Trong kỹ thuật
SEO là một kỹ thuật đặc biệt trong Internet Marketing nhằm đưa website đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, Yandex, …Hiểu đơn giản, SEO là đưa từ khóa “lên top Google”.
Do phần lớn người dùng sử dụng Google nên khi nhắc đến từ SEO, chúng ta đều hiểu là thực hiện SEO trên Google. Và “top Google” được hiểu là 10 vị trí tự nhiên đầu tiên trên trang nhất tìm kiếm. Kết quả tự nhiên là kết quả có được không phải nhờ quảng cáo (chứa “QC” hoặc “Ads”).
“Làm SEO” là phối hợp hàng loạt các công việc để tối ưu website, thỏa mãn trải nghiệm thông tin của người truy cập.
Người “làm SEO” được gọi là SEOer.
Trong kinh doanh online
SEO là việc chúng ta dẫn dắt khách hàng đến website của mình bằng cách giúp website lên top từ khóa mà khách hàng tìm kiếm.
Ví dụ: Bạn muốn làm website. Để tìm được đơn vị thiết kế website phù hợp, bạn có thể hỏi người quen đã từng thiết kế website hoặc bạn bè trong lĩnh vực này. Một cách nhanh và phổ biến hơn là: tìm kiếm trên Google search.
Chỉ cần gõ từ khóa lên thanh tìm kiếm của Google, bạn sẽ nhận được rất nhiều kết quả. Bài viết của Blog TinoHost như hình được tính bài viết nằm top 1 Google (không tính 3 kết quả quảng cáo ở trên).
- Ở góc độ người tìm kiếm: bạn sẽ tìm được những thông tin mới nhất, tin cậy và đầy đủ nhất. Không chỉ gợi ý những đơn vị thiết kế website, bài viết còn cung cấp những thông tin xoay quanh vấn đề này như chi phí, nội dung cần chuẩn bị như thế nào, … Bài viết sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về vấn đề đang tìm hiểu.
- Ở góc độ đơn vị thiết kế website: bạn đã đưa website đến khách hàng tiềm năng thành công. Website có vị trí tìm kiếm càng cao, khả năng khách hàng nhấp vào càng nhiều. Tỷ lệ chuyển đổi cũng sẽ tăng lên.
Các loại hình SEO phổ biến
SEO tổng thể
Đây là quá trình tối ưu hoá toàn bộ website theo tiêu chuẩn Google cùng một số yếu tố khác để tăng uy tín và chất lượng cho website, đồng thời nâng cao trải nghiệm người dùng.
2 yếu tố ảnh hưởng đến SEO tổng thể là: Onpage SEO và Offpage SEO.
Onpage SEO
Mục đích của Onpage SEO là tăng thứ hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm.
Onpage SEO sẽ tối ưu hóa những gì hiển thị trên trang web như meta, content, heading, hình ảnh,… SEOer sẽ nghiên cứu từ khóa, kiểm toán kỹ thuật, trải nghiệm người dùng, …
Offpage SEO
Mục đích của Offpage SEO là tăng số lượng liên kết có uy tín từ các trang web khác.
Offpage SEO sẽ tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website như link building, các kênh social media, social media bookmarking, … SEOER sẽ xây dựng sites hoặc tận dụng mạng xã hội để chạy backlinks, chọn các trang uy tín cao để đặt backlinks trong bài viết hay footer, …
SEO từ khóa
Đây là hình thức phổ biến và thông dụng nhất.
Nếu SEO tổng thể hướng đến chiều rộng (toàn bộ website) thì SEO từ khóa lại hướng đến chiều sâu (tối ưu hóa từ khóa để tăng thứ hạng cao nhất trên trang kết quả tìm kiếm như Google).
Để SEO từ khóa tốt, tổng thể website cũng cần tối ưu hoá tốt các mặt onpage, offpage, kỹ thuật.
SEO ảnh
Đây là cách SEOer dùng kỹ thuật để đưa hình ảnh trong trang web lên top tìm kiếm của Google khi có người tìm kiếm từ khóa đó và muốn nhận kết quả là hình ảnh.
