CEO là gì?
CEO được viết tắt từ cụm từ “Chief Executive Officer”, tạm dịch sang tiếng Việt là “giám đốc điều hành”. Đây là một vị trí thuộc hàng cấp cao trong một doanh nghiệp. Vì các CEO luôn là người phải báo cáo công việc trước cổ đông, hội đồng quản trị nên họ luôn luôn phải đối mặt với những áp lực khủng khiếp trong công việc.
Nói một cách khác, sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào người CEO. CEO là người đưa ra quyết định cuối cùng trước một vấn đề nào đó cần phải giải quyết.
Nhiệm vụ của CEO
Chức năng nhiệm vụ của CEO có thể khác nhau tùy theo quy mô và hình thức hoạt động của từng loại doanh nghiệp.
Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, CEO sẽ “dễ thở hơn” bởi vì khối lượng công việc tương đối chưa nhiều.
Đối với những doanh nghiệp quy mô lớn, CEO có lẽ người “mất ăn mất ngủ” nhất trong công ty. Bởi vì họ chịu trách nhiệm đưa ra quyết định cuối cùng trong hầu hết các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
- Đối vế những yếu tố bên ngoài, CEO chịu trách nhiệm về các vấn đề như cơ hội mở rộng, thị trường tiềm năng, khách hàng, tiêu chuẩn ngành.
- Về phần nội bộ bên trong tổ chức, CEO đảm bảo tổ chức hoạt động một cách liên tục với năng suất cao.
Vai trò cốt yếu của CEO trong doanh nghiệp
CEO giữ vai trò cực quan trọng quyết định sự phát triển của công ty do đó các công việc mà CEO đảm nhận là vô số kể. Thế nên, TinoHost không thể kể hết trong bài viết này. Sau đây là danh sách tổng hợp vai trò của CEO để bạn có thể dễ hiểu hơn về công việc của một người CEO.
Hoạch định tầm nhìn cho doanh nghiệp
Tầm nhìn là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì vậy, CEO cần có tầm nhìn xa để đưa doanh nghiệp phát triển bền vững.
Tạo dựng nền móng phát triển
Trong thời đại thị trường biến đổi không ngừng. Một người CEO có tầm nhìn sẽ giúp doanh nghiệp bước đi đúng hướng không lang man.
Một tầm nhìn đồng nhất sẽ đảm bảo những mục tiêu ban đầu và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Từ đó, toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới những mục tiêu chung dài hạn trong tương lai.
Xây dựng văn hóa làm việc trong doanh nghiệp
Một tầm nhìn tốt sẽ giúp tạo tạo ra một môi trường làm việc tích cực, tạo sự thoải mái cho nhân viên. Từ đó, mọi cá nhân sẽ có những đóng góp đáng kể.
Nếu doanh nghiệp không coi trọng việc xây dựng văn hóa làm việc, doanh nghiệp có thể dễ mất đi những nhân viên ưu tú.
Cố vấn cho doanh nghiệp
Đối với những quyết định trọng yếu, CEO sẽ là người đưa ra những cố vấn hữu ích cho hội đồng quản trị bởi vì họ nắm rõ về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự biến động thị trường nghành hàng.
Xây dựng đội ngũ nhân sự cấp cao
CEO sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng nhằm đảm bảo chất lượng của các nhân sự cấp cao cũng như đưa ra những quyết định phù hợp nhằm giữ chân nhân tài.
Bời vì sau này, CEO sẽ làm việc trực tiếp với những vị trí này nhằm mang lợi ích chung của công ty.
Những vị trí cấp cao này có nhiệm vụ đưa ra cố vấn, đồng thời báo cáo công việc cho giám đốc điều hành trong các lĩnh vực chuyên môn cụ thể như:
- Giám đốc tài chính (CFO)
- Giám đốc marketing (CMO)
- Giám đốc vận hành (COO) .
Đại điện cho doanh nghiệp
Trong các sự kiện, hiệp hội, hội thảo trong ngành hàng, CEO sẽ người là đại diện thương hiệu để đi tham dự. Những hoạt động này giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh. Điều này còn giúp CEO tăng khả năng lãnh đạo.
CEO sẽ thay mặt cho doanh nghiệp tham gia các hoạt động trách nhiệm với xã hội như gây quỹ, đóng góp, từ thiện cộng đồng tại địa phương hoặc cấp quốc gia.
