Tìm hiểu Vòng đời của một tên miền quốc tế

Liệu vòng đời của một tên miền quốc tế có gì khác so với vòng đời của tên miền Việt Nam? Vòng đời của tên miền quốc tế bao gồm những trạng thái nào?

Định nghĩa tên miền quốc tế

Trong bài viết trước, Toi đã giới thiệu tổng quan về khái niệm và tính chất của tên miền quốc gia và tên miền quốc tế. Cụ thể, tên miền quốc tế là tên miền được tổ chức ICANN cấp phát. Tên miền quốc tế được sử dụng tại hầu các quốc gia trên thế giới, bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào cũng đều có thể sở hữu loại tên miền này, miễn sao chúng được đăng ký với ICANN cho tới khi chủ sở hữu không con nhu cầu và ngừng duy trì sử dụng tên miền.

  • Tên miền Việt Nam thường có đuôi .vn. Ví dụ:  .vn, .com.vn, .net.vn,
  • Tên miền quốc tế là những tên miền còn lại. Ví dụ: .com, .net, .org,… Mỗi loại tên miền sẽ có những vòng đời khác nhau.
vong-doi-cua-mot-ten-mien-quoc-te

Tại sao bạn cần phải tìm hiểu vòng đời một tên miền quốc tế?

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, mỗi ngày có hàng ngàn tên miền được đăng ký và ngưng hoạt động.  Nếu bạn đang quan tâm đến việc mua một tên miền thì việc tìm hiểu một vòng đời điển hình của bất kỳ tên miền nào là điều cực kì cần thiết.

Hiểu được ​vòng đời tên miền sẽ giúp bạn có thể giữ lại tên miền hết hạn hoặc khôi phục tên miền bị xóa trong thời gian gần đây. Từ đó, việc đăng ký, sử dụng và bảo vệ tên miền của mình sẽ rõ ràng và thuận tiện hơn. 

Đặc biệt, tên miền quốc tế là quyền sở hữu của cá nhân (hoặc tổ chức) đã đăng ký với ICANN cho tới khi bạn không tiếp tục trả tiền để tiếp tục sử dụng. Sau khi bạn không tiếp tục sử dụng tên miền đó, bạn có biết nó sẽ ra sao?

Lợi ích khi sử dụng tên miền quốc tế cho website

Nhiều tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thường chọn tên miền .vn với mục đích tận dụng lợi thế địa lý. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập, tên miền quốc tế là một lựa chọn đáng để cân nhắc, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có mục tiêu kinh doanh không chỉ giới hạn trong nước mà còn muốn mở rộng ra thị trường quốc tế.

Về mặt kỹ thuật, việc quản lý DNS và Name Server đối với tên miền quốc tế cũng dễ dàng hơn nhiều so với tên miền Việt Nam, vì mỗi tên miền quốc tế đều có trang quản lý thông tin riêng, còn tên miền Việt Nam chưa có nên bạn cần liên hệ với nhà đăng ký mỗi lần muốn thay đổi DNS.

Theo một nghiên cứu, người dùng thường có xu hướng thêm phần mở rộng .com với các địa chỉ tên miền mà họ không nhớ chính xác khi gõ vào hộp tìm kiếm. Vì vậy, nếu trang của bạn sử dụng tên miền này sẽ tăng cơ hội tiếp cận khách hàng.

vong-doi-cua-mot-ten-mien-quoc-te

Những lưu ý khi mua tên miền quốc tế cho website

  • Lựa chọn tên miền phù hợp với thương hiệu của bạn
  • Chọn tên miền dễ gõ và dễ ghi nhớ
  • Nên ưu tiên chọn đuôi .COM cho tên miền
  • Không nên dùng từ khóa để dẫn đầu tên miền
  • Chọn tên miền ngắn tốt hơn tên miền dài
  • Kiểm tra tên miền đã được đăng ký thương hiệu hay chưa
  • Không nên sử dụng dấu gạch nối trong tên miền
  • Kiểm tra tên miền của bạn đã xuất hiện trên các trang mạng xã hội hay chưa

Tìm hiểu vòng đời của một tên miền quốc tế

Vòng đời của một tên miền quốc tế sẽ trải qua các giai đoạn chi tiết như sau:

vong-doi-cua-mot-ten-mien-quoc-te
Vòng đời của một tên miền quốc tế

Giai đoạn 1: Available – Trạng thái sẵn sàng đăng ký

Available Domain Names – giai đoạn đầu tiên của tên miền, là tên miền còn trống. Đây là lúc tên miền chưa được đăng ký bởi ai và bất cứ cá nhân (hoặc tổ chức) nào cũng đều có thể đăng ký với điều kiện tên miền phải hợp lệ.

Điều kiện hợp lệ của tên miền là gì?

  • Tên miền chỉ có thể chứa chữ cái, chữ số hoặc dấu –,
  • Tên miền có chiều dài tối đa là 64 ký tự.

Bằng cách nào để kiểm tra trạng thái tên miền mình muốn mua có available hay không?

