Tìm hiểu Sơ đồ tư duy là gì? Cách xây dựng sơ đồ tư duy hiệu quả chinh phục mọi thử thách

Sơ đồ tư duy được đánh giá là “tấm bản đồ vạn năng” mang lại giá trị siêu hữu ích cho con người mà không bao giờ hết hạn sử dụng. Khi bạn có quá nhiều thông tin cần ghi nhớ, kiến thức cần phân loại, lưu trữ hợp lý

Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy hay còn gọi với tên tiếng Anh là Mindmap. Đây là một phương pháp được hình thành dưới dạng phương tiện thông minh giúp con người tăng khả năng ghi nhận thông tin, hình ảnh vào não bộ một cách nhanh chóng và lưu trữ lâu dài. Đối với sơ đồ tư duy, người dùng có thể xem đây là hình thức để bạn ghi nhớ một cách chi tiết, tổng hợp, phân tích mọi vấn đề lĩnh vực cụ thể nào đó dưới dạng lược đồ phân nhánh.

so-do-tu-duy-la-gi

Mindmap không rập khuôn, khô khan như máy móc. Bên cạnh khả năng giúp con người ghi nhớ theo trình tự nhất định, sơ đồ còn giúp con người liên hệ các dữ kiện, kích thích trí não sáng tạo, hứng thú trong học tập và làm việc. Khi sử dụng sơ đồ tư duy, bạn không phải ghi chép dày đặt nội dung mà thông qua các tiêu đề, từ khóa ngắn gọn, những ký hiệu, hình ảnh hai chiều là có thể giúp bạn ghi nhớ một cách tổng thể và chi tiết mọi vấn đề.

Sơ đồ tư duy ra đời khi nào?

Vào cuối thập niên 60 của thế kỷ 20, sơ đồ tư duy được phát triển bởi Tony Buzan. Ông hiện là tác giả của 92 đầu sách dịch ra trên 30 thứ tiếng và được xuất bản trên 125 quốc gia. Ban đầu, phương pháp này được xem là cách giúp học sinh ghi lại nội dung bài giảng mà chỉ sử dụng từ then chốt và các hình ảnh tượng trưng. Nhờ đó, việc ghi chép của học không tốn nhiều thời gian, ghi nhớ nội dung và ôn tập dễ dàng hơn.

Giữa thập kỷ 70, Peter Russell hợp tác cùng Tony và họ đã lan truyền mạnh mẽ về kỹ xảo giản đồ ý cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục. Từ đó, cái tên sơ đồ tư duy nhanh chóng được đông đảo mọi người biết đến và sử dụng phổ biến.

Ưu và nhược điểm của sơ đồ tư duy

Ưu điểm

  • Sơ đồ tư duy với tạo hình đẹp sẽ giúp người sử dụng nâng cao hiệu quả công việc, kích thích trí não, sức sáng tạo và tư duy khoa học
  • Sử dụng sơ đồ tư duy là cách thức hữu hiệu để bạn phác thảo, hình thành nên những ý tưởng độc đáo trong điều kiện thời gian hạn chế.
  • Sơ đồ tư duy mang đến cho bạn cơ hội sắp xếp các ý tưởng và xâu chuỗi chúng lại thành một mối liên hệ nhất định, có sự logic.
  • Với sự sinh động trong màu sắc và hình ảnh, ký hiệu đầy gợi mở, từ khóa súc tích là điều kiện giúp người sử dụng tăng cường khả năng ghi nhớ, lưu trữ thông tin. Bên cạnh đó, bạn có thể tiết kiệm thời gian, đi đúng vào trọng tâm giúp não bộ kích hoạt ghi nhớ tốt và nhanh chóng mọi kiến thức.
  • Những khái niệm then chốt dễ dàng liên hệ nhanh chóng bằng thị giác
  • Tạo hứng thú cho con người trong học tập, làm việc.
so-do-tu-duy-la-gi

Nhược điểm

  • Với những người có hướng suy nghĩ logic sẽ gặp nhiều khó khăn khi sử dụng sơ đồ tư duy. Họ thường có xu hướng không tin vào những hình ảnh trực quan, suy nghĩ của họ là phương pháp này không có tính khả thi.
  • Sơ đồ tư duy được trình bày bằng sự kết nối những từ khóa, hình ảnh, nội dung, … Trường hợp nếu bạn không trực tiếp là người xây dựng nên bản sơ đồ thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, tốn thời gian để giải mã được sơ đồ tư duy đó, giảm tính hiệu quả của sơ đồ.

