Khái niệm về thương hiệu là gì? Khám phá 9 yếu tố cơ bản của một thương hiệu

Trong thời đại công nghệ 4.0, bạn sẽ dễ dàng gặp những thuật ngữ về “sức mạnh và tầm ảnh hưởng của thương hiệu”, “những thương hiệu đang khuấy đảo thị trường”, “xây dựng hình ảnh thương hiệu”. Tuy mức độ

Thương hiệu là gì?

“Thương hiệu chính là nhận thức” (Quyền Vũ – CEO Vũ Digital).

 
 
Quả thật, thương hiệu là hình ảnh mà một cá nhân hoặc doanh nghiệp, công ty tạo dựng nên. Thương hiệu được cảm nhận hữu hình hay vô hình từ những người đã trải nghiệm nó. Dù thế nào, thương hiệu vẫn là một tài sản vô cùng giá trị, công cụ hữu ích thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại.

Thương hiệu, không đơn giản chỉ là một cái tên, một khẩu hiệu, một biểu tượng nào đó. Nói đến thương hiệu là bàn về sự nhận biết, đánh giá, cảm nhận sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp khơi gợi, tạo dựng nên. Lúc này, những người đã trải nghiệm sẽ có những hình dung, sự hiện hữu trong tâm trí về thương hiệu đó. Những người này có thể là nhà đầu tư, người làm truyền thông, đội ngũ nhân viên và phần lớn vẫn là khách hàng.

thuong-hieu-la-gi

Ví dụ: Thương hiệu Apple – cái tên “nổi đình nổi đám” trên toàn cầu và chưa có dấu hiệu ngừng hot. Apple được biết đến với những sản phẩm đặc trưng như máy tính Imac, macbook, điện thoại iPhone, các thiết bị thông minh khác. Ngay cả cái tên thương hiệu “APPLE” và logo “quả táo cắn dở” độc quyền cũng toát lên sự gắn kết và chặt chẽ trong cách thể hiện thông điệp với người dùng.

Những khái niệm liên quan đến thương hiệu

Chiến lược thương hiệu

Chiến lược thương hiệu được hiểu là một bản kế hoạch dài hạn bao gồm tập hợp những nguyên tắc và định hướng. Chúng trải qua thời gian nghiên cứu và được lập ra nhằm dẫn dắt các hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu vững chắc, mạnh mẽ trên thị trường.

Bản sắc thương hiệu

Bản sắc là hội tụ những yếu tố thuộc về thương hiệu. Những yếu tố này bao gồm yếu tố về mặt lý tính và cảm tính, yếu tố hàm súc bên trong và thể hiện ra bên ngoài.

Tầm nhìn thương hiệu

Tầm nhìn của một thương hiệu sẽ là thông điệp mô tả những dự định trong tương lai mà doanh nghiệp nhất định hướng tới và đạt được.

thuong-hieu-la-gi

Câu chuyện thương hiệu

Câu chuyện thương hiệu được biết đến là những câu chuyện riêng, có thể là điểm nhận diện của thương hiệu trong suốt quá trình gây dựng tên tuổi tương ứng với từng cột mốc đặc biệt, đáng tự hào.

Giá trị thương hiệu

Giáo sư Aaker đến từ trường Đại Học Berkeley từng định nghĩa: “Giá trị thương hiệu là một tập hợp các tài sản và khoản nợ gắn liền với một thương hiệu mà nó công thêm vào hoặc trừ bớt ra từ giá trị được cung cấp bởi một sản phẩm hoặc một dịch vụ cho công ty và khách hàng của công ty đó”.

