lọc được đưa ra khi spider của google crawl những lần đầu tiên.
- Thứ hai: Google sẽ dùng AI của mình để xác định lại có thật là website của bạn có chất lượng thật sự không rồi đưa ra nhận xét cuối cùng về việc đánh giá chất lượng website.
Tại sao google cần làm như vậy? Tôi sẽ giải thích ở cuối bài này. Trước hết tôi sẽ nêu ra những tiêu chuẩn sàn lọc ban đầu. Và cơ chế AI của google xác định và đánh giá nội dung của website bạn nhé.
Đầu tiên tôi nghĩ, và nhiều chuyên gia thế giới cũng nhận định rằng. Kể cả AI của google cũng không thể nào xác định được nội dung của một website như thế nào là giá trị. Như thế nào là không giá trị thực với người dùng thông qua ngữ nghĩa của nội dung. Chuyện này cũng hết sức bình thường.
Tôi lấy ra một ví dụ nhé. Có thể theo nhận định của nhiều người bài viết dài 1000 chữ và một bài viết chỉ 100 chữ. Rõ ràng nhiều người sẽ cho rằng bài viết 1000 chữ sẽ tốt hơn bài viết 100 chữ đúng không nào. Nhưng sự thật chả phải lúc nào cũng như vậy. Nếu như bài 100 chữ đó đủ tóm gọn nội dung cho người dùng. Truyền đạt đầy đủ ý nghĩa cần thiết. Còn bài 1000 chữ thì lang mang. Nội dung không truyền đạt được đến cho người dùng và chả có gì ngoài dài thôi. Thì rõ ràng khi chúng ta là con người chúng ta dễ dàng nhận định được bài nào thực sự có giá trị. Còn google nhận biết điều này khó hơn chúng ta nhiều. Và gần như chúng không thể xác định được thông qua việc hiểu ngữ nghĩa.
Kết luận: Google không thể nào nhận định nội dung chất lượng thông qua việc hiểu ngữ nghĩa, hiểu kiến thức, giá trị chúng ta gửi đến người dùng. Đó chính là lý do mà Google phải sử dụng 2 nguyên tắc tôi nêu ở trên để nhận định. Một lần nữa tôi nhắc lại. Đó là tiêu chuẩn sàn lọc và học máy ( Ở đây nó dùng cả một combo, tôi dùng chung từ ngữ thôi nhé. Cái google dùng là machine learning, Ai, hay bigdata mà nó có để xác đinh. Xác định như thế nào tôi sẽ trình theo quan điểm của mình ở dưới).
2Tiêu chuẩn sàn lọc google đánh giá website của bạn là chất lượng:
Thực ra mà liệt kê hết yếu tố google đưa ra để đánh giá website của chúng ta ban đầu thì nhiều lắm. Tôi sẽ dành thời gian ra viết thêm ở blog này. Hiện tại tôi sẽ đưa ra một số yếu tố chính. Mà tôi nghĩ nó ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá chất lượng website.
- Sự đầy đủ về mặt nội dung: Sự đầy đủ về mặt nội dung ở đây gồm có các yếu tố về độ dài của bài viết. Bài viết có đầy đủ các media như text, images, video và các media ít phổ biến khác. Đa dạng về cấu trúc định dạng dữ liệu. Và cấu trúc định dạng dữ liệu phải mạch lạc, có định hướng.
- Nội dung mới mẻ, cập nhật thường xuyên và không trùng lặp copy từ nơi khác.
- Nội dung không spam, không vô nghĩa, không lỗi chính tả, không lỗi cấu trúc….
- Tốc độ load website tốt.
- Website được thiết kế đẹp về mặt giao diện.
- Content phù hợp với hầu hết các thiết bị.
- Nội dung được dẫn nguồn đã được xác định là uy tín.
3Tiêu chuẩn sàn lọc google đánh giá website của bạn là kém chất lượng:
Về nguyên tắc, khi các bạn làm ngược lại các yếu tố giúp google đánh giá cao chất lượng nội dung website của bạn. Thì bạn sẽ bị google đánh giá thấp đúng không nào. Nhưng chúng ta hãy list ra các yếu tố quan trọng phổ biến mà mà các bạn hay dính phải nhé.
- Nội dung copy từ website khác.
