Bảo mật website là gì?
Mỗi website khi kết nối với máy chủ đều có một địa chỉ IP riêng, được mã hóa với mục đích đảm bảo mọi hoạt động diễn ra trên website đều an toàn. Trong trường hợp xảy ra lỗ hổng bảo mật, thì tức là đã có một địa chỉ IP khác chứa mã độc xâm nhập vào website của bạn để moi thông tin, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp. Điều này cho thấy thường bảo mật của website đó đã bị phá hủy.
Bảo mật website được xem như một chức năng, nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quá trình sử dụng và vận hành website. Để website có thể vận hành tốt, trơn tru thì các nhà quản trị phải thường xuyên thực hiện công tác bảo mật, tránh mọi tác động xấu nào làm ảnh hưởng đến website, ở bất kì thời điểm nào.
Nói đơn giản hơn, bảo mật website là quá trình bảo vệ website an toàn tuyệt đối, xây dựng các chế độ bảo mật tầng lớp cần có. Đây là một trong các yếu tố cần lưu ý trong quá trình thiết kế website.
Một số phương pháp bảo mật website hiệu quả
Bảo mật website bằng SSL
Bảo mật SSL ( Secure Sockets Layer) là công việc được thực thực hiện bằng cách mã hóa các lưu lượng truy cập tương tác giữa trình duyệt website và máy chủ, chúng sẽ được an toàn hơn thông qua quá trình này.
Tính năng này hỗ trợ website phản ứng nhanh nhạy hơn với các lượt vi phạm bảo mật, góp phần ngăn chặn sự xâm nhập của bên thứ ba để đánh cắp các thông tin cá nhân như: thẻ tín dụng, mật khẩu truy cập, tài khoản tài chính... Bạn nên cài đặt tính năng bảo mật bằng SSL để nâng cao mức độ bảo mật khi thiết kế website.
Xây dựng hệ thống tường lửa ứng dụng web (WAF)
WAF (Web Application Firewall) - Tường lửa ứng dụng là một giải pháp giúp website tránh được các lỗ hổng bảo mật. Nó thiết kế dưới dạng phần cứng được cài đặt sẵn trên máy chủ, cung cấp mô hình theo dõi thông tin được truyền thông qua giao thức HTTP/HTPPS.
Nhờ có công nghệ này mà website của bạn có thể tự động tiêu diệt được các virut, phân tích và báo cáo cho nhà quản trị web những nguy cơ xảy ra lỗ hổng xâm nhập, hạn chế sự tấn công kỹ thuật cùng các mã độc. Chính vì vậy, trung tâm dữ liệu được an toàn hơn, các kết nối loT đến đám mây và hệ thống tránh được tình trạng thất thoát dữ liệu. Từ đó, giúp các dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp đảm bảo an toàn, hạn chế được quá trình rò rỉ các thông tin quan trọng ra bên ngoài.
Hiện nay, đa số website đều đã được tích hợp tính năng này vào trang web, để đảm bảo an toàn hơn trong hoạt động kinh doanh.
Cập nhật các phiên bản mới cho website thường xuyên
Trình độ của các hacker ngày càng cao siêu, không có gì có thể đảm bảo được độ an toàn cho website và chắc chắn rằng hacker không vượt qua được hàng rào bảo mật để xâm nhập gây nên nhiều mối nguy hại cho website của mình. Để hạn chế được tình trạng này, cũng như nâng cao khả năng bảo mật cho website, bạn phải thường xuyên update các phiên bản mới cho website.
Sử dụng triệt để các Plugin hỗ trợ bảo mật website
Đây là phương pháp bảo mật thông minh. Khi bạn muốn tích hợp thêm một số phần mềm bảo mật cho website, nhưng chúng không tương thích với nền tảng mà bạn đang sử dụng, thì plugin chính là giải pháp linh hoạt và dễ thực hiện nhất.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có mức chi phí lớn, nhưng nó lại sở hữu giá trị bảo mật tương đối cao. Bạn cũng nên chịu khó bỏ ra mức chi phí đầu tư ban đầu, để tránh được những mối nguy hại xảy ra về lâu dài đối với hoạt động của website.
Quét virut và sao lưu (back-up) dữ liệu
Tương tự như quá trình cập nhật phiên bản mới cho website, thì việc sao lưu dữ liệu cũng là công việc hết sức quan trọng và phải luôn được thực hiện thường xuyên. Quá trình quét virut giúp ngăn chặn được nguy cơ xâm nhập của các mã độc làm rò rỉ thông tin quan trọng của doanh nghiệp.
Việc sao lưu dữ liệu không những giúp thông tin được lưu trữ an toàn mà còn ngăn chặn được sự xâm nhập của các hacker vào hệ thống. Công việc này cực kỳ đơn giản và cũng không tốn quá nhiều thời gian của bạn, nhưng lại mang đến cho website bạn được tính bảo mật cao.
Giới hạn IP truy cập và giới han phân quyền đăng nhập
Khi một website có nhiều quản trị viên, hacker sẽ theo dõi và thực hiện hack tài khoản nào có khả năng bảo mật kém. Trong trường hợp website không có độ bảo mật cao, thì chắc chắn rằng mọi thông tin quan trọng trên hệ thống sẽ bị lấy đi một cách dễ dàng. Nếu tình huống xấu hơn xảy ra, hacker đó có thể làm cho một website đang hoạt động tốt vi phạm các điều khoản của Google, lúc đó trang web đó sẽ vĩnh viễn biến mất trên thị trường Internet. Chính vì vậy, khi quản lý trang web, bạn nên lựa chọn tối đa từ 1 đến 2 người để hạn chế quá trình phá vỡ hệ thống bảo vệ website của mình.
Một số công cụ phát hiện lỗ hổng bảo mật website
Để tránh được những rủi ro nếu như không may website của bạn bị đánh cắp thông tin, hiện nay đã có khá nhiều phần mềm hỗ trợ phát hiện nguy cơ xâm nhập, làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động của website. Dưới đây là một số công cụ giúp hỗ trợ việc phát hiện lỗ hổng cực kỳ hiệu quả.
- SQLmap.
- PuTTY.
- Nmap.
- Burp Suite.
- Netsparker.
- OpenVAS.
- SecurityHeaders.io.
- Xenotix XSS Exploit Framework.