SEOer sẽ tối ưu hoá dung lượng file hình để tối ưu hoá tốc độ tải trang, đặt tên file bằng từ khóa hay nội dung hình, không dấu, nối nhau bằng “-” hoặc tối ưu caption, alt tag, structured data, open graph, …
SEO Clip
SEOer có thể SEO những video, clip có sẵn trên web hoặc thông qua các kênh như Youtube để đưa trang web của bạn hiển thị trên tab Video.
Yêu cầu để clip là phải có nội dung thu hút, hấp dẫn.
Tham khảo: Cách tối ưu SEO YouTube hiệu quả và đơn giản nhất
SEO Google Map (Local SEO)
Đây là cách làm giúp cho người tìm kiếm dễ dàng nhận thấy được địa điểm cần tìm trên Google Map. Hình thức này rất phù hợp với các hình thức kinh doanh tại địa phương.
SEOer cần thêm tên doanh nghiệp, địa chỉ, thông tin liên hệ lên tất cả các trang trên website. Ví dụ như sử dụng tài khoản Google My Business, đăng ký doanh nghiệp với Yelp, Yahoo small business, Foursquare, quảng cáo website trên các danh mục/website địa phương.
SEO App Mobile
Đây là hình thức SEO cho các App xuất hiện trên trang tìm kiếm mà Google hiển thị. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả, nhất là khi lượng người dùng mobile gần đây tăng lên vượt trội.
SEO App Mobile không chỉ thu hút kha khá người dùng mới mà còn có tác dụng retarget người dùng hiện tại.
Các trường phái SEO phổ biến
SEO Mũ Đen/Black Hat SEO
SEOer thuộc trường phái này sẽ áp dụng chiến thuật SEO lách luật. Ví dụ như:
- Dùng tool để tăng lượng truy cập ảo
- Gắn backlink không chất lượng
- Xuất bản nhiều bài viết không liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn
Đây là cách SEO rút ngắn thời gian từ khóa lên top, nhanh chóng nhận được phí làm SEO, nhưng không mang tính bền vững!
SEO Mũ Trắng/White Hat SEO
SEOer thuộc trường phái này sẽ áp dụng các chiến thuật SEO phù hợp với các điều khoản và điều kiện của các công cụ tìm kiếm. Ví dụ như:
- Cung cấp nội dung và dịch vụ chất lượng
- Thời gian tải trang web nhanh và thân thiện với thiết bị di động
- Sử dụng thẻ meta mô tả, đa dạng từ khóa
- Làm cho trang web của bạn dễ dàng điều hướng
Đây là cách SEO an toàn nhưng mất nhiều thời gian để từ khóa lên top: 5 – 7 tháng.
SEO Mũ Xám/Gray Hat SEO
SEOer thuộc trường phái này sẽ “thực hành các chiến thuật, kỹ thuật vẫn chưa được xác định rõ ràng bởi các tài liệu được xuất bản từ Google về cách hỗ trợ chiến thuật hoặc đối nghịch với tinh thần, các nguyên tắc được xuất bản của Google.” (chuyên gia tư vấn SEO John Andrew)
SEO mũ xám không phải là khái niệm “lưng lửng” giữa SEO mũ trắng và SEO mũ đen.
Ưu – nhược điểm của SEO là gì?
Ưu điểm nổi bật
Tiết kiệm chi phí
Không quá cao như những hình thức quảng cáo khác, chi phí làm SEO khá phù hợp với những công ty vừa và nhỏ. Bạn sẽ tối ưu tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư.
Nếu dùng PPC, chi phí bạn phải trả rất nhiều, trong đó gồm cả click của đối thủ và cả các click ảo không tiềm năng. Trong khi đó, chi phí cho SEO được dùng để đầu tư cho website tối ưu hơn, có giá trị lâu dài.
Bên cạnh đó, nếu tối ưu tốt giúp website được đánh giá cao, bạn sẽ được “giảm giá” khi muốn chạy quảng cáo Google (Google Ads).
Cải thiện trải nghiệm người dùng
Trong quá trình tối ưu SEO, SEOer sẽ không ngừng cải thiện cấu trúc các trang web, làm mới nội dung, … nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.
Khách hàng sẽ tìm kiếm trang web cũng như các các thông tin trên trang web của doanh nghiệp dễ dàng hơn. Nhờ vậy, độ tiếp cận khách hàng của website sẽ rộng hơn và doanh nghiệp cũng được đánh giá cao.
