Điện toán đám mây là gì? Các thành phần của điện toán đám mây

Bạn đang phát triển cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp của mình? Hay bạn chỉ là một người tìm hiểu về điện toán đám mây? Điện toán đám mây gồm những thành phần nào? vizi.vn sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi trên trong bài vi?

Điện toán đám mây là gì?

Giải thích một cách đơn giản, điện toán đám mây là các dịch vụ điện toán bao gồm:

 
  • Servers: máy chủ
  • Storage: lưu trữ
  • Databases: cơ sở dữ liệu
  • Networking: mạng
  • Software: phần mềm
  • Analytics: phân tích
  • Intelligence: trí tuệ nhân tạo
diện-toan-dam-may-la-gi

Tất cả các dịch vụ này được cung cấp thông qua Internet một cách nhanh chóng và vô cùng linh hoạt. Bạn có thể thay đổi quy mô hoạt động hoặc sử dụng dịch vụ bất cứ lúc nào, tùy thuộc vào nhà cung cấp bạn chọn như Microsoft Azure hoặc Amazon Web Services,… Sẽ có cách tính phí khác nhau.

Thông thường, các nhà cung cấp lớn sẽ tính phí theo khối lượng dịch vụ bạn sử dụng. Với cách tính phí này, bạn có thể vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn tiết kiệm chi phí hơn và mở rộng quy mô doanh nghiệp vào bất cứ lúc nào.

Các lợi ích của điện toán đám mây

Tối ưu hoá chi phí

Khi sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây, doanh nghiệp không cần phải đầu tư chi phí cho phần cứng, phần mềm và một đội ngũ kỹ thuật hùng hậu để xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu.

Vì vậy, chi phí xây dựng một trung tâm dữ liệu cho doanh nghiệp giảm xuống đáng kể và không cần phải có một đội ngũ nhân viên kỹ thuật túc trực 24/7 sau khi phát triển xong.

diện-toan-dam-may-la-gi

Tối ưu tốc độ

Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đều tối ưu hoá dịch vụ để bạn có thể tự mình xây dựng hệ thống. Tất cả các công việc cần thực hiện tốn mất vài phút và vài click chuột, bạn có thể có một nền tảng số khổng lồ cho việc xây dựng doanh nghiệp của mình.

diện-toan-dam-may-la-gi

Mức độ bảo mật cao

Phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đều tối ưu hóa công nghệ bảo mật của mình. Việc này sẽ giúp cho người dùng tin tưởng hơn, để lưu trữ dữ liệu, xây dựng ứng dụng và phát triển cơ sở hạ tầng trên các nền tảng điện toán đám mây đó.

Gia tăng hiệu suất liên tục

Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đều liên tục nâng cấp công nghệ, xây dựng các trung tâm dữ liệu ở nhiều khu vực trên thế giới. Tất cả nhằm mục đích giúp hiệu suất và hiệu quả hoạt động của nền tảng cao hơn.

Năng suất cao hơn

Nếu doanh nghiệp của bạn chuyên về phát triển công nghệ, doanh nghiệp sẽ tốn rất nhiều thời gian, tài nguyên, tài chính và nhân lực để xây dựng các trung tâm dữ liệu tại chỗ.

diện-toan-dam-may-la-gi

Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ điện toán đám mây, nguồn nhân lực công nghệ quý giá của doanh nghiệp có thể tập trung vào phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ sao cho tốt hơn. Nhằm tối ưu hoá được năng suất làm việc của toàn bộ doanh nghiệp và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.

Khả năng mở rộng quy mô

Một trong những lợi ích thiết thực và vô cùng tuyệt vời ở dịch vụ điện toán đám mây: Bạn có thể mở rộng quy mô của dịch vụ bất cứ lúc nào, ở bất kỳ nơi nào.

Ví dụ như gia tăng khối lượng lưu trữ dịch vụ của Amazon Web Services chẳng hạn. Trên dịch vụ EC2 của họ, bạn chỉ cần chọn vùng và chọn gói dữ liệu muốn gia tăng lên bao nhiêu là hoàn tất. Quá trình chỉ mất vài phút đồng hồ cùng vài click chuột!

diện-toan-dam-may-la-gi

Các loại lưu trữ điện toán đám mây

Hiện nay có 3 loại lưu trữ điện toán đám mây chính bao gồm: Public cloud, Private cloud và Hybrid cloud.

Public cloud – Điện toán đám mây công cộng

Public cloud – Điện toán đám mây công cộng. Các đám mây này thuộc sở hữu của nhà cung cấp, bạn sẽ phải đăng ký với họ để sử dụng các nguồn tài nguyên như: Server máy chủStorage bộ nhớ,… thông qua Internet.

diện-toan-dam-may-la-gi

Với dịch vụ điện toán đám mây công cộng, tất cả phần cứng, phần mềm và cơ sở hạ tầng hỗ trợ khác đều do nhà cung cấp đảm bảo cho bạn. Bạn mua dịch vụ của họ và sử dụng, bạn sẽ không cần phải tốn quá nhiều chi phí ban đầu như lợi ích đã đề cập bên trên.

Private cloud – Điện toán đám mây riêng tư

Private cloud – Điện toán đám mây riêng tư. Đám mây riêng – nền tảng lưu trữ riêng tư – thường sẽ thuộc sở hữu riêng của một doanh nghiệp hoặc một tổ chức nào đó.

diện-toan-dam-may-la-gi

Các đám mây riêng tư này thường là các trung tâm cơ sở dữ liệu vật lý được đặt ở đâu đó, hoặc doanh nghiệp có thể thuê lại các cơ sở vật lưu trữ vật lý của một bên thứ ba.