Các loại sơ đồ tư duy phổ biến hiện nay

Sơ đồ tư duy vòng tròn (Circle Map)

Đối với sơ đồ tư duy vòng tròn được tạo ra nhằm mục đích Brainstorm một ý tưởng, chủ đề thông qua việc sử dụng các thông tin mà bạn đã biết. Cấu tạo của Circle Map bao gồm: một vòng tròn lớn bên ngoài và một vòng tròn nhỏ bên trong. Vòng tròn nhỏ sẽ bao gồm chủ đề chính, ý tưởng trung tâm. Còn vòng lớn bên ngoài là không gian diễn đạt dòng chảy ý tưởng, nội dung nhỏ để làm rõ cho chủ đề chính.

Khi vòng tròn lớn được đẩy, hệ thống định nghĩa và sự liên kết giữa chúng sẽ phát triển một cách trực quan. Trong đó, bạn có thể diễn đạt bằng bất kỳ loại từ ngữ nào như: danh từ, tính từ hoặc các cụm từ

so-do-tu-duy-la-gi

Ví dụ: Các bé mẫu giáo thường được hướng dẫn sử dụng Circle Map để ghi nhớ những khái niệm cơ bản như hình dạng, màu sắc. Cụ thể, hình vuông: vòng tròn nhỏ sẽ đặt từ “Hình vuông” và vòng tròn lớn bên ngoài sẽ bao quanh các hình ảnh, đồ vật có hình vuông. Và Circle Map còn thích hợp cho những đội nhóm mới thành lập để các thành viên có thể hiểu về nhau, phá vỡ rào cản khoảng cách, mở mang ý tưởng.

Sơ đồ tư duy bong bóng (Bubble Map)

Sơ đồ bong bóng được xây dựng nhằm xác định chủ đề chính thông qua các cụm từ cụ thể. Cấu tạo của Bubble Map sẽ bao gồm: vòng tròn trung tâm xuất hiện với các vòng tròn, bong bóng bao quanh tỏa ra nhiều hướng. Mỗi vòng tròn kết nối sẽ chứa đựng tính từ hoặc cụm từ xác định.

Ví dụ: Trong Marketing, Bubble Map được sử dụng để xác định Persona của nhóm đối tượng. Bạn sẽ đưa ra ý tưởng chung của Persona đối tượng tại vòng tròn giữa. Cụ thể: Nam thuộc thế hệ Millennial. Vòng tròn xung quanh sẽ trình bày các tính từ: làm việc cho chính mình, sống ở nơi nhiều bạn bè,…

so-do-tu-duy-la-gi

Sơ đồ tư duy bong bóng kép ( Double Bubble Map)

Double Bubble Map là sự kết hợp của hai sơ đồ bong bóng hay còn được gọi là bong bóng kép, biểu đồ Venn.

Sơ đồ này nhằm xác định sự khác biệt và tương đồng giữa hai lĩnh vực, chủ đề. Cấu tạo của sơ đồ bao gồm: hai vòng tròn chứa hai ý chính sẽ nằm ở trung tâm. Điểm giao nhau của hai vòng trong sẽ chứa các điểm tương đồng cần chia sẻ. Phần còn lại của hai bên hai vòng trong xác định sự khác biệt. Double Bubble Map thường sử dụng để so sánh các tình huống, nhân vật, các phần của câu chuyện để dễ dàng nắm bắt. Hơn nữa, sơ đồ này còn giúp bạn đối chiếu trực quan, so sánh để có lựa chọn cuối cùng để giải quyết một vấn đề bất kỳ.

so-do-tu-duy-la-gi

 

Sơ đồ tư duy cây (Tree Map)