Đặc biệt, lượng truy cập tiềm năng này sẽ có khả năng chuyển đổi cao, tăng doanh thu bán hàng qua website.
Hỗ trợ phân tích khách hàng
SEO hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành phân tích khách hàng. Google Analytics sẽ ghi nhận, phân loại và thống kê:
- Giới tính
- Độ tuổi
- Vị trí địa lý
- Ngôn ngữ sử dụng
- Lịch sử tìm kiếm
- Thời gian, cách thức khách hàng xem trang web của bạn, …
Từ tệp khách hàng đã được phân tích, doanh nghiệp có thể tìm kiếm và “khoanh vùng” đối tượng chân dung khách hàng tiềm năng. Kết hợp với các phương pháp marketing hiệu quả, doanh nghiệp sẽ thu hút tối đa sự quan tâm của khách hàng.
Mang đến uy tín cho doanh nghiệp
Thứ hạng tìm kiếm của doanh nghiệp trên công cụ tìm kiếm sẽ tỉ lệ thuận với độ tin tưởng của khách hàng. SEO tốt, thứ hạng cao sẽ mang lại uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường.
Phát triển thương hiệu 24/7
Giữa kết quả tìm kiếm thứ hạng cao và kết quả tìm kiếm thứ hạng thấp, bạn tin tưởng vào kết quả nào hơn?
Giữa kết quả quảng cáo và kết quả hiển thị tự nhiên, bạn tin tưởng vào kết quả nào hơn? Tất nhiên là, website ở vị trí tự nhiên càng cao càng có độ tin cậy cao hơn.
Giai đoạn bắt đầu, SEOer thường chọn từ khóa giúp bán được hàng nhanh chóng. Khi website đã “cứng cáp” hơn, SEOer thường sẽ chọn các từ khóa khó, có lượng tìm kiếm ngắn cao nhằm mở rộng thị trường rộng hơn.
Nếu website nằm top Google, bất kể ngày hay đêm, kể cả ngày nghỉ lễ, Chủ nhật hay Giáng sinh, …, khách hàng đều có thể tìm từ khóa và thấy được sản phẩm cùng website của bạn.
Nhược điểm
- Thời gian đầu tư lâu, có thể lên đến vài tháng.
- Đối thủ cạnh tranh sẽ thay đổi chiến dịch Marketing hiện tại và tiến hành tấn công bạn.
- Sự biến động liên tục của thứ hạng SEO mà không hề có dự báo trước.
7 bước cơ bản cho quy trình SEO hiệu quả
Bước 1: Nghiên cứu keywords
SEOer có thể nghiên cứu keywords bằng các công cụ miễn phí và trả phí. Mục đích khi nghiên cứu keyword là bạn phải hiểu khách hàng của mình đang tìm kiếm điều gì.
Bước 2: Xây dựng Content
Dựa trên danh sách Keyword mà bạn đã Research trước đó, bạn triển khai Content Expert.
Bước 3: Onpage SEO
Tiến hành tối ưu các từ khóa, thẻ heading, meta description , hình ảnh,..cho các nội dung mà bạn đã triển khai.
Bước 4: Offpage SEO
Xây dựng hệ thống Backlink tạo độ trust và thúc đẩy cho các URL chủ lực SEO
Bước 5: Theo dõi kết quả
Đây là một bước vô cùng quan trọng. Theo sát kết quả mà bạn triển khai các bước trước sẽ giúp bạn kịp thời đưa ra những mục tiêu hoặc điều chỉnh phù hợp.
Bước 6: Tối ưu hóa nâng cao
Bạn tiếp tục phân tích sâu hơn, thực hiện các bước tối ưu nâng cao. Khi đã SEO top được rồi, việc giữ top sẽ đơn giản hơn.
Bước 7: CRO – Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi
Mục đích cuối cùng là tăng doanh thu và phát triển thương hiệu. Không ngừng tối ưu CRO sẽ giúp quá trình SEO của bạn trở nên thành công.
Nếu chỉnh sửa trên bài viết, bạn nên thường xuyên submit URL lên Google Search Console để Google bot nhanh chóng crawl lại URL cho bạn nhé!