Tìm hiểu Schema là gì? Top 5 plugin Schema WordPress tốt nhất

Những tên gọi phổ biến khác của Schema là Schema.org, Schema Markup được đưa vào SQL Server từ phiên bản 2005. “Schema là một từ vựng ngữ nghĩa của các tag (hoặc microdata). Bạn có thể thêm vào HTML của mình để cải thiện cách cá

Những tên gọi phổ biến khác của Schema là Schema.org, Schema Markup được đưa vào SQL Server từ phiên bản 2005.  “Schema là một từ vựng ngữ nghĩa của các tag (hoặc microdata). Bạn có thể thêm vào HTML của mình để cải thiện cách các công cụ tìm kiếm đọc và thể hiện trang của bạn trong SERPs.” (Theo Moz)

schema-la-gi

Đây là một đoạn code HTML ngắn hoặc code khai báo JavaScript được dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (structured data). Mục đích chính khi gắn Schema vào website là tạo điều kiện cho công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận ra, phân loại và trả về kết quả một cách nhanh chóng, chính xác. Nhờ đó, thứ hạng website sẽ tăng lên trên các công cụ tìm kiếm.  Hiểu đơn giản, Schema là một loại ngôn ngữ dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc để các công cụ tìm kiếm có thể nhanh chóng nhận biết và phân loại website dễ dàng. Schema là sản phẩm được tạo ra với sự hợp tác của Google, Bing, Yandex và Yahoo – 4 công cụ tìm kiếm nổi tiếng hiện nay. 

Công dụng của Schema

Đối với công cụ tìm kiếm

Làm thế nào để website của bạn nổi bật, thu hút “sự chú ý” của công cụ tìm kiếm giữa hơn 1.94 tỷ website hiện tại?  Công cụ tìm kiếm không phải là con người. Do đó, công cụ không thể hiểu được chính xác của người truy cập muốn tìm kiếm gì để khó thể trả về kết quả liên quan. 

schema-la-gi

Để “phát tín hiệu” cho công cụ tìm kiếm, đồng thời nêu rõ thông tin chính xác về website của mình, bạn cần sắp xếp những thông tin này theo cấu trúc rõ ràng và dễ hiểu. Schema sẽ giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được chủ đề, thể loại của nội dung website. 

Đối với người dùng

Schema sẽ giúp người dùng thu thập được nhiều thông tin liên quan đến từ khóa tìm kiếm.  Kết quả tìm kiếm tăng sẽ kéo theo lượng truy cập website cũng tăng theo. 

Các loại Schema thông dụng

Để hỗ trợ website, có rất nhiều loại schema. Những loại Schema được nhiều người dùng nhất là: 

Tổ chức (Organization)

Schema này sẽ hiển thị các thông tin liên quan đến tổ chức đang sở hữu website. Ví dụ như tên, địa chỉ, số điện thoại, URL Website…

Sự kiện (Event)

Schema này hiển thị các thông tin quan trọng của sự kiện. Ví dụ như tên sự kiện, thời gian, địa điểm…

Sản phẩm (Product)

Schema này hiển thị các thông tin sản phẩm. Ví dụ như tên sản phẩm, giá tiền, xếp hạng…

Đánh giá (Review)

Schema này hiển thị các thông tin đánh giá của người dùng, xếp hạng cho một sản phẩm bất kỳ. Các trang blog marketing hoặc affiliate thường sử dụng Schema này. 

Công thức (Recipes)

Schema này hiển thị các thông tin quan trọng của một bài blog ẩm thực. Ví dụ như tên món ăn, thời gian hoàn thành, lượng calories, đánh giá…

Hướng dẫn kiểm tra Schema Markup 

Mục đích kiểm tra là để bạn trả lời câu hỏi:

  1. Website có tích hợp Schema Markup hay chưa?
  2. Dữ liệu cấu trúc của bạn đang gặp phải những vấn đề gì?

schema-la-gi

Thao tác kiểm tra: Bước 1: Bạn truy cập vào trang công cụ của Google và nhập link muốn kiểm tra vào mục “Tìm nạp URL”. Bạn chọn “Chạy thử nghiệm”Bước 2: Chờ đợi quá trình nạp và phân tích hoàn tất. Hệ thống sẽ trả về cho bạn tất thông tin các loại dữ liệu có cấu trúc trong URL của bạn.  Các dữ liệu được trả về càng nhiều nghĩa là website của bạn được cấu trúc tốt và công cụ tìm kiếm càng dễ hiểu được nội dung. Trong quá trình kiểm tra, bạn nên chú ý mục “Lỗi” và “Cảnh báo” phía bên phải. Nếu xuất hiện cảnh báo lỗi, bạn nên chủ động vào từng mục để tìm vấn đề và xử lý.

