Đo thông mạch giúp thợ điện, kỹ thuật viên có thể kiểm tra được vị trí hỏng hóc, đứt dây kết nối… Có nhiều cách để đo thông mạch khác nhau trong đó sử dụng đồng hồ vạn năng cho độ chính xác cao. Dưới đây là hướng dẫn cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng chi tiết, dễ thực hiện.
Ứng dụng đo thông mạch trong những trường hợp nào?
Thông mạch là có nghĩa là dòng điện có thể chạy qua được. Khi không có thông mạch đồng nghĩa với việc khả năng truyền điện của thiết bị điện, điện tử bị gián đoạn.
Lúc này, người kiểm tra cần đo thông mạch để kiểm tra khả năng truyền điện, truyền tín hiệu. Việc đo thông mạch sẽ giúp người đo có thể kiểm tra được thiết bị điện, điện tử có bị hỏng hay đứt kết nối không. Đo thông mạch thường ứng dụng trong các trường hợp:
Kiểm tra chất lượng mối hàn: Kiểm tra chất lượng mối hàn giúp người đo xem xét mối hàn đảm bảo chất lượng, có khả năng bắt chì để dẫn điện hay không thể dẫn điện.
Kiểm tra dây dẫn điện có bị đứt ở giữa không: Các dây dẫn điện như dây sạc, tai nghe, dây cáp… có thể bị đứt bên trong mà người dùng khó phát hiện ra được. Lúc này, đo thông mạch sẽ giúp người dùng phát hiện và kiểm tra kịp thời.
Kiểm tra tính thông mạch thiết bị: Việc đo thông mạch giúp hỗ trợ kiểm tra kết nối, xác minh mạch dẫn, thiết bị như cầu chì, bóng đèn, chuôi đèn…
Cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại đồng hồ vạn năng khác nhau hỗ trợ chức năng đo thông mạch. Dưới đây là các bước cách đo thông mạch bằng VOM người dùng có thể áp dụng:
Bước 1: Người thực hiện xoay núm vặn của thang đo đồng hồ vạn năng sang chế độ đo thông mạch, ký hiệu ( ))))). Thang đo thông mạch thường nằm trong khu vực thang đo điện trở, ký hiệu (Ω) hoặc chung với chức năng đo điốt. Lúc này, màn hình của đồng hồ vạn năng sẽ hiển thị thông báo OL.
Bước 2: Người đo cắm dây đo màu đen của đồng hồ vạn năng vào giắc COM. Tiếp tục cắm dây đo màu đỏ vào giắc VΩ.
Bước 3: Người đo đặt hai đầu đo vào hai đầu của dây cần đo. Khi đó, quá trình đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng bắt đầu. Nếu mạch không bị đứt, đồng hồ sẽ kêu tiếng "bíp", nếu mạch bị đứt đồng hồ đo điện sẽ không kêu.
Bước 4: Kết thúc quá trình đo. Tiến hành rút dây đo màu đỏ trước và dây màu đen sau. Sau đó tắt đồng hồ vạn năng để duy trì tuổi thọ cho pin.
Các lưu ý khi đo thông mạch
Ngoài việc tìm hiểu về hướng dẫn đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng, người dùng cần nắm được những lưu ý khi đo để không ảnh hưởng đến đồng hồ đo cũng như các thiết bị điện tử, dây nối. Người dùng cần lưu ý các thông tin sau:
Chọn những loại đồng hồ vạn năng có hỗ trợ chức năng đo thông mạch để có kết quả chính xác nhất.
Bảo quản thiết bị kỹ lưỡng sau quá trình sử dụng để đảm bảo tăng độ bền cũng như khả năng chính xác của thiết bị.
Không cấp nguồn cho mạch điện của dây điện, dây kết nối, đồng hồ vạn năng vẫn sẽ có khả năng đo thông mạch tốt và đảm bảo tính chính xác, an toàn.
Đảm bảo đồng hồ vạn năng hoạt động bình thường trong quá trình kiểm tra.
XEM THÊM: Hướng dẫn cách đo thông mạch bằng ampe kìm chi tiết, an toàn
Một số đồng hồ vạn năng đo thông mạch tốt
Đồng hồ vạn năng Hioki DT4256
Hioki 4256 là đồng hồ vạn năng được lựa chọn nhiều khi đo thông mạch. Với việc tích hợp còi báo và đèn LED đỏ, ngưỡng [ON]: ≤ 25 Ω, ngưỡng [OFF]: ≥ 245 Ω giúp thiết bị đưa ra kết quả đo thông mạch nhanh chóng, chính xác.
