Tìm hiểu Văn hóa doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được xem là chìa khóa tuyệt diệu giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Dù doanh nghiệp của bạn có quy mô lớn hay nhỏ thì văn hóa doanh nghiệp luôn là yếu tố cần thiết để kích thích tinh thần làm việc, lan

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp những giá trị, chuẩn mực về niềm tin, hành vi, nhận thức và phương pháp tư duy được toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp cùng tiếp nhận, suy nghĩ và hành động như một thói quen. 

Văn hóa doanh nghiệp tương tự như tính cách và đời sống tinh thần của con người. Xây dựng văn hóa cho công ty sẽ quyết định sự thành bại, tồn tại và phát triển lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Nếu như ví doanh nghiệp như chiếc máy tính thì văn hóa doanh nghiệp là hệ điều hành.

van-hoa-doanh-nghiep-la-gi

Văn hóa doanh nghiệp mang đến vai trò gì?

  • Những hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, chi phối bởi văn hóa doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp xây dựng một văn hóa tốt thì hệ thống nhân viên cũng như quy trình vận hành sẽ diễn ra tốt đẹp, ngày càng phát triển lên tầm cao. Ngược lại, doanh nghiệp không có văn hóa rõ ràng giống như việc con người không có định hướng mục tiêu cuộc đời và mông lung với mọi hướng đi. 
  • Những công ty lớn mạnh đều sở hữu nền văn hóa vững chắc. Tuổi đời của một doanh nghiệp có nền văn hóa tốt sẽ lớn hơn nhiều lần so với tuổi đời của người lãnh đạo doanh nghiệp đó. 
  • Văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp nhân viên nhận thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm. Hơn nữa, văn hóa sẽ gắn kết và xây đắp những mối quan hệ tốt đẹp giữa đồng nghiệp trong công ty, tạo nên môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. 
  • Văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ xua tan đi những căng thẳng, mệt nhọc tại nơi làm việc, giảm xung đột giữa các nhân viên 
  • Xây dựng văn hóa công ty vững chắc sẽ là động lực thúc đẩy nhân viên cống hiến hết mình, tăng hiệu quả làm việc. Hơn nữa, doanh nghiệp sẽ duy trì được đội ngũ nhân viên trung thành, hết lòng vì tổ chức. 

6 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả

Bước 1: Nhìn nhận rõ tình hình văn hóa hiện tại của doanh nghiệp 

Việc xây dựng hoặc thay đổi văn hóa doanh nghiệp thường bắt đầu từ việc xem xét, nhận định văn hóa hiện có tại doanh nghiệp như thế nào. Khi đó, bạn lựa chọn và kết hợp với những chiến lược phát triển doanh nghiệp phù hợp nhất. Đánh giá văn hóa là một công việc không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện tốt, nó thường rất dễ nhầm lẫn về các tiêu chí đánh giá. 

van-hoa-doanh-nghiep-la-gi

Đánh giá văn hóa có nhiều cách để thực hiện, bạn có thể trực tiếp thực hiện khảo sát ý kiến từ nhân viên hay đơn giản là quan sát thực trạng hiện tại của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp của bạn xuất hiện các vấn đề sau đây, ngay lập tức nhanh chóng tìm nguyên nhân và biện pháp cải thiện.

Liên tục tuyển dụng nhân sự

Tình trạng này vừa là dấu hiệu của công tác quản lý nhân sự kém hiệu quả, vừa là dấu hiệu của việc nhân viên không hài lòng về đãi ngộ, môi trường làm việc của công ty và không muốn gắn bó mà nghỉ việc. 

Những thói quen xấu của cả quản lý và nhân viên

Công ty luôn cần những kỷ luật, nội dung chặt chẽ và đảm bảo tuân thủ theo. Việc kỷ luật kém, hay đi làm trễ, làm việc riêng trong giờ làm, xin nghỉ nhiều, trễ deadline, đến đúng giờ nhưng bắt đầu muộn,… sẽ dẫn đến một nội bộ lủng củng, ảnh hưởng trực tiếp đến vận hành của công ty.

