Những số điện thoại có nguy cơ lừa đảo
Các cuộc gọi và tin nhắn quốc tế thường được nhận diện bằng dấu cộng (+) hoặc số 00 ở đầu. Nếu hai số tiếp theo không phải là 84 (mã của Việt Nam), mà là các số như: Modova (+373), Tunisia (+216), Equatorial Guinea (+240), Burkina Faso (+226)... đó có thể là dấu hiệu của các cuộc gọi lừa đảo.
Theo cảnh báo của các nhà mạng, khách hàng nên cẩn trọng khi nhận các cuộc gọi không rõ nguồn gốc như thế này. Ngoài ra, các đầu số điện thoại trong nước có dấu hiệu lừa đảo đã được cảnh báo như: +1900, +024, +028.
Trong đó: Đầu số (+1900) gồm có những số điện thoại sau: 19003439, 19001095, 19002190, 19002196, 19004562, 19003440, 19001199…
Đầu số (+024) gồm có những số điện thoại sau: 02439446395, 0249997038, 0249992623, 0249997035, 0249994266, 02499985212, 0245678520, 02499985220, 0249997044…
Đầu số (+028) gồm có những số điện thoại sau: 02899964439, 02899964438, 02822000266, 0287108690, 02899950015, 02899958588, 02871099082, 02899996142…
Nếu nhận được cuộc gọi từ các số điện thoại nêu trên, người dân không nên bắt máy. Bạn có thể sử dụng tính năng chặn số điện thoại để ngăn chặn các cuộc gọi tiềm ẩn nhiều rủi ro, từ đó tránh được sự làm phiền liên tục từ những cuộc gọi đó.
Nên làm gì khi bị lừa đảo qua số điện thoại
Việc lấy lại số tiền đã bị lừa đảo qua mạng thường rất khó khăn vì người bị hại thường không xác định được danh tính của kẻ lừa đảo. Vì vậy, để đối phó và đòi lại số tiền đã mất, người bị hại nên báo cáo, cung cấp thông tin về trường hợp lừa đảo cho cơ quan có thẩm quyền.
Khi phát hiện bị lừa đảo qua mạng, việc đầu tiên người dân cần làm là thu thập tất cả các chứng cứ như nội dung tin nhắn, số điện thoại, thông tin tài khoản ngân hàng... để hỗ trợ trong quá trình tố giác với cơ quan chức năng. Sau khi thu thập đủ chứng cứ về việc lừa đảo, người bị hại có thể thực hiện tố giác hành vi này tới cơ quan Công an địa phương (tại nơi cư trú hoặc tạm trú) để được xử lý.
Thủ tục trình báo công an khi bị lừa đảo qua số điện thoại
Bước 1: Thu thập các thông tin từ kẻ lừa đảo
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ tố cáo, bao gồm:
- Đơn tố giác hoặc đơn trình báo cho cơ quan công an.
- Bản sao công chứng của chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (kèm mã vạch hoặc chip) của người bị hại.
- Các chứng cứ đã thu thập được.
Bước 3: Gửi hồ sơ đến cơ quan công an địa phương, tại cấp xã hoặc huyện, tùy thuộc vào địa chỉ cư trú của người bị hại. Sau đó, hợp tác với cơ quan công an để tiến hành điều tra và xử lý vụ việc.