- Nội dung trùng lặp trên website của chính chúng ta
- Nội dung viết lạm dụng tối ưu hóa như nhồi nhét từ khóa, internal link, external link
- Nội dung không biết tối ưu hóa, không biết dùng cả thẻ cấu trúc html để cấu trúc cho google, định hướng cho google đâu là nội dung trọng điểm, đâu là nội dung phụ. Cấu trúc trọng điểm ở đây ngoài quy mô trên 1 bài viết, còn phải cấu trúc trên cả website.
- Website có cấu trúc không thân thiện với các thiết bị. Làm cho chất lượng nội dung bị đánh giá thấp theo.
4Cách Google Sử Dụng AI Của Mình Để Đánh Giá Chất Lượng Website
Google luôn thu thập thông tin, hành vi người dùng. Ngoài việc phục vụ cho các việc quan trọng khác trong chiến lược của công ty công nghệ hàng đầu thế giới này. Google còn dùng chính các dữ liệu đó để phân tích và đánh giá chất lượng của hàng triệu website trên thế giới internet. Khi số lượng website quá lớn và nguồn dữ liệu quá khổng lồ phức tạp, thì việc dùng cơ chế máy học để đánh giá là hết sức cần thiết. Nó cũng dễ dàng phục vụ hơn cho cái đích realtime kết quả cho người dùng mà google tuyên bố rất nhiều lần nhưng chưa thực sự làm tốt.
Vậy các yếu tố gì, cơ sở gì để Google đưa dữ liệu vào các thuật toán máy học rồi tự đánh giá chất lượng website. Trước tiên các bạn phải hiểu là có rất rất nhiều yếu tốt. Tôi cũng chỉ liệt kê ra một vài yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng mà thôi nhé.
Dựa vào các yếu tố như:
- CTR vào bài viết khi đã có vị trí nào đó trên website.
- Thời gian onsite của người dùng trên page, trên website
- Bounce rate của website cao hay thấp.
- Tỉ lệ quay lại của người dùng cao hay thấp.
- Người dùng tương tác với website như thế nào. Có phản hồi, comment không chẳng hạn
- Sự viral của bài viết hay website trên mạng xã hội như thế nào.
- Tất cả các yếu tố thuộc về hành vi người dùng.
Hành vi người dùng trên website và hành vi người dùng ngoài website nhưng hướng đến website đó. Thực ra mọi yếu tố ở bên trên tôi bàn tới đều là việc google thấy và đánh giá hành vi người dùng đối với website của bạn như thế nào. Dựa vào thông tin đó google sẽ xác định việc bạn có chất lượng. Có giá trị hay không. Hiểu được điều này sẽ rất tốt cho bạn. Bởi tôi cũng như nhiều người khác không thể nào và cũng không đủ khả năng để list ra tất cả các yếu tố cho các bạn được.
Tôi lấy ra 1 case study như thế này. Trước đây tôi có đẩy 1 website. Nhưng tôi lại không tập trung vào website đó lắm. Mà tôi tập trung vào google maps của website đó. Khi google thông qua google maps ghi nhận được rằng có quá nhiều người muốn tìm đến chúng tôi. Google đã cho rằng việc nhiều người tìm đến chúng tôi như vậy là vì chúng tôi có giá trị cho người dùng. Và hẳn nhiên cái gì có giá trị thì có chất lượng đúng không nào. Và website của chúng tôi cũng leo top cao được. Dù không phải là top 1.
Bài toán đặt ra là. Chúng ta phải làm, phải thực hiện rất nhiều thứ để AI của google ghi nhận được những hành vi mà nó cho rằng đó là vì website của chúng ta có chất lượng. Chúng ta phải nghĩ cách để tăng CTR, tăng onsite, giảm bounce rate, tăng tương tác lên bài…v.v.v. Hãy làm 1 số thứ thậm chí tôi hay nhiều chuyên gia khác dù không liệt kê đến. Nhưng bạn cho đó là hành vi mà AI của google có thể ghi nhận và xác định là hành vi của người dùng khi vào một website có chất lượng tốt. Thì khi đó dù chưa thực sự có chất lượng tốt về mặt nội dung ngữ nghĩa. Website của bạn của sẽ được đánh giá rất cao.
À các bạn đã đọc đến đây. Hãy quên đi những điều tôi liệt kê ra nhé. Chỉ cần nhớ 2 tư duy mà tôi nhắc đến. Sẽ là hành trang tốt cho bạn trên con đường hành nghề SEOer đó.