Đồng hồ vạn năng hay vặn năng kế là một thiết bị đo và kiểm tra điện đa chức năng. Ngoài 3 chức năng cơ bản là đo dòng điện, điện áp, điện trở thì một số loại còn có thể đo được tần số dòng điện, đo tụ điện, điện dung, kiểm tra bóng bán dẫn,... Hiện nay trên thị trường có 2 loại đồng hồ vạn năng là: đồng hồ vạn năng kim (AMM) và đồng hồ vạn năng điện tử (DMM).
Hiểu rõ về cấu tạo đồng hồ vạn năng và nguyên lý làm việc của nó sẽ giúp bạn sử dụng nó hiệu quả, chính xác hơn. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ vạn năng kim
Cấu tạo đồng hồ vạn năng kim
Về cấu tạo bên trong của đồng hồ vạn năng kim, máy có 2 thành phần chính là: bộ phận hiển thị và mạch đo. Ngoài ra, còn có mạch phân tầm để thích hợp với các mức đo khác nhau.
Xét về cấu tạo ngoài của đồng hồ vạn năng loại chỉ thị kim, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy thiết bị có bộ phận hiển thị là một kim rất mảnh báo kết quả đo bằng kim chỉ trên một thước hình cung.
Ngoài ra, trên thân máy cũng có nhiều nút điều chỉnh chức năng khác nhau, cơ bản có thể kể đến như:
Nút đo chuẩn zero Ohm. Khi nhấn nút này sẽ tương đương với việc chập hai que đo lại.
Đế cắm thử transistor
Lỗ cắm COM (-) là nơi cắm que đo màu đen trong tất cả các phép đo
Vít chính zero kim chỉ thị để đảm bảo kim nằm ở vị trí zero khi chưa đưa tín hiệu đo vào VOM
Núm chỉnh zero Ohm
Núm xoay chuyển mạch (gallet) để chọn chức năng đo và thay đổi tầm đo
Lỗ cắm 10ADC để cắm que đo màu đỏ khi sử dụng thang đo 10 ADC
Lỗ cắm V, Ω, A, (+) để cắm que đo màu đỏ trong tất cả các phép đo ngoại trừ thang đo 10 ADC
Nguyên lý làm việc của đồng hồ vạn năng kim
Đồng hồ vạn năng kim hoạt động dựa theo hiệu ứng cảm ứng điện tử. Khi có dòng điện chạy qua khung dây thì khung dây sẽ tương tác với từ trường của nam châm vĩnh cửu khiến cho khung dây quay làm cho kim chỉ thị quay theo đến khi moment quay cân bằng với moment cản của lò xo thì kim dừng lại chỉ giá trị đại lượng cần đo trên thang đo.
Khi cần đo các đại lượng khác như điện áp xoay chiều, điện áp một chiều,... thông qua mạch đo VOM sẽ chuyển đổi các đại lượng này thành dòng điện một chiều trước khi đưa đến cơ cấu.
Để có thể sử dụng đồng hồ vạn năng một cách hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo thêm: Ý nghĩa của các ký hiệu trên đồng hồ vạn năng
Cấu tạo và nguyên lý đồng hồ vạn năng số
Cấu tạo đồng hồ vạn năng số
Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số là loại đồng hồ có các chức năng tương tự như đồng hồ vạn năng kim những mạch đo dựa trên kỹ thuật số.
Cấu tạo của đồng hồ đo điện vạn năng số sẽ bao gồm các bộ phận sau (tùy thuộc vào mỗi model mà có thể có những khác biệt):
Màn hình LCD: màn hình điện tử cho phép hiển thị các giá trị đo rõ ràng, chính xác, trong thời gian nhanh nhất.
V~:Thang đo điện áp xoay chiều.
V- : Thang đo điện áp một chiều.
A~:Thang đo dòng điện xoay chiều.
A- :Thang đo dòng điện một chiều.
Ω: Thang đo điện trở
F: Thang đo điện dung
hFE:Thang đo hệ số khuếch đại dòng tĩnh
Núm vặn: Đây là bộ phận quan trọng của chiếc đồng hồ vạn năng, nó giúp bạn lựa chọn các thang đo và dải đo phù hợp, đáp ứng nhu cầu làm đo lường.
Hold: Đây là nút giữ dữ liệu, đảm bảo kết quả đóng băng cho phép theo dõi và đọc kết quả dễ dàng.
Giắc cắm: bao gồm giắc cắm đỏ và giắc cắm đen, có tác dụng kết nối với đầu dò để thực hiện phép đo đơn giản hơn. Thông thường giắc cắm ở đồng hồ vạn năng số sẽ nằm ở cuối của máy đo điện. Một số đồng hồ vạn năng còn sở hữu tới 3, 4 giắc cắm.
Giắc cắm Ampe (ký hiệu: A): kết nối với đầu thử nghiệm màu đỏ, có chức năng: thực hiện các phép đo dòng đến 10,00 amps; đo dòng của tần số và chu kỳ nhiệm vụ; kẹp hiện tại đầu ra mA tùy chọn cho các phép đo dòng từ 400A trở lên.
Giắc cắm mA (milliamp, microamp) (ký hiệu mA, µA): kết nối với đầu dò thử nghiệm màu đỏ, thường có với chức năng chính là: đo dòng điện từ 0 microamp (µA) đến 400 milliamp (mA; lên đến 600 mA trong 18 giờ), đo hiện tại của tần số và chu kỳ nhiệm vụ, kẹp dòng điện đầu ra mA tùy chọn cho các phép đo lên đến 600 amps AC.
Giắc cắm COM (ký hiệu COM): kết nối với đầu dò màu đen, dùng để thực hiện tất cả các phép đo dòng điện, điện áp, điện trở, tần số,... kết nối thấp cho phép đồng hồ vạn năng đo mạch hay các linh kiện, phụ kiện điện tử
Một số giắc cắm khác như: Điện áp (V), điện trở (Ω), kiểm tra diode, điện dung và nhiệt độ (tùy thuộc vào thiết bị có thể có hoặc không), kết nối với dây màu đỏ của thiết bị.
XEM THÊM: Công dụng và chức năng của đồng hồ vạn năng
Nguyên lý làm việc của đồng hồ vạn năng kỹ thuật số
Ở phần trên, chúng tôi đã hiểu rõ hơn về cấu tạo và các phím chức năng thường gặp trên đồng hồ vạn năng số. Tiếp đến phần này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên lý đồng hồ đo điện vạn năng .
Để hiểu rõ hơn về nguyên lý làm việc của đồng hồ vạn năng số, bạn có thể theo dõi sơ đồ nguyên lý đồng hồ vạn năng dành cho đồng hồ vạn năng kỹ thuật số dưới đây để hiểu rõ hơn về tất cả các khối chức năng của nó.
Như vậy qua bài viết ttrên, kyoritsuvietnam.net đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo đồng hồ vạn năng và nguyên lý làm việc cơ bản của nó. Hy vọng rằng, từ những chia sẻ trên đây của chúng tôi, các bạn đã hiểu rõ về cơ chế vận hành và ý nghĩa của các chức năng có trên cả 2 loại đồng hồ vạn năng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0902 148 147 - 097 924 4335 được được giải đáp.