Tìm hiểu Malicious software là gì? Tìm hiểu chi tiết về Malicious software

Nếu bạn là người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin hay đơn giản chỉ là một người sử dụng các thiết bị điện tử để phục vụ công việc thì chắc hẳn bạn đã loáng thoáng nghe qua thuật ngữ Malicious software – phầ

Malicious software là gì?

Malicious software (còn được gọi theo một cách khác là “Malware”) được tạm dịch là phần mềm độc hại, là một thuật ngữ nói chung đề cập đến những chương trình máy tính gây hại thường được các mạng tặc sử dụng để phá hoại phần mềm cũng như truy cập thông tin bảo mật của máy chủ khác.

malicious-software-la-gi

Phần mềm độc hại có thể là một đoạn mã thường được viết dưới dạng phần mềm để gây hại cho hệ thống máy tính. Sau khi được cài đặt vào hệ thống máy tính, phần mềm xâm nhập vào tài nguyên của hệ thống máy tính, chia sẻ dữ liệu đến một số máy chủ từ xa mà không cần sự cho phép của người dùng và người dùng cũng không thể kiểm soát hoặc có thể theo dõi chi tiết người dùng, …

Một số phần mềm độc hại bạn cần biết

Virus

Cái tên đầu tiên không thể không nhắc tới đó chính là virus. Các phương tiện truyền thông thường gây nhầm lẫn cho người dùng rằng virus là mọi chương trình độc hại Tuy nhiên, hầu hết các chương trình phần mềm độc hại không phải là virus.

malicious-software-la-gi

Virus máy tính tự ý sửa đổi các tệp máy chủ hợp pháp khác theo cách mà khi tệp của nạn nhân được hoạt động cũng là lúc virus bắt đầu kích hoạt phá hủy.

Ngày này, virus máy tính thuần túy không còn phổ biến, chỉ khoảng 10% trên tổng số các phần mềm độc hại.

Worms (hay còn gọi là Sâu)

Worm đã xuất hiện lâu đời hơn cả virus máy tính. Worm bắt đầu xâm chiếm các loại Email vào cuối những năm 1990, và trong gần một thập kỷ, các chuyên gia bảo mật luôn mất ăn mất ngủ bởi những worm độc hại xuất hiện dưới dạng tệp đính kèm tin nhắn. Chỉ cần một thành viên mở một email bị nhiễm worm thì toàn bộ công ty sẽ bị nhiễm worm trong thời gian ngắn.

Trojans (hay còn gọi là Giun)

Giun máy tính là một vũ khí lợi hại được lựa chọn bởi mạng tặc. Trojans có khả năng cải trang thành chương trình hợp pháp mà các phần mềm chống mã độc không nhận biết được nhưng trojan chứa các kiến trúc độc hại.

malicious-software-la-gi

Trojan tồn tại mãi mãi trong hệ thống máy tính, thậm chí lâu hơn cả virus máy tính, tỷ lệ chiếm giữ các máy tính hiện tại nhiều hơn bất kỳ loại phần mềm độc hại nào khác. Trojan thường đến qua email hoặc các trang web bị nhiễm khi người dùng truy cập. Loại trojan phổ biến nhất là chương trình chống virus giả, tự động xuất hiện và tuyên bố thiết bị của bạn bị nhiễm, sau đó hướng dẫn bạn chạy chương trình để dọn dẹp PC của thiết bị. Người dùng mắc bẫy và bắt đầu truy cập thế là Trojan chiếm quyền kiểm soát.

Ransomware

Các chương trình phần mềm độc hại truy cập vào thiết bị và mã hóa dữ liệu của bạn, sau đó chúng cướp đi dữ liệu của bạn như một con tin để buộc bạn phải trả tiền chuộc bằng phương thức thanh toán tiền điện tử.

malicious-software-la-gi

Số lượng vụ xâm nhập thông qua ransomware “bùng nổ” trong vài năm gần đây và không có dấu hiệu giảm. Ransomware có khả năng làm tê liệt hệ thống mạng của các công ty, bệnh viện, sở cảnh sát và thậm chí toàn bộ thành phố.

Hầu hết các chương trình ransomware là trojan, có nghĩa là phải có một nhóm mạng tặc sử dụng kỹ thuật truyền thông để phát tán phần mềm độc hại trên diện rộng. Sau khi được phát tán, chúng sẽ tìm kiếm và mã hóa các tập tin của nạn nhân trong vòng vài phút.

Ngoài ra, một số dạng thức khác của ransomware sẽ tiếp cận chờ đợi và theo dõi nạn nhân trong vài giờ trước khi thiết lập hành vi mã hóa. Quản trị viên của phần mềm độc hại có thể đưa ra chính xác số tiền chuộc mà nạn nhân có thể chi trả và chúng cũng xóa hoặc mã hóa luôn các bản sao lưu được cho là an toàn khác.

Ransomware có thể được ngăn chặn tương tự các chương trình phần mềm độc hại khác, nhưng một khi đã tiến hành mã hóa, không có gì có thể khắc phục thiệt hại ngoài trừ bản sao lưu hợp lệ, được xác thực.

Theo một số nghiên cứu, khoảng ¼ số nạn nhân phải trả tiền chuộc, và trong số đó, khoảng 30% vẫn không mở khóa các tập tin của họ. Dù bằng cách nào đi nữa, việc giải mã các tệp được mã hóa dường như là chuyện không tưởng.

Lời khuyên tốt nhất đến từ các chuyên gia bạn phải có một bản sao lưu ngoại tuyến tốt cho tất cả các tệp quan trọng.

Phần mềm độc hại không cần tệp – Fileless malware

Fileless malware là một loại phần mềm độc hại với cách tấn công hoàn toàn khác, phần mềm này được mô tả về cách chúng khai thác và kiên trì phá hoại. Phần mềm độc hại truyền thống thường lây nhiễm hệ thống qua hệ thống tệp. Fileless malware là phần mềm độc hại không trực tiếp tấn công tệp hoặc hệ thống tệp. Thay vào đó, chúng chỉ khai thác và phát tán trong bộ nhớ hoặc sử dụng các đối tượng non-file khác như các registry keys, API hoặc các tác vụ theo lịch trình.

Như vậy, trong bài viết bên trên đã giải thích chi tiết Malicious software là gì cũng như những chủ đề liên quan đến thuật ngữ này. Hy vọng thông qua bài viết bạn có thể tránh khỏi những phần mềm độc hại

FAQs về Malicious software

Những bước cơ bản để ngăn chặn phần mềm độc hại cài đặt?

  • Cài đặt phần mềm Anti-Virus: Cài đặt phần mềm chống vi-rút và chống phần mềm độc hại để ngăn chặn mọi hoạt động độc hại như vậy. Bạn nên sử dụng phần mềm chống vi-rút đáng tin cậy.
  • Chỉ cài đặt phần mềm hợp pháp: Các phần mềm không hợp pháp thường chứa phần mềm độc hại trong đó.
  • Cài đặt phần mềm từ nguồn có nguồn gốc rõ ràng: Không tải xuống phần mềm từ bất kỳ trang web nào ngoài việc cài đặt phần mềm từ nguồn đã biết.
  • Cập nhật hệ điều hành: Vì các bản cập nhật này thường chứa các định nghĩa để phát hiện phần mềm độc hại.
  • Cập nhật bản vá phần mềm: Phần mềm cài đặt cũng phải được vá lỗi thường xuyên. Luôn cài đặt các bản vá để giữ an toàn hơn.

Thủ Thuật Hay

470 Blog posts

Comments