Bật mí cách sửa máy đục bê tông đúng cách và hiệu quả nhất
Chúng tôi hiểu rằng việc sử dụng các dụng cụ cầm tay nói chung và máy đục bê tông nói riêng thường xuyên gặp phải những tình trạng hỏng hóc, lỗi. Điều này chắc hẳn khiến bạn cảm thấy phiền lòng. Bật mí cách sửa máy đục bê tông đúng cách và hiệu quả nhất dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết nỗi lo đó.
Nghiên cứu cấu tạo của máy đục bê tông
Làm sao để sửa chữa máy nếu như bạn không nắm rõ về cấu tạo của chúng? Để việc sửa máy đục bê tông trở nên đơn giản và dễ dàng hơn, chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo của máy nhé. Cụ thể máy đục bê tông bao gồm các bộ phận:
- Thân máy đục
- Bộ chổi than
- Quạt gió
- Rô tơ động cơ khoan (phần chuyển động)
- Stato động cơ (phần đứng yên)
- Phần truyền chuyển động trung gian
- Phần truyền động trục khoan
- Bộ bánh răng trục khoan
- Vòng bi trục
- Đầu kẹp mũi đục
Nguyên lý làm việc của máy đục bê tông như thế nào?
Với những bộ phận trên cấu thành máy đục bê tông sẽ cho nguyên lý làm việc như thế nào?
Đối với nguồn điện cung cấp cho bộ chổi than hoạt động làm quay động cơ. Nhờ vào đó mà mô men xoắn cùng với động cơ sẽ truyền chuyển động đến trục trung gian. Lúc này, trục trung gian sẽ thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ đó là: tạo ra lực xoắn truyền chuyển động quay lên trục máy nhờ vào bộ bánh răng; tạo ra lực xung của búa máy. Cuối cùng thì máy đục sẽ vừa đồng thời quay vừa tạo ra lực gõ trực tiếp vào trục khoan của máy đục. Tuy nhiên thì mỗi máy khoan sẽ có những nguyên lý làm việc riêng biệt, đối với hiệu suất và tốc độ đập của máy sẽ khác nhau.
Có thể bạn quan tâm: https://maykhoanmakita.net/tin-tuc/goi-y-cach-duc-be-tong-nhanh-nhat-hieu-suat-vuot-mong-doi-1865.html
3 lỗi thường gặp và cách sửa chữa máy đục bê tông
Có 3 lỗi mà thường người tiêu dùng phản ánh lại là hay gặp nhất khi sử dụng máy đục bê tông. Bạn có gặp phải những trường hợp như vậy không?
Hỏng hoặc vỡ mũi khoan lõi
Đây là trường hợp mũi khoan bị hỏng do áp lực khoan đục quá mạnh, quá công suất. Thêm vào đó là khi bạn đục ở nơi có vật liệu cứng cao như sỏi trộn bê tông một cách liên tục có khả năng gây hỏng và vỡ mũi khoan.
Đục lõi bê tông làm việc chậm
Bạn tự hỏi tại sao đục lõi be tông tự dưng lại hoạt động chậm? Điều đó hẳn khiến bạn cảm thấy khó chịu và mất rất nhiều thời gian để hoàn thành công việc, ảnh hưởng tới kết quả làm việc. Đây là trường hợp rất hay gặp khi sử dụng máy đục bê tông.
Mũi khoan bị mòn
Việc sử dụng máy khoan trong một thời gian dài và liên tục thì hao mòn thì việc khó tránh khỏi. Và đương nhiên, sự hao mòn xảy ra nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tần suất hoạt động của bạn nữa.
Bạn thường xuyên phải làm việc với máy đục bê tông và cảm thấy khó chịu khi cứ gặp phải lỗi trong khi làm làm việc? Đừng lo, chúng tôi sẽ bật mí cách sửa máy đục bê tông đúng cách và hiệu quả nhất ngay sau đây:
- Vệ sinh, làm sạch lõi khoan bằng máy mài góc. Bạn có thể khoan vào mũi mài khoan chuyên dụng hoặc máy mài góc đều được nhé.
- Tăng nước làm mát cho mũi khoan và động cơ bằng dung dịch làm mát chuyên dụng. Việc làm mát này sẽ tránh được các máy bị nóng khi hoạt động liên tục và quá tải.
- Dùng chất ẩm có trong bề mặt vật liệu để làm giảm áp lực lên máy đục. Việc bạn cần làm là khoan 30 giây rồi cho nghỉ máy 5 giây để chất làm ẩm có thời gian đi sâu vào bề mặt vật liệu.
- Luôn kiểm tra độ lệch tâm của mũi khoan. Bạn tháo khoan từ máy ra rồi làm sạch các sợi. Sau đó sử dụng máy đo để kiểm tra độ lệch tâm và điều chỉnh lại cho thích hợp.
Tham khảo các sản phẩm máy đục bê tông chất lượng của Makita: https://maykhoanmakita.net/may-duc-be-tong-makita.html
Hướng dẫn cách dùng máy đục bê tông chính xác
Với 3 lỗi thường gặp và cách sửa chữa máy đục bê tông trên đây chắc chắn đã giúp bạn có thể tự thao tác với máy đục bê tông của mình rồi đúng không nào? Tuy nhiên bạn vẫn nên nắm rõ cách sử dụng an toàn hạn chế những lỗi trên xảy ra. Hãy tham khảo hướng dẫn cách dùng máy đục bê tông chính xác dưới đây nhé!
- Trước khi thao tác với máy bạn cần nắm rõ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy để đảm bảo độ an toàn cũng như hiệu quả làm việc.
- Luôn trang bị đồ bảo hộ đầy đủ khi làm việc như kính bảo hộ, khẩu trang, gang tay, bịt tai,…
- Giữ khoảng cách nhất định với mũi đục đang trong trạng thái hoạt động.
- Làm việc đúng tư thế, giữ vững máy đục để tránh tình trạng rung lắc khi máy đang đục.
- Luôn nhớ đánh dấu vị trí và khoan mồi trước khi thực hiện khoan sâu. Lưu ý điều chỉnh tốc độ phù hợp.
- Cảnh báo không để dây điện gầy khu vực có điện, nước và những nơi có vật sắc nhọn.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng máy định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Trên đây là những bật mí cách sửa máy đục bê tông đúng cách và hiệu quả nhất mà chúng tôi tích lũy được. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đem lại sẽ giúp bạn sử dụng máy đục bê tông một cách tốt nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua website https://maykhoanmakita.net/ hoặc gọi số hotline (024) 3793 8604 – 3219 1220 để được tư vấn miễn phí nhé. Chúc bạn đọc có một ngày làm việc thật hiệu quả!