Cloud Server là gì?
Cloud Server là một mô hình chia sẻ Server thông qua internet. Mô hình của Cloud Server có phần giống với VPS, đều là các dịch vụ máy chủ ảo. Tuy nhiên, Cloud Server lại tích hợp công nghệ điện toán đám mây – Cloud Computing tiên tiến, với nhiều tính năng vượt trội giúp cho Cloud Server trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Trước đây, khi doanh nghiệp muốn lưu trữ dữ liệu, họ sẽ cần phải lưu trữ trong các Server vật lý. Điều này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề như:
- Dung lượng lưu trữ của Server bị giới hạn và rất khó để gia tăng dung lượng lưu trữ
- Tốn kém chi phí để mua, vận hành và duy trì
- Cần nhân sự để có thể thường xuyên kiểm tra Server vật lý
- Những sự cố bất khả kháng như sập nguồn, cháy nổ hay bị hỏng hóc rất cao
Tuy nhiên, khi Cloud Server ra đời, đây được xem là một giải pháp toàn diện có thể giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nhân công và có thể mở rộng dung lượng lưu trữ bất cứ lúc nào!
Lợi ích khi sử dụng Cloud Server
Khi sử dụng Cloud Server, bạn sẽ nhận được vô số lợi ích so với Server vật lý truyền thống như:
- Truy cập từ xa
- Dễ dàng triển khai và quản lý
- Mức độ khả dụng cao
- Khả năng mở rộng vô hạn
- Cấu hình vượt trội và nhiều máy chủ chuyên dụng
Truy cập từ xa
Thay vì phải sử dụng máy tính để kết nối với mạng LAN trong công ty để truy cập vào Server vật lý, với Cloud Server, chỉ cần một thiết bị có khả năng kết nối với internet, bạn có thể truy cập và quản lý Server của mình ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Hiện tại, hầu hết các laptop đều có khả năng truy cập và quản lý Server mà không gặp quá nhiều trở ngại về phần cứng. Thậm chí, một số thiết bị điện thoại di động hỗ trợ viện quản lý các thông số, báo cáo của Server vẫn được!
Dễ dàng triển khai và quản lý
Trước đây, nếu một doanh nghiệp muốn triển khai dịch vụ Server vật lý, doanh nghiệp sẽ phải: liên hệ với bộ phận cung cấp dịch vụ = chọn Server phù hợp = lắp đặt tại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ phải tiêu tốn thêm nhiều chi phí cho việc vận hành, bảo dưỡng Server vật lý.
Tuy nhiên, với Cloud Server, doanh nghiệp có thể không cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ. Với những nhà cung cấp nổi tiếng như IBM, AWS hay Microsoft, bạn chỉ cần và click chuột để mua một Server để sử dụng cho doanh nghiệp của mình.
Việc xuất hóa đơn sẽ phụ thuộc vào điều khoản của các nhà cung cấp, để đảm bảo hơn về việc xuất hóa đơn, doanh nghiệp nên mua dịch vụ từ các nhà cung cấp trong nước như TinoHost, Mắt Bão, Viettel,…
Mức độ khả dụng cao
Hiện tại, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server đều đảm bảo thời gian time up của Server lên đến hơn 90%. Vì vậy, doanh nghiệp gần như sẽ không lo về việc bị hỏng hóc Server vật lý sẽ phải đợi người đến sửa.
Ngoài ra, tính khả dụng của Cloud Server còn thể hiện ở việc doanh nghiệp có thể mua dự phòng Server và chuyển dữ liệu đi bất cứ lúc nào. Với mạng lưới tài nguyên được liên kết với nhau, doanh nghiệp sẽ không phải lo về việc bị mất dữ liệu như khi hỏng Server vật lý.
Khả năng mở rộng vô hạn
Một doanh nghiệp thông thường, chỉ cần 1 Server vật lý với sức chứa 500GB dữ liệu là một con số rất ổn. Nếu nhân lên con số lên 100 200 hay 1000TB thì sao?
Lúc này, các Server vật lý sẽ cần rất nhiều diện tích để chứa và không khác gì một data center. Doanh nghiệp cũng cần rất nhiều nhân lực để duy trì.
Tuy nhiên, với Cloud Server, chỉ cần là những nhà cung cấp lớn trên thế giới, họ có thể đảm bảo con số lưu trữ mà doanh nghiệp có thể ký hợp đồng được.
Nói ngắn gọn hơn, khả năng mở rộng lưu trữ của Cloud Server là vô hạn. Việc bảo trì và bảo vệ Server sẽ được các nhà cung cấp đảm bảo.