Giao tiếp nội bộ kém

Bước chân vào một văn phòng làm việc, bạn nhận thấy môi trường làm việc vô cùng ngột ngạt, đồng nghiệp không cười đùa, không có sự tương tác với nhau thì không thể gọi là sự kỷ luật. Khi việc giao tiếp trở nên khó khăn, gượng ép thì sẽ rất dễ làm nảy sinh những xung đột nội bộ. Điều này ảnh hưởng đến năng suất làm việc bị giảm thấp. Một nền văn hóa lành mạnh là có sự cân bằng trong giao tiếp, chia sẻ giữa các thành viên. Bởi chẳng có tập thể nào phát triển tốt nếu chỉ luôn làm việc cá nhân. 

Quản lý và nhân viên tách biệt thành hai nhóm

Sự phân chia cấp bậc luôn là nguồn căn của mọi xích mích, chia rẽ nội bộ. Khi hai nhóm này hiếm khi tương tác, mọi giao tiếp đều là một chiều. Hơn nữa, không tồn tại cuộc trò chuyện cởi mở, chia sẻ hay hợp tác cho và nhận giữa quản lý và những người khác. 

Luôn đề ra nhiều nguyên tắc kỷ luật

Có nhiều cuộc bàn luận khi có sai lầm, vi phạm nhưng lại rất ít công nhận và khen thưởng sự nỗ lực của nhân viên 

Mọi người không đề xuất ý kiến, thảo luận ý tưởng trong cuộc họp

Khi cuộc họp diễn ra, nhân viên không muốn đề xuất bất kỳ ý tưởng nào, dù ý tưởng có dở tệ hay một kế hoạch không tưởng. Nhưng họ lập tức biểu hiện phấn khởi, bàn tán sau lưng mỗi khi kết thúc cuộc họp. 

Những nỗi sợ hãi có thể cảm nhận rõ ràng

Cửa phòng đóng sầm, mọi người im lặng thin thít khi sếp đi qua, luôn có nhiều cuộc trò chuyện thì thầm trong phòng vệ sinh, hành lang,…

Bước 2: Xác định những điều bạn mong muốn về văn hóa doanh nghiệp của mình 

Khi bắt đầu xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp, bạn hãy cân nhắc thật kỹ về những điều bạn mong muốn tạo dựng nên. Và văn hóa doanh nghiệp của bạn sẽ thường bắt nguồn và ảnh hưởng trực tiếp từ chính nhà sáng lập. Do đó, bạn nên cân nhắc, lựa chọn những người đứng đầu trong công ty mà sẽ đi cùng bạn trên đoạn đường dài. 

van-hoa-doanh-nghiep-la-gi

Doanh nghiệp sẽ khó tồn tại vững vàng khi không sở hữu một nền văn hóa đặc trưng riêng. Hành trình kiến tạo văn hóa từ chính những thế mạnh và đặc điểm riêng của doanh nghiệp sẽ mang đến những điều không tưởng. Sẽ khó để bạn gỡ bỏ xuất thân của mình, thay vào đó hãy chấp nhận và tận dụng, phát triển những thế mạnh của riêng bạn. Khi công ty phát triển dựa trên sức mạnh sẵn có, trực giác sẽ chỉ cho bạn biết mình cần làm gì và làm như thế nào để tập thể tốt nhất.

Bước 3: Nhận diện những yếu tố làm nên văn hóa doanh nghiệp 

Thông qua những bước trên đây đã giúp bạn phát thảo được khung nền và trở thành bàn đạp giúp bạn đi sâu vào từng chi tiết, làm rõ những yếu tố công ty mong muốn hướng đến. Là một người lãnh đạo, bạn hãy xác định rõ các giá trị cốt lõi thực tế mà công ty đang hướng đến. Tiếp đó, bạn sẽ cùng các lãnh đạo khác cùng ngồi lại bàn bạc và thảo luận chuyên sâu để xây dựng những nền móng đầu tiên thật vững vàng cho doanh nghiệp. Hệ thống câu hỏi bạn không nên bỏ qua để xác định giá trị cốt lõi doanh nghiệp tốt nhất là:

  • Sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp là gì? 
  • Bạn muốn doanh nghiệp mình được biết đến như thế nào? 
  • Định hướng kinh doanh của doanh nghiệp có đảm bảo phù hợp với những giá trị tập thể của toàn bộ nhân viên? 
  • Mục tiêu văn hóa doanh nghiệp hướng đến là gì?
van-hoa-doanh-nghiep-la-gi

Bước 4: Lên kế hoạch rút ngắn khoảng cách giữa những gì doanh nghiệp hiện có và những gì doanh nghiệp muốn có

Khi bạn xác định được một nền văn hóa lý tưởng cho doanh nghiệp và thấu hiểu về văn hóa đang tồn tại trong doanh nghiệp. Lúc này, bạn cần tập trung thu hẹp khoảng cách giữa những giá trị hiện có tại doanh nghiệp và những giá trị doanh nghiệp muốn đạt được. Ở đây, bạn cần dựa vào các tiêu chí sau để đánh giá: phong cách làm việc, đưa ra quyết định, giao tiếp, đối xử. 