Tree Map là sơ đồ dùng để phân loại, sắp xếp thông tin một cách logic, rõ ràng. Cấu tạo của sơ đồ bao gồm: phần trên là tiêu đề chính, phía dưới là các chủ đề phụ. Tiếp theo, bên dưới các chủ đề phụ là những thông tin chi tiết được trình bày thành một danh sách dài để làm rõ chủ đề chính. Với Tree Map, bạn thường thấy sơ đồ được sử dụng phổ biến trong các bài luận, blog nhằm phác thảo thông tin một cách trực quan, ngắn gọn, dễ hiểu.

so-do-tu-duy-la-gi

Ngoài ra, sơ đồ tư duy còn rất nhiều loại được sử dụng như: sơ đồ luồng (Flow Map), sơ đồ đa luồng (Multi Flow), sơ đồ dấu ngoặc “{“ (Brace Map),… Tùy vào lĩnh vực công việc, mục đích, bạn có thể tìm kiếm và lựa chọn cho mình loại sơ đồ tư duy phù hợp và hiệu quả.

Mách bạn cách xây dựng sơ đồ tư duy hiệu quả và sáng tạo

Sơ đồ tư duy không thể được tạo nên bằng sự ngẫu hứng. Bạn cần tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định để đảm bảo sản phẩm hoàn hảo và hiệu quả nhất khi sử dụng. Dưới đây là các bước cụ thể giúp bạn vẽ một sơ đồ tư duy đẹp và sáng tạo của riêng mình.

Giai đoạn 1: Chuẩn bị dụng cụ cơ bản

Để thực hiện vẽ một sơ đồ tư duy thủ công hay sử dụng phần mềm, công cụ online thì bạn cần chuẩn bị chu đáo các dụng cụ, yếu tố cần thiết để tạo nên một sản phẩm đẹp, chất lượng.

Khi lựa chọn vẽ sơ đồ tư duy thủ công, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cơ bản như sau:

  • Giấy vẽ: Bạn có thể lựa chọn kích thước giấy to hay nhỏ phụ thuộc vào chủ đề, sở thích cá nhân. Đối với những chủ đề rộng, bạn ưu tiên chọn giấy khổ lớn để đảm bảo trình bày đủ nội dung, đẹp mắt và dễ quan sát.
  • Dụng cụ bút: Bút để vẽ cũng như điền nội dung trong bản sơ đồ tư duy nên chọn loại mực tốt, độ bám của màu chắc chắn, màu sắc không quá mờ nhạt để đảm bảo rõ ràng, chỉn chu cho sơ đồ. Bạn có thể tạo nên điểm nhấn, phân chia các ý trong sơ đồ bằng những loại bút với các màu sắc khác nhau (tối thiểu 3 màu) để dễ nhận biết.
  • Dụng cụ khác: Tùy vào nhu cầu, khả năng sáng tạo của mỗi người mà bạn sẽ cần sử dụng một số dụng khác để trang trí cho sơ đồ tư duy của mình. Bạn không nên đưa quá nhiều hình vẽ, làm cho bản sơ đồ trở nên rối rắm sẽ rất khó để bạn nắm đầy đủ các nội dung.
  • Tài liệu: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên chất lượng cho sơ đồ tư duy. Trước khi vẽ, bạn nên chọn lọc các ý chính, nội dung cốt lõi thật cô đọng, ngắn gọn để đưa vào bản vẽ nhanh chóng và đảm bảo đầy đủ các ý.
so-do-tu-duy-la-gi

Giai đoạn 2: Tiến hành vẽ sơ đồ tư duy

Bước 1: Hình thành ý tưởng trung tâm

Bất kỳ một bản sơ đồ tư duy nào cũng cần ý tưởng trung tâm (hay còn gọi là Topic) để từ đó triển khai thành các nội dung phụ, ý nhỏ trong bài. Đây có thể là chủ đề bạn khám phá, đề bài được giao hoặc ý tưởng mà cá nhân muốn phát triển. Để thực hiện bước này, bạn có thể sử dụng Brainstorm trước khi bắt đầu đặt bút vẽ.