Hệ thống kiểm tra thông tin tên miền của Tinohost sẽ giúp bạn thực hiện thao tác kiểm tra trong vòng 3 giây.

Giai đoạn 2: Registered/Active – Trạng thái đã được đăng ký

Giai đoạn này là biểu hiện tên miền đã được đăng ký  thường giai đoạn này kéo dài từ 1-10 năm tùy vào nhu cầu và chi phí mà bạn chi trả).  Chủ sở hữu tên miền có thể toàn quyền sử dụng tên miền để xây dựng và hoàn thiện website cũng như thực hiện các công tác quảng bá đến khách hàng.

Bạn có thể gia hạn thêm nhưng thời hạn hiệu lực của 1 tên miền quốc tế không quá 10 năm.
Trong giai đoạn này bạn có thể whois thông tin chi tiết tên miền.

Giai đoạn 3: Expired Hold – Trạng thái Tên miền hết hạn

Đây là thời điểm các tên miền hết hạn và chờ ngày xóa chúng khỏi danh sách những tên miền đã sử dụng. Thông thường, khoảng thời gian này khá ngắn và các chủ tên miền bắt đầu mất tên miền từ đây.

vong-doi-cua-mot-ten-mien-quoc-te

Lúc này, tên miền bị tạm ngưng hoạt động trong vòng 24 giờ kể từ khi hết hạn. Bạn không sử dụng được, cũng như không thể truy cập được. Nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng thì liên hệ với nhà đăng ký để nộp phí gia hạn (trong vòng 45 ngày).

Giai đoạn 4: Grace Period – Giai đoạn thực hiện gia hạn

Sau khi hết hạn tên miền rơi vào khoảng thời gian “chờ đợi”.

Trong khoảng thời gian này tên miền không hoạt động được, nhưng không ai có thể đăng ký được tên miền này. Toàn bộ thông tin vẫn được giữu nguyên. 
Thông thường theo quy định của ICANN, sẽ chờ khoảng 40 ngày để bạn gia hạn (đối với các tên miền .com, .net, .org, .info …). Ngoài ra, còn có một số tên miền khác như sau:

  • Tên miền .EU: không có thời gian chờ gia hạn, nó sẽ hết hạn vào ngày cuối cùng thứ 2 của tháng mà tên miền sẽ hết hạn.
  • Tên miền .UK: thời gian chờ của tên miền này lên tới 90 ngày sau khi hết hạn.
  • Tên miền .WS: không có thời gian chờ gia hạn
  • Tên miền .NAME: không có thời gian chờ gia hạn.
  • Tên miền .TEL: sẽ có 30 ngày chờ gia hạn.
  • Tên miền .CO: sẽ có 15 ngày chờ gia hạn.
  • Tên miền .DE: không có thời gian chờ gia hạn và chờ xóa.
vong-doi-cua-mot-ten-mien-quoc-te

Giai đoạn 5: Redemption – Trạng thái Tên miền chờ chuộc

Đây được xem là giai đoạn nguy hiểm nhất trong toàn bộ vòng đời của tên miền khi tất cả những thông tin liên quan từ thông tin quản trị đến mọi hoạt động của website đều bị ngừng lại.

Chủ sở hữu tên miền có thể cứu tên miền bằng cách liên hệ trực tiếp đến Registrar để yêu cầu chuộc tên miền.

Chi phí phải trả = phí chuộc + phí gia hạn tên miền tối thiểu 1 năm.

Thời gian hoàn thành thanh toán: 30 ngày.

Phí chuộc – Phí gia hạn là gì?

Phí chuộc : Là chi phí mà Khách hàng trả cho Registrar để chuộc lại tên miền đã vào trạng thái Redemption. Tuỳ thuộc vào quy định của Registrar mà phí chuộc có thể là: 75$, 100$, 120$, 140$, 175$, 200$,…

Sau khi chuộc tên miền thành công, tên miền cần phải được gia hạn để quay lại trạng thái Registered. Do đó, bạn phải thanh toán thêm phí gia hạn.

Giai đoạn 6: Pending Delete – Giai đoạn chờ xóa

Nếu không được gia hạn trong thời gian gia hạn, tên miền sẽ đi vào giai đoạn chờ xóa. Giai đoạn này kéo dài trong 5 ngày. Tên miền ở giai đoạn này đã chết hoàn toàn và không có khả năng cứu.

Sau đó các tên miền bị xóa và sẵn sàng để tổ chức/cá nhân khác đăng ký.

Giai đoạn 7: Released (Available) – giai đoạn có thể mua 

Tên miền quay trở về trạng thái/giai đoạn ban đầu của vòng đời, chờ được đăng ký trở lại để bắt đầu một vòng đời mới tiếp theo. Ở trạng thái này bất cứ ai muốn sử dụng có thể liên hệ với nhà đăng ký tên miền   để được tư vấn chi tiết.

 

Nắm được vòng đời của một tên miền quốc tế sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý tên miền của mình hơn, giúp trang web của bạn luôn hoạt động ổn định, hạn chế xảy ra các sự cố không mong muốn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!


Thủ Thuật Hay

470 Blog posts

Comments