Người lãnh đạo là đầu tàu dẫn dắt và ảnh hưởng trực tiếp đến hành trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Do đó, người lãnh đạo sẽ đề xướng và hướng dẫn tập thể thay đổi. Họ sẽ chịu trách nhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá cho nhân viên hiểu đúng bản chất, tin tưởng và cùng nỗ lực xây dựng. Và cũng chính lãnh đạo sẽ là trụ cột tạo nên sự vững chắc, tin tưởng và an toàn cho nhân viên. 

Bước 5: Triển khai văn hóa doanh nghiệp 

Thành lập một đơn vị phụ trách văn hóa doanh nghiệp và lên kế hoạch cụ thể để triển khai

Sau khi xác định được văn hóa lý tưởng cho doanh nghiệp, bạn cần soạn thảo bản kế hoạch và hành động theo. Nó có thể bao gồm: mục tiêu, hoạt động, thời gian, điểm mốc, trách nhiệm. Những yếu tố nào cần ưu tiên, đâu là chỗ bạn cần tập trung nỗ lực, người chịu trách nhiệm, thời hạn hoàn thành bạn cần lên rõ ràng. 

Công bố và truyền đạt văn hóa đến toàn thể doanh nghiệp 

  • Phổ biến chung: Lãnh đạo cần ban hành quy định, quy chế chung và tổ chức các buổi trò chuyện giữa lãnh đạo và tập thể nhân viên về giá trị văn hóa doanh nghiệp. 
  • Khuyến khích, động viên nhân viên trước những lợi ích của sự thay đổi: Nên có sự linh hoạt mềm mỏng và cứng rắn tương ứng vào từng trường hợp, không nên quá kỷ luật một cách cứng rắn. Lãnh đạo luôn không ngừng động viên, chỉ cho nhân viên thấy lợi ích trong quá trình thay đổi
van-hoa-doanh-nghiep-la-gi

Ổn định và phát triển văn hóa 

Việc phát triển văn hóa cần thời gian duy trì lâu dài, sự bồi đắp của một quá trình kiên trì bền bỉ. 

  • Tích hợp các giá trị của bạn vào những hoạt động hằng ngày
  • Xây dựng truyền thông nội bộ thật chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế doanh nghiệp. Triển khai hoạt động văn hóa công ty cụ thể: kiến trúc, nội thất, đồng phục, team building, chính sách khen thưởng, du lịch công ty,… 
  • Xây dựng chính sách khen thưởng công bằng, phù hợp với nhân viên và văn hóa trong công ty.
  • Cân nhắc và lựa chọn tuyển dụng đúng người, phân bổ vị trí công việc phù hợp với năng lực cũng như sở trường của nhân viên để mang lại giá trị hữu ích cho doanh nghiệp. 

Bước 6: Đo lường 

Các giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp nên được phát triển và điều chỉnh liên tục tương ứng với sự thay đổi trong chính sách, nhân viên của doanh nghiệp. Việc thường xuyên đo lường sẽ giúp bạn kịp thời nhận thấy được vấn đề tồn đọng, những yếu tố không phù hợp để thay đổi và xây dựng văn hóa lành mạnh hơn cho doanh nghiệp. 

van-hoa-doanh-nghiep-la-gi

Như vậy, điều cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định văn hóa chính là linh hồn của doanh nghiệp. Nếu bạn muốn xây dựng và phát triển một doanh nghiệp thì đừng bỏ quên việc đầu tư thật tốt một nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững chắc. Hy vọng với những chia sẻ trên đây về văn hóa doanh nghiệp sẽ mang đến những kiến thức hữu ích cho bạn. 


Tuấn Nguyễn

587 Blog posts

Comments