4 tuyệt chiêu ăn nói cho sếp hài lòng

Nếu muốn trở thành nhân viên tốt, làm cách nào để đạt được điều đó mà sếp không phiền lòng, thậm chí còn vui vẻ tiếp thu và đánh giá cao khả năng của bạn? Hãy thử những cách dưới đây nhé

Nếu muốn trở thành nhân viên tốt, làm cách nào để đạt được điều đó mà sếp không phiền lòng, thậm chí còn vui vẻ tiếp thu và đánh giá cao khả năng của bạn? Hãy thử những cách dưới đây nhé!

4-tuyet-chieu-an-noi-cho-sep-hai-long

Nếu bạn cứ khăng khăng quan niệm là sếp nói phải nghe, người lớn nói phải nghe, bề trên nói phải nghe thì bạn đã nhầm. Sống trong môi trường công sở, vì hiệu quả công việc không phải lúc nào sếp cũng đúng. Sếp cũng có lúc sai và bạn là nhân viên, nên biết cách góp ý cho sếp. Nếu một công ty có nhân viên sợ góp ý với sếp, nhân viên của công ty sẽ mất đi khả năng sáng tạo của bản thân, không huy động được sức mạnh của trí tuệ tập thể; gây nản lòng những người muốn đóng góp cho sự phát triển của đơn vị…

Nếu muốn trở thành nhân viên tốt, làm cách nào để đạt được điều đó mà sếp không phiền lòng, thậm chí còn vui vẻ tiếp thu và đánh giá cao khả năng của bạn? Hãy thử những cách dưới đây nhé!

Chuẩn bị chu đáo trước khi nói với sếp

Nếu muốn nói hay trình bày với sếp về một vấn đề, bạn hãy cố gắng chuẩn bị thật tốt tinh thần và thông tin của vấn đề thật rõ ràng, khoa học và chi tiết. Điều đó cho sếp thấy bạn làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm.

Chọn thời điểm thích hợp khi nói với sếp

Chọn thời điểm thích hợp để nói chuyện với sếp là một điều rất quan trọng. Nếu lúc sếp đang bực bội, bạn đừng vội nói chuyện với sếp bởi rất dễ, bạn sẽ đổ thêm dầu vào lửa mà thôi. Nếu bạn chọn thời điểm sếp đang bận giải quyết công việc, thì sếp sẽ không nghe ý kiến của bạn được đầy đủ, đến nơi đến chốn và không tập trung.

Tốt nhất, bạn hãy chọn lúc sếp đang vui vẻ để trình bày ý kiến. Đây là một thời điểm chứng tỏ được sự khôn ngoan của bạn.

Vào câu chuyện thật nhẹ nhàng và khiêm tốn

Không sếp nào thích nhân viên góp ý với mình kiểu “lên lớp” cả. Vì vậy bạn nên hết sức chú ý cách nói năng để sếp không bị bực mình khi phải nghe một người kém hơn mình về chức vụ, địa vị, trình độ, tuổi tác… góp ý một cách thô thiển.

Bạn nên nhẹ nhàng đi vào câu chuyện, nói được chính khiến của mình và quan trọng là phải biết khiêm tốn, biết tôn trọng sếp. Với cách ăn nói khéo léo thế này, sếp sẽ hài lòng với cách góp ý của bạn.

Chủ động trong mọi tình huống

Những ý kiến của bạn sếp có thể có những cách phản hồi khác nhau: sếp đồng ý hoặc phản bác lại. Trong mọi trường hợp bạn nên có sự chủ động để lắng nghe, tiếp thu ý kiến. Sếp đồng ý với ý kiến của bạn thì không sao. Nhưng nếu sếp bác bỏ và đưa ra lý do bác bỏ thì bạn nên tôn trọng, không nên mặc cảm hay xấu hổ. Bởi những ý kiến của sếp sẽ là kinh nghiệm để bạn làm việc sau này tốt hơn.


Maketing

39 Blog posts

Comments