Cấu hình vượt trội và nhiều máy chủ chuyên dụng
Cấu hình ram, bộ nhớ cho Server vật lý sẽ hao tốn rất nhiều chi phí. Đôi khi, cấu hình máy chủ của nhiều nhà cung cấp không đảm bảo để phục vụ cho các mục đích sử dụng chuyên dụng.
Tuy nhiên, với Cloud Server doanh nghiệp có thể tùy chọn dung lượng lưu trữ, ram, băng thông, hệ điều hành,… chi tiết đến mức doanh nghiệp có thể nói rằng: “máy chủ này là dành cho chúng tôi!”
Cách sử dụng Cloud Server
Cách để triển khai và sử dụng Cloud Server thực sự rất đơn giản. Doanh nghiệp chỉ cần thực hiện:
- Tìm hiểu về nhu cầu của chính doanh nghiệp đang cần Cloud Server cho mục đích gì, dung lượng bao nhiêu là phù hợp, Server sẽ phục vụ cho khu vực nào, có cần phải tạo ra Server Hybrid hay không,..
- Sau khi biết được nhu cầu, doanh nghiệp sẽ lựa chọn các gói phù hợp và đặc biệt là nhà cung cấp phù hợp vì không phải nhà cung cấp nào cung có thể tồn tại lâu dài.
- Cuối cùng, doanh nghiệp mua và cấu hình sao cho Cloud Server đó phù hợp và triển khai các ứng dụng, lưu trữ dữ liệu hay triển khai website lên Cloud Server.
Sử dụng Cloud Server vào mục đích gì?
Mục đích để sử dụng Cloud Server rất đa dạng, doanh nghiệp có thể tham khảo một số cách sử dụng như sau:
- Sử dụng để lưu trữ dữ liệu
- Sử dụng để lưu trữ các website tĩnh và cả những website phức tạp hay ứng dụng web
- Sử dụng để xây dựng và phát triển các phần mềm, ứng dụng
- Sử dụng vào việc đào tạo ngành cntt đặc biệt là cho các trường học
- Sử dụng để lưu trữ và phát triển sản phẩm dịch vụ mẫu để khách hàng sử dụng thử trước khi mua
- Sử dụng để render các sản phẩm media. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí so với thiết bị vật lý rất nhiều!
Lựa chọn mô hình phù hợp
Hiện tại, doanh nghiệp có thể chọn 1 trong 3 mô hình Cloud Server như sau để phục vụ cho mục đích của doanh nghiệp như:
- Public cloud – đám mây công khai: đây là mô hình tiết kiệm và phổ biến nhất. Cơ sở hạ tầng sẽ do bên thứ 3 sở hữu, doanh nghiệp mua gói dịch vụ và nhà cung cấp sẽ chia sẻ cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp sử dụng theo nhu cầu.
- Private cloud – đám mây riêng tư: với dạng Cloud Server này, doanh nghiệp sẽ không chia sẻ cơ sở hạ tầng với bên nào khác, nhà cung cấp dịch vụ sẽ có riêng máy chủ để lưu trữ cho quý doanh nghiệp và chỉ quý doanh nghiệp có thể khai thác và sử dụng.
- Hybrid cloud – đám mây lai: đây là sự kết hợp giữa cơ sở hạ tầng sẵn có của doanh nghiệp và có thể cấu hình để liên kết với các Private cloud, Public cloud và doanh nghiệp có thể kiểm soát bảo mật tốt hơn, nhưng vẫn có thể mở rộng cơ sở hạ tầng khi cần thiết.
Lựa chọn nhà cung cấp và cấu hình Cloud Server
Khi đã chọn được loại hình Cloud Server phù hợp, doanh nghiệp chỉ cần lựa chọn thêm các thông số như:
- Dung lượng lưu trữ
- Ram cho Server
- vCPU
- Băng thông cho Server
- Hệ điều hành để quản lý Server
Các dịch vụ đi kèm nếu có (bảo mật, tường lửa, chống DDOS,…)
Và điều quan trọng nhất: doanh nghiệp cần lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ uy tín, có đội ngũ nhân sự với chuyên môn cao, sẵn sàng hỗ trợ 24/7 nhằm đảm bảo doanh nghiệp có thể hoạt động liên tục mà không bị ngắt quãng.
Đến đây, doanh nghiệp chỉ cần triển khai và sử dụng. Việc này sẽ được đội ngũ kỹ sư của quý doanh nghiệp thực hiện là tốt nhất!
Qua bài viết, hi vọng bạn/ quý doanh nghiệp có thể hiểu hơn về Cloud Server là gì cũng như cách để có thể triển khai và sử dụng Cloud Server.