Stakeholder là gì?
Stakeholder (các bên liên quan) là thuật ngữ trong giới kinh doanh dùng để chỉ các cá nhân, nhóm người hay tổ chức có mối quan tâm đến lợi ích của một doanh nghiệp, ảnh hưởng và chịu sự ảnh hưởng từ các quyết định của công ty cũng như sự thành bại của các hoạt động liên quan.
Stakeholder có những loại nào?
Các bên liên quan không nhất thiết phải là cổ đông của công ty. Nói cách khác, stakeholder có thể là các nhân tố cả trong lẫn ngoài của một doanh nghiệp (internal and external stakeholder).
- Internal stakeholder (hay còn gọi là stakeholder chính): Những bên liên quan trong nội bộ công ty là những người tác động trực tiếp đến sự vận hành và phát triển của doanh nghiệp đó. Họ có thể là chủ sở hữu, nhân viên các cấp,…
- External stakeholder (hay còn gọi là stakeholder thứ yếu): Ngược lại, những bên liên quan đến công ty từ phía bên ngoài là những đối tượng không có mối quan hệ trực tiếp đối với công ty nhưng họ là những cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng bởi các tác động của công ty, dù vô tình hay có chủ đích. Ví dụ như chính quyền nhà nước hay các tổ chức xã hội, khách hàng, nhà tài trợ, nhà cung cấp, nhà đầu tư góp vốn, cổ đông, …
Khách hàng
Mối quan tâm của stakeholder này là chất lượng sản phẩm, dịch vụ hay giá trị cốt lõi của công ty. Các doanh nghiệp muốn tồn tại được là nhờ vào sự tiêu thụ của khách hàng. Chính vì thế, không ai có thể phủ nhận được vai trò và đóng góp của stakeholder này trong việc phát triển công ty vì chính họ là người cảm nhận và tiêu dùng sản phẩm.
Nhân viên
Lương bổng, môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến là mối quan tâm của stakeholder này. Họ là thành phần then chốt của doanh nghiệp, đảm nhận toàn bộ quá trình vận hành và sản xuất để có được thành phẩm đến tay khách hàng tiêu dùng. Vì thế, những đóng góp của họ sẽ tác động trực tiếp đến nội bộ công ty.
Nhà đầu tư, tài trợ
Họ quan tâm chủ yếu về các vấn đề vốn, tài chính cũng như lợi nhuận. Không phải bất kỳ công ty nào cũng có bên liên quan này. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có được stakeholder là các investors, sponsors, bạn sẽ không cần lo lắng về các vấn đề tiền nong khi giờ đây đã có bên liên quan hỗ trợ cho việc kinh doanh.
Nhà cung cấp
Đối với các supplier, doanh thu là thứ họ quan tâm sau những lần cung cấp, hỗ trợ cho doanh nghiệp. Tùy vào tình hình kinh doanh, các nhà cung cấp sẽ tác động đến giá cả thị trường để đảm bảo họ thu được lợi nhuận sau khi thỏa thuận với công ty. Vì thế, stakeholder này cũng góp phần không nhỏ đến cơ chế làm việc và phát triển của tổ chức.
Cộng đồng
Đây là một dạng stakeholder phổ biến chủ yếu ở các mô hình doanh nghiệp lớn. Họ sẽ là thành tố tác động một cách vô hình đến sự phát triển kinh tế. Hơn thế nữa, những ảnh hưởng của một chủ thể kinh doanh lớn còn góp phần thay đổi thu nhập, chất lượng đời sống, an ninh, môi trường,…của một nhóm cộng đồng hay một khu vực nhất định.
Chính quyền
Mối quan tâm của external stakeholder này tập trung vào thuế, GDP và các vấn đề an sinh xã hội. Tuy không có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến công ty, thế nhưng việc điều chỉnh các điều khoản chính sách hay luật định sẽ vô tình tác động đến quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Thế nên, đây cũng là một stakeholder quan trọng không kém.
Nhìn chung, có nhiều loại stakeholder với các vị trí và vai trò khác nhau. Thế nhưng, theo Jack Ma – CEO của tập đoàn Alibaba đã xếp hạng ba loại stakeholder quan trọng nhất đối với một chủ thể kinh doanh, theo thứ tự là: khách hàng – nhân viên – nhà đầu tư.
Lợi ích của các stakeholder
Vì stakeholder là các bên liên quan đến công ty nên họ cũng nhận được nhiều lợi ích tương xứng với vai trò và đóng góp của mình. Tùy theo ảnh hưởng và vị trí của các stakeholder sẽ có từng lợi ích riêng. Tuy nhiên, nhìn chung họ sẽ có các lợi ích tổng quát sau:
- Có quyền tạo ra các quy định, điều khoản liên quan đến các khâu tương ứng
- Tham gia xây dựng kế hoạch, quản lý dự án kinh doanh
- Nhận được quyền lợi theo điều khoản thỏa thuận
- Mở rộng mối quan hệ với nhiều bên liên quan
- Chủ động quản lý các thiệt hại rủi ro
Các vấn đề thường xảy ra giữa các stakeholder
Bởi vì có quá nhiều bên liên quan đến cùng một chủ thể, thế nên phát sinh rắc rối là điều khó tránh khỏi. Không ít lần các stakeholder vì tranh chấp quyền và nghĩa vụ đã dẫn đến những vấn đề nan giải.
Cạnh tranh quyền lợi
Việc này xảy ra cả stakeholder nội bộ và bên ngoài công ty. Giống như tranh giành lợi ích giữa các cổ đông trong một dự án hay giữa các nhân viên với nhau. Tùy vào chức vụ của từng cổ đông mà quyền lợi sẽ được phân chia tương ứng, cũng giống như sự chênh lệch về các quyền hạn dài hạn và ngắn hạn là rất xa. Thế nhưng, để có thể đảm bảo sự hài hòa và đồng thuận giữa tất cả các cổ đông để đi đến quyết định cuối cùng thực sự chưa bao giờ là một điều dễ dàng.
Cạnh tranh sự ảnh hưởng, chức vụ
Nếu như có nhiều sponsor, supplier cho cùng một đối tượng kinh doanh, họ thường có xu hướng muốn độc chiếm tầm kiểm soát của mình lên doanh nghiệp đó. Từ đó, họ dễ dàng đưa ra quyết định có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ. Hay giữa các nhân viên trong cùng một công ty, họ cũng muốn được giữ các chức vụ then chốt để tăng uy tín và tiếng nói của bản thân mình.
Cạnh tranh ý tưởng
Nếu những người có cùng chức vụ, vai trò, họ đều muốn trở nắm chặt tay lái điều khiển chiếc thuyền để đi đúng định hướng có lợi nhất cho họ. Từ đó, họ đề xuất các chiến lược, kế hoạch khác nhau. Và các bên liên quan cũng sẽ có tiếng nói riêng nên rất dễ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột.
Để giải quyết các vấn đề này, các bên liên quan cần có thỏa thuận thống nhất ngay từ đầu về quyền và nghĩa vụ của các bên. Nếu mọi thứ rõ ràng sẽ hạn chế dẫn đến cái tranh chấp không đáng có về sau.
Trên đây là các kiến thức cơ bản về stakeholder. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thể hiểu hơn về các bên liên quan của một chủ thể kinh tế và từ đó có những kế hoạch riêng cho bản thân mình.