Bản chất của thương hiệu

Nhìn chung, khi nhắc đến thương hiệu mọi người sẽ có cái nhìn chung rằng nó tương tự như nhãn hiệu. Tuy nhiên, câu trả lời chính xác nhất dành cho nhãn hiệu và thương hiệu vẫn luôn là một ẩn số chưa được giải đáp trong các cuộc tranh biện lớn của giới chuyên môn và công đồng Marketing trên thế giới. Dù vậy, khi nhắc đến thương hiệu ở hướng tiếp cận thương mại, ứng dụng Marketing hay sở hữu trí tuệ đều có chung những đặc điểm cụ thể sau:

  • Thương hiệu là tập hợp những dấu hiệu nhận biết ở cả phương diện cảm tính và lý tính. Nó sở hữu đầy đủ các khía cạnh như: mô tả nhận diện, thuộc tính, giá trị, cá tính,… mà khách hàng nhận được khi tiếp xúc với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Thương hiệu tuy mang đến những giá trị hữu hình, nhưng được xem là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Trong đó, nó nắm giữ sinh mệnh, sự tồn vong của một doanh nghiệp. Hơn nữa, nó còn khẳng định những giá trị vững bền ở hiện tại và tạo ra những giá trị mới trong tương lai cho doanh nghiệp
  • Thương hiệu là sợi dây ràng buộc mối quan hệ với người tiêu dùng. Đối với người dùng, thương hiệu chính là giá trị còn lại sau cùng trong tâm trí của họ.

9 yếu tố cơ bản của một thương hiệu

Theo các tài liệu tại vudigital.co, 9 yếu tố cơ bản của một thương hiệu được phân tích chi tiết như bên dưới.

#1. Tạo la bàn thương hiệu vững chắc (Brand Compass)

La bàn thương hiệu được hình thành dưới dạng một bản tóm tắt những điều cơ bản, các định hướng, giới thiệu ban đầu về thương hiệu mà bạn sở hữu. Đây là thành phẩm của công việc được thực hiện trong giai đoạn hình thành chiến lược thương hiệu. Cụ thể bao gồm: nghiên cứu thị trường và thương hiệu, định vị thương hiệu

Đúng như tên gọi la bàn, nó sẽ là công cụ soi sáng, dẫn lối cũng như điều hướng cho mọi hoạt động mà thương hiệu sẽ hướng đến trong tương lai. Trong đó, bao gồm:

  • Mục đích thương hiệu được đặt ra
  • Tầm nhìn
  • Sứ mệnh
  • Giá trị cốt lõi
  • Mục tiêu chiến lược
  • Giải pháp, kế hoạch đạt được mục tiêu chiến lược
thuong-hieu-la-gi

 

#2. Xây dựng văn hóa công ty (Company Culture)

Để xây dựng và vận hành một thương hiệu bền vững, bạn cần sở hữu một văn hóa doanh nghiệp chỉn chu. Việc xây dựng và ban hành các quy chuẩn trong văn hoá doanh nghiệp cần có tầm nhìn, sự toàn tâm toàn ý. Bởi đây chính là cách bạn truyền cảm hứng, tinh thần đến tập thể và cũng là động lực thúc đẩy, duy trì phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp không phải là những bài phát biểu sơ sài, nội dung sáo rỗng, nhàm chán hay một tập hồ sơ chi chít chữ. Một văn hóa công ty chuẩn cần được xây dựng trên các giá trị cốt lõi, tầm nhìn của người sở hữu thương hiệu và tập thể tin tưởng, cùng theo đuổi. Những nguyên tắc, quy chuẩn đó cần nghiêm chỉnh thực hiện. Nó quyết định cách thức ứng xử, tương tác trong nội bộ và thế giới bên ngoài. Sự vững chắc trong văn hóa công ty làm nên sự đồng điệu trong cảm xúc, liên kết bền vững cán bộ nhân viên trong công ty.

#3. “Tính cách” của thương hiệu (Brand Personality)

Xem thương hiệu như một con người. Lúc này bạn có thể nhìn nhân những tính cách, suy nghĩ, cảm xúc của thương hiệu một cách chuẩn nhất. Nhân cách bao gồm những đặc điểm mang tính cá nhân, sự nổi bật mà con người sở hữu. Cũng tương tự, nhân cách thương hiệu được nhận dạng và duy trì bởi những khách hàng trung thành. Đây là cơ sở vững chắc cho các mối quan hệ mà họ hình thành sau quá trình trải nghiệm với thương hiệu.

thuong-hieu-la-gi

 

#4. Chiến lược về kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture)

Kiến trúc thương hiệu là bản nghiên cứu, mô tả, hướng dẫn và quy hoạch chiến lược có tầm nhìn về hệ thống tổ chức các thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp sở nhiều hơn một thương hiệu trong dài hạn.