Ý tưởng trung tâm hoặc chủ đề cốt lõi của bạn sẽ đặt ở vị trí trung tâm của sơ đồ. Tại vị trí này, người xem nhận định được ngay chủ đề chính của toàn bộ sơ đồ, thu hút sự chú ý và làm rõ về nội dung bạn muốn mô tả. Không nhất thiết bạn phải đặt Topic ở giữa, tùy theo sáng tạo của bạn mà có thể đặt nó nằm bên trái, bên phải sơ đồ và mở rộng các nhánh lan tỏa từ ý lớn ra nhiều hướng.

Bước 2: Xây dựng các nhánh ý tưởng cấp 1

Dựa vào chủ đề mục tiêu, bạn hình thành nên các nhánh chính bao gồm từ khóa, ý tưởng. Những nhánh ý tưởng cấp 1 này phải bám sát vào chủ đề chính. Bạn lưu ý sử dụng hệ thống những từ khóa ngắn gọn, diễn đạt trọng tâm ý của nội dung đề tài.

Ví dụ: Topic của bạn là “Chiến lược Marketing”, các ý chính đầu tiên bạn cần quan tâm là khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các kênh Marketing bạn hướng đến, thiết lập mục tiêu, thông điệp và các vấn đề quan trọng khác trước khi bạn đi sâu vào từng chi tiết nhỏ như mạng xã hội, blog,…

so-do-tu-duy-la-gi

Những nguyên tắc xây dựng các nhánh tiêu đề phụ

  • Sử dụng chữ in hoa, nét vẽ nên dày và đậm, tông màu sáng để làm nổi bật tiêu đề phụ nhưng không được quá rực rỡ, làm mờ nhạt đi chủ đề chính của sơ đồ tư duy.
  • Tiêu đề phụ không được xa rời nội dung và khoảng cách với chủ đề trung tâm.
  • Tiêu đề phụ nên vẽ theo hướng góc chéo, tỏa đều khắp các hướng khác nhau sao cho hài hòa, tránh dồn nội dung vào một góc nào đó trên trang giấy.

Bước 3: Xây dựng các nhánh phụ và những ghi chú

Nhánh phụ hay còn gọi là nhánh thứ cấp. Các nhánh này có nội dung bắt nguồn từ nhánh chính. Bạn sẽ thực hiện phác thảo các ý, nội dung nhỏ và chi tiết để giải thích cũng như bổ sung nội dung cho nhánh chính.

Đối với nhánh phụ, vì không bị giới hạn về số lượng nên bạn có thể thoải mái sáng tạo, chủ động cân chỉnh các nhánh và nội dung sao cho phù hợp với bố cục chung của toàn bài. Nhánh phụ cũng nên cô đọng nội dung thật ngắn gọn, đầy đủ các ý quan trọng. Ngoài những nội dung điền vào từng nhánh phụ, bạn có thể thêm các ghi chú cần lưu ý.

so-do-tu-duy-la-gi

Những nguyên tắc xây dựng các nhánh phụ

  • Ưu tiên sử dụng những biểu tượng, hình ảnh, từ khóa liên quan đến nội dung của chủ đề
  • Bạn nên thiết kế những hình ảnh và từ khóa trên từng đoạn gấp khúc riêng của nhánh, mỗi gấp khúc chỉ nên đặt tối đa một từ khóa để đảm bảo rõ ràng, tránh thiếu sót nội dung khi quan sát.
  • Các nhánh phải được xuất phát từ một điểm và nội dung liên quan đến tiêu đề phụ
  • Mỗi nhánh cùng xuất phát từ một ý chia ra thì nên sử dụng chung một màu sắc.

Bạn thấy đấy, sơ đồ tư duy thật sự là một công cụ hữu ích trong mọi lĩnh vực, mọi thời đại. Nếu bạn biết cách vận dụng tốt sơ đồ tư duy vào cuộc sống, bạn sẽ ghi nhớ, liên kết thông tin, phát triển ý tưởng một cách hiệu quả. Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ sơ đồ tư duy là gì? cách thiết lập một sơ đồ tư duy sáng tạo rồi phải không? Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời cùng sơ đồ tư duy nhé!.


Thủ Thuật Hay

470 Blog posts

Comments