Thêm vào đó, thiết bị tích hợp khả năng đo True RMS kết hợp với 11 phép đo thông số khác nhau giúp người dùng sử dụng thiết bị trong nhiều điều kiện môi trường.. Một số tính năng đo lường nổi bật
Dải đo dòng điện AC: ACA (True RMS): 60.00 mA đến 10.00 A / ± 0,9% rdg. ± 3 dgt; ACA (sử dụng với kìm kẹp dòng) 40 đến 1k Hz: 10.00 A đến 1000 A
Dải đo dòng điện DC: 0.0mA - 10.00A
Dải điện áp AC: 6.000 V đến 1000 V, 4 dãy / ± 0,9% rdg. ± 3 dgt.
Dải điện áp DC: 600,0 mV đến 1000 V / ± 0,3% rdg. ± 3 dgt
Dải đo điện trở: 600,0 Ω đến 60.00 MΩ / ± 0,7% rdg; ± 3 dgt
Tần số: 99,99 Hz đến 99,99 kHz / ± 0,1% RDG. ± 1 DGT
Dò điện áp Hi: AC 40 V đến 600 V, Lo: AC 80 V đến 600 V
Điện dung: 1.000 μF đến 10.00 MF ± 1,9% RDG. ± 5 DGT
Kiểm tra điốt: Điện áp cực hở: ≤ 5.0 V, dòng điện đo: ≤ 0.5 mA
Chức năng khác: lọc nhiễu, hold, hiển thị giá trị trung bình, Max Min, m, tiết kiệm điện, giao tiếp USB (tùy chọn)
Giá tham khảo: 3.168.000 đồng.
Đồng hồ vạn năng Hioki DT4253
Hioki DT4253 là thiết bị có khả năng đo thông mạch [ON]: 25 Ω hoặc nhỏ hơn (cảnh báo bằng âm thanh và đèn LED), [OFF]: 245 Ω hoặc lớn hơn, thời gian đáp ứng: nhanh nhất 0.5 giây.
Một số tính năng đo lường nổi bật khác của thiết bị:
Dải đo dòng điện AC: (Sử dụng với kìm đo dòng điện –tùy chọn) dải tần số từ 45 tới 1k Hz: 10.00 A tới 1000 A, 7 ranges sai số cơ bản cộng với sai số của kìm đo: ±0.9 % rdg. ±3 dgt. (True RMS, crest factor 3)
Dải đo dòng điện DC: 60.00 μA tới 60.00 mA, 4 dải, sai số cơ bản: ±0.8 % rdg. ±5 dgt.
Dải điện áp AC: 40 tới 500 Hz: 6.000 V tới 1000 V, 4 dải, dải tần số đo: 40 Hz - 1 kHz sai số cơ bản: ±0.9 % rdg. ±3 dgt. (True RMS, crest factor 3)
Dải điện áp DC: 600.0 mV tới 1000 V, 5 dải, sai số cơ bản: ±0.5 % rdg. ±5 dgt.
Dải đo điện trở: 600.0 Ω tới 60.00 MΩ, 6 dải, sai số cơ bản: ±0.7 % rdg. ±5 dgt.
Đo nhiệt độ: (Sử dụng với DT4910): K: -40.0 tới 400.0 °C, sai số cơ bản cộng với sai số sensor nhiệt độ: ±0.5 % rdg. ±2 °C
Tần số: 99.99 Hz (5 Hz hoặc lớn hơn ) tới 9.999 kHz, 3 dải, 99.99 kHz (chỉ vơi điện áp AC V).sai số cơ bản: ±0.1 % rdg. ±1 dgt.
Tụ điện: 1.000 μF tới 10.00 mF, 5 dải, sai số cơ bản: ±1.9 % rdg. ±5 dgt.
Kiểm tra điốt: Điện áp cực hở: 5.0 V nhỏ hơn, dòng điện đo 0.5 mA hoặc nhỏ hơn.
Chức năng khác: Chức năng lọc, giữ giá trị hiển thị, chức năng tự động giữ giá trị, max, min, trung bình. Tự động tiết kiệm nguồn, kết nối USB (tùy chọn).
Giá tham khảo: 5.280.000 đồng.
Nhìn chung, cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo thông mạch là một trong những phép đo đơn giản. Do đó, người dùng cần tuân thủ nguyên tắc khi đo để mang lại hiệu quả đo lường tốt nhất. Bạn có thể tham khảo các thiết bị đồng hồ đo điện Hioki chính hãng, giá tốt tại Hiokivn.com để hỗ trợ hiệu quả cho công việc đo lường.