Nói nôm na, kiến trúc thương hiệu là bản quy hoạch tổng thể thành phố mà mỗi thương hiệu bạn sở hữu sẽ là những căn nhà trong đó.

#5. Tên thương hiệu và Slogan

Tên thương hiệu và Slogan là yếu tố đại diện trực tiếp với tần suất xuất hiện nhiều nhất. Do vậy, chúng cần chứa đựng đầy đủ ý nghĩa, khác biệt. Để thiết lập tên thương hiệu và Slogan ấn tượng, bạn cần trải qua một quá trình nghiên cứu chuyên sâu về thị trường, sàng lọc, tìm hiểu đối thủ để có ý tưởng. Đôi khi nó sẽ là những suy nghĩ đến một cách tình cờ.

Tuy nhiên, bản chất của tên và Slogan sẽ sử dụng thường xuyên và theo doanh nghiệp trên mọi mặt trận. Do đó, bạn cần sự nghiêm túc và có thể tìm đến đội ngũ chuyên nghiệp hỗ trợ. Hãy hướng đến cái tên và Slogan thật ấn tượng, khác biệt những có giá trị.

thuong-hieu-la-gi

 

#6. Nhận diện thương hiệu

Hệ thống nhận diện thương hiệu tốt phải thể hiện được tính cách thương hiệu, tầm nhìn, sứ mệnh cũng như định vị của nó. Do vậy, nó thường là những hình ảnh trực quan, sống động và cuốn hút. Ở đó có thể hiện và truyền tải các thông điệp trong chiến dịch, định vị thương hiệu của bạn mọi lúc mọi nơi.

#7. Định hình giọng nói và thông điệp thương hiệu (Brand Voice and Messaging)

Giọng nói và thông điệp của thương hiệu đóng vai trò quan trọng đối với sự tương tác của thương hiệu với thế giới ngoài kia. Khách hàng sẽ phân biệt thương hiệu của bạn với những đối thủ khác cùng ngành hàng thông qua các thông điệp truyền thông có tầm nhìn và sứ mệnh mà bạn cam kết.

Ở giọng nói và thông điệp nên có sự thống nhất trên mọi phương diện về tông khi truyền đạt đến khách hàng. Điều này là cách để khách hàng khắc sâu thương hiệu của bạn dễ dàng, tạo thiện cảm tốt đối với họ.

#8. Website

Website được xem là kênh truyền đạt thông tin, giới thiệu và bán hàng một cách hữu ích. Bạn không phải chi trả kinh phí nhưng nó vẫn “miệt mài” thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình đến với người xem.

Một website hiệu quả sẽ mang đến cho khách hàng sự tiếp thu trực quan, sống động về thương hiệu, doanh nghiệp của bạn. Website hiện nay là công cụ, chiến thuật truyền thông rất hữu ích để tiếp cận đông đảo khách hàng. Bạn nên chú tâm đầu tư, thiết kế website thật chỉn chu, chất lượng.

thuong-hieu-la-gi

 

#9. Mạng xã hội

Thời đại 4,0, con người có nhiều cơ hội trải nghiệm các thiết bị kỹ thuật số nhiều hơn. Do đó, doanh nghiệp nên nắm bắt cơ hội này thông qua các công cụ mạng xã hội để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Tại đây, bạn dễ dàng truyền tải những thông điệp, thông tin về sản phẩm/ dịch vụ cũng như xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt nhất.

Tóm lại, thương hiệu chính là linh hồn và thể xác của một doanh nghiệp. Dù bạn kinh doanh lĩnh vực nào, quy mô lớn hay nhỏ, việc xây dựng thương hiệu luôn cần thiết, nhất là trong thị trường 4.0 cạnh tranh gay gắt như hiện nay.


Tuấn Nguyễn

587 Blog posts

Comments