Hybrid cloud – Điện toán đám mây kết hợp

Còn lựa chọn điện toán nào linh hoạt hơn hay không?

Hybrid cloud – Điện toán đám mây kết hợp là một lựa chọn rất phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.

diện-toan-dam-may-la-gi

Bằng sự kết hợp giữa điện toán đám mây công cộng và điện toán đám mây riêng tư. Điện toán đám mây kết hợp vừa đảm bảo cơ sở hạ tầng, sự bảo mật do doanh nghiệp đặt ra vừa đảm bảo sự đồng bộ nếu doanh nghiệp phát triển đa quốc gia.

Các thành phần của điện toán đám mây

Về cơ bản, điện toán đám mây bao gồm 2 thành phần chính thuộc về Front end và Back end.

  • Front end là nơi cuối cùng để tiếp xúc với người dùng. Bao gồm giao diện người dùng, các phần mềm cần phải có để truy cập vào nền tảng đám mây.
  • Back end là các phần để quản lý mọi thứ. Bao gồm nguồn tài nguyên của điện toán đám mây từ cơ sở dữ liệu, các cơ chế bảo mật, mô hình được triển khai và sử dụng…
diện-toan-dam-may-la-gi
Nguồn: JavaTPoint

Front end

Client Infrastructure – Cơ sở hạ tầng của khách hàng

Client Infrastructure hay cơ sở hạ tầng của khách hàng cung cấp giao diện đồ hoạ (GUI) cho người dùng, để người dùng dễ dàng tương tác với các dịch vụ điện toán đám mây.

Internet

Internet là phương tiện để kết nối hai thành phần Front end và Back end lại với nhau, giúp cho mọi hoạt động được trơn tru nhất có thể.

diện-toan-dam-may-la-gi

Back end

Application – Ứng dụng

Application hay Ứng dụng là bất kỳ nền tảng nào như ứng dụng hoặc phần mềm được cung cấp bởi các nhà phát triển dịch vụ điện toán đám mây giúp bạn truy cập vào gói điện toán đám mây bạn sử dụng.

Service – Dịch vụ

Service hay Dịch vụ là những gói dịch vụ người dùng/ doanh nghiệp chọn để phát triển phần mềm, ứng dụng của mình. Hiện tại có 3 dịch vụ chính bao gồm: SaaS, PaaS và IaaS.

diện-toan-dam-may-la-gi
  • SaaS – Software as a Service: Đây là các dịch vụ cung cấp một phần mềm gần như hoàn chỉnh, phần mềm này sẽ được nhà cung cấp vận hành và quản lý. Có thể kể đến một số dịch vụ như: Gmail, Drive và các ứng dụng, phần mềm khác của Google.
  • PaaS – Platform as a Service: Các dịch vụ PaaS tương tự như SaaS. Tuy nhiên, các dịch vụ PaaS cung cấp một nền tảng để người dùng xây dựng và phát hành phần mềm của họ ra thị trường hoặc sử dụng nội bộ. Ví dụ điển hình nhất là nền tảng Microsoft Azure.
  • IaaS – Infrastructure as a service: Có khá ít nhà cung cấp dịch vụ đủ nguồn lực để phát triển dịch vụ thế này. IaaS là các gói để xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản dành cho công nghệ thông tin như: máy chủ ảo, mạng và lưu trữ trên đám mây, cung cấp các máy chủ, máy lưu trữ chuyên dụng có độ linh hoạt cao. Hầu hết các dịch vụ này tính phí dựa trên lượng tài nguyên bạn sử dụng. Ví dụ: Amazon Web Services (AWS), Google Compute Engine (GCE).

Runtime Cloud

Runtime Cloud cung cấp môi trường thực thi và thời gian chạy cho các dịch vụ được liệt kê ở trên.

Storage – Lưu trữ

Storage  Lưu trữ là thành phần không thể thiếu trong các dịch vụ điện toán đám mây bao gồm 3 dạng chính đã được nhắc đến ở bên trên: đám mây công cộng, đám mây riêng và đám mây kết hợp.

diện-toan-dam-may-la-gi

Infrastructure – Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây cung cấp các máy chủ, các nơi lưu trữ dữ liệu và nhiều dịch vụ để hỗ trợ tốt nhất cho cá nhân/ doanh nghiệp sử dụng.

Management – Quản lý

Khả năng quản lý các dịch vụ trong điện toán đám mây là hết sức cần thiết. Bạn sử dụng dịch vụ nào, đã sử dụng bao nhiêu nguồn tài nguyên, còn lại bao nhiêu tài nguyên khả dụng… Từ đó doanh nghiệp có khả năng để phân bổ nguồn lực và nguồn tài nguyên hợp lý nhất.

Security – Bảo mật

Bảo mật là một trong những yếu tố quyết định dịch vụ điện toán đám mây của nhà cung cấp đó có đáng để sử dụng hay không. Vì thế, bạn có quyền lựa chọn nhà cung cấp nào có đầy đủ công nghệ bảo mật để đảm bảo dữ liệu của bạn được an toàn nhất.

diện-toan-dam-may-la-gi

Qua bài viết, TinoHost hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về điện toán đám mây và các thành phần cấu tạo nên điện toán đám mây. Chúc bạn có những kiến thức mới và chúc doanh nghiệp của bạn chọn lựa được một nhà cung cấp dịch vụ phù hợp để phát triển bền vững!


Tuấn Nguyễn

587 Blog posts

Comments