Top 5 plugin Schema WordPress tốt nhất

Slim SEO

Đây là một plugin SEO được đánh giá là đơn giản và hỗ trợ rất tốt cho Schema.  Ưu điểm nổi bật: 

  • Tự động chèn Schema vào trang web theo đúng chuẩn của Google. Người dùng không cần cài đặt gì thêm.
  • Hỗ trợ đa dạng Schema cho Website, Webpage, Logo, Article, Breadcrumbs, …
  • Nhẹ nhàng, tốc độ nhanh 
  • Hỗ trợ tạo sitemap XML, tối ưu các thẻ meta và tối ưu cho các mạng xã hội, …

All In One Schema.org Rich Snippets

Đây là 1 trong những plugin Schema cho WordPress phổ biến nhất.  Ưu điểm nổi bật:

  • Hoàn toàn miễn phí
  • Dễ thao tác, dễ sử dụng 
  • Người dùng có thể xem trực tiếp bản hiển thị trên công cụ tìm kiếm là Google.

Schema 

Đây là một plugin siêu nhẹ để tự động thêm dữ liệu có cấu trúc theo định dạng JSON-LD vào trang web WordPress. Ưu điểm nổi bật:

  • Dễ dàng cài đặt và sử dụng;
  • Bật được nhiều loại schema cho bất cứ nội dung nào;
  • Output định dạng JSON-LD;
  • Schema được kiểm duyệt và test bằng công cụ Google Structured Data Testing Tool.

WP Review plugin 

Đây là plugin được sử dụng để đánh giá, rate nội dung một cách dễ dàng mà không gây ảnh hưởng đến tốc độ tải trang của bạn. Ưu điểm nổi bật:

  • Tạo và tùy chỉnh đánh giá trên trang nhanh chóng. 
  • Đa dạng đánh giá: đánh giá sao, đánh giá theo điểm số, đánh giá theo phần trăm (%)
  • Tốc độ nhanh; 
  • Hỗ trợ schema.org;
  • Nhiều tùy chọn thay đổi style nhanh chóng
  • Cho phép người đọc rate và đánh giá.

Schema App Structured Data 

Đây là plugin được đánh giá khá cao trong cộng đồng người dùng. Ưu điểm nổi bật:

  • Tự động chèn schema cho tất cả các trang, bài đăng, tác giả và category của bạn.
  • Cung cấp đầy đủ các schema phổ biến của Google như: Breadcrumb, Sitelink Searchbox, ..
  • Hiển thị tên trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm.

Những câu hỏi thường gặp về Schema 

Schema có bị giới hạn tìm kiếm  loại website không? 

Câu trả lời là: Schema được phép gắn vào bất cứ loại website nào dù đó là website chuyên về ngành nghề, sản phẩm hay dịch vụ gì cũng đều được mà không bị ảnh hưởng.

Tạo Schema như thế nào?

SQL Server cung cấp đầy đủ công cụ giao diện đồ họa đến công cụ dòng lệnh. Bạn có thể tạo Schema theo hai cách:

  1. Cách 1: sử dụng công cụ SSMS (click chuột phải vào Database và chọn Create schema)
  2. Cách 2:  sử dụng lệnh Create Schema. CREATE SCHEMA tên_schema

Xóa Schema như thế nào?

Bạn có thể xóa Schema theo hai cách:

  1. Cách 1: Có thể xóa bằng SSMS
  2. Cách 2: Xóa bằng cú pháp lệnh: DROP SCHEMA tên_schema

Cấp/xóa quyền sử dụng Schema cho user như thế nào?

Bạn có thể thao tác đơn giản như sau:

  • Cấp quyền: GRANT SELECT ON SCHEMA :: tên_schema TO tên_user
  • Xóa quyền: GRANT SELECT ON SCHEMA :: tên_schema TO tên_user

Thủ Thuật Hay

470 Blog posts

Comments