Đảm bảo sự tăng trưởng cho doanh nghiệp
Ngoài công việc điều hành và giám sát các hoạt động kinh doanh, CEO còn phải đảm bảo cho doanh nghiệp luôn đi lên. Họ phải thực hiện vô số các công việc như
- Phân tích thị trường
- Đưa ra các dự báo định hướng
- Đưa chiến lược mở rộng thị trường
- Phân tích ngành hàng
Các đầu việc này nhằm phát triển kinh doanh từ đó tăng trưởng doanh thu.
CEO tạo ra một môi trường làm việc với tinh thần liên tục học hỏi và không ngừng đổi mới giúp doanh nghiệp luôn phát triển, đồng thời nâng cao năng lực của nhân viên.
Trong thời đại nền kinh tế thay đổi “chóng mặt”, bất cứ doanh nghiệp nào còn giữ tư duy quy củ không chịu thay đổi đều có nguy cơ bị đào thải. CEO là người tạo ra chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp trên thị trường.
Những yếu tố cần có ở một người CEO
Hành trình để trở thành một CEO vô cùng chông gai, đôi khi phải đánh đổi bằng những giọt mồ hôi và nước mắt. Tùy vào xuất phát điểm, mỗi người sẽ có những hướng đi riêng. Tuy nhiên, để được ngồi ở vị trí CEO, nhà lãnh đạo cần sở hữu những yếu tố sau đây.
Vốn kiến thức đa lĩnh vực
Một người CEO giỏi luôn có tầm nhìn xa để định hướng bước tiến của doanh nghiệp. Vì vậy, họ bắt buộc phải tích lũy khối lượng kiến thức khổng lồ. CEO không chỉ giỏi chuyên môn mà còn nắm bắt kiến thức ở đa dạng lĩnh vực.
Kiến thức chuyên sâu về khoa học quản trị
Khoa học quản trị là chiếc chìa khóa mà người CEO phải biết cách sử dụng hiệu quả. Để có thể dẫn dắt công ty vượt qua những khó khăn trên thị trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi người CEO phải luôn chủ động cập nhật những kiến thức quản trị mới.
Kỹ năng
Để trở thành một CEO thực thụ, kiến thức thôi vẫn chưa đủ mà họ cần phải có những kỹ năng mềm để tổ chức hoạt động của công ty một cách hiệu quả.
Một CEO cần có nhiều kỹ năng linh hoạt như sau:
- Lập kế hoạch chiến lược, mục tiêu.
- Phân tích và đưa ra quyết định.
- Giải quyết vấn đề.
- Giao tiếp, thuyết trình và kỹ năng thuyết phục
- Quản lý và sử dụng nguồn nhân lực.
- Quản lý thời gian….
Tố chất lãnh đạo
Tố chất lãnh đạo của một người CEO được đánh giá được trên hai tố chất cơ bản nhất:
- Chỉ số thông minh IQ
- Chỉ số cảm xúc EQ
Chỉ số IQ thuộc về bản chất bẩm sinh còn EQ được tích lũy trong quá trình rèn luyện, học tập và trải nghiệm. Chỉ số EQ là một yếu tố cần thiết bởi vì trong quá trình điều hành, nhờ có chỉ số EQ cao mà một CEO sẽ có khả năng phân tích đúng đắn và xử lý tình huống nhanh chóng.
Những điều trên có thể cho thấy rằng một CEO thực sự không chỉ cần có kinh nghiệm, chuyên môn mà còn phải là một người có vốn sống và từng trải.
Đạo đức hành nghề
Nhiều người nhầm lẫn rằng một CEO giỏi là người đặt lợi nhuận của doanh nghiệp lên hàng đầu. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, một người CEO chuyên nghiệp không chỉ điều hành công ty đạt được lợi nhuận cao mà còn phải có trách nhiệm với xã hội, không gây tổn hại đến cộng đồng.
Ví dụ: công ty Formosa xả nước thải chưa được xử lý ra biển làm chết cá ở Hà Tĩnh. Sự khác biệt giữa người CEO chuyên nghiệp và CEO giỏi chính là đạo đức kinh doanh.
Thông qua bài viết này, chúng ta có thể thấy rằng CEO là một chức vụ cấp cao, có thể nói đứng đầu cả một doanh nghiệp. CEO là người lèo lái chiếc thuyền mang tên doanh nghiệp để có thể đến được “miền đất hứa”.