Tìm hiểu Render là gì? Nên dùng CPU hay GPU để Render?

Bạn mới học về thiết kế video và nghe sơ qua về Render. Hàng loạt câu hỏi xuất hiện trong bạn như: Render là gì? Nên dùng CPU hay GPU để render? Render ngay trong phần mềm hay render bằng phần mềm chuyên dụng?

Render là gì?

Có rất nhiều góc độ để nói về Render nhưng trong bài viết sẽ đề cập nhiều hơn đến 3D.

Render (kết xuất đồ hoạ) là một quá trình kết xuất hay tổng hợp lại các vật liệu 2D hoặc 3D thô (các khối, vật liệu và cả ánh sáng) và tính toán để cho ra sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm đầu ra thường là hình ảnh; hoặc rất nhiều hình ảnh liên kết lại với nhau thành một video.

 

Render là một khái niệm rất quen thuộc với các Designer. Khi hoàn thành xong một file Photoshop hay file After Effect , họ đều phải xuất ra để người xem thấy được.

File gốc thường được giữ lại để điều chỉnh các thứ. Nếu bạn gửi một file .psd hay file .aep, người dùng thông thường sẽ không biết mở thế nào để thưởng thức tác phẩm của bạn.

Vậy nên họ phải render sản phẩm đó thành .png, .jpe hay mov, mp4, người dùng thông thường mới có thể chiêm ngưỡng tác phẩm được.

render-la-gi
Một sản phẩm được dựng bằng Blender

Render còn sử dụng trong các tác phẩm thiết kế kiến trúc, game, các loại mô phỏng và các hiệu ứng kĩ xảo trong phim mà bạn thường thấy cùng nhiều thứ khác nữa. Mỗi loại sẽ có một trình xây dựng và cách xuất ra riêng biệt. Phần mềm có thể là miễn phí cũng có thể là mất phí.

Nếu nhắc đến phần mềm dựng đồ hoạ 3D miễn phí trình dựng lẫn trình xuất, có lẽ các bạn sẽ nghĩ ngay đến Blender. Các sản phẩm trả phí: cho kiến trúc có AutoCAD, game và 3D có Maya, C4D,… Hiệu ứng kĩ xảo, chỉnh sửa ảnh thì có các sản phẩm của Adobe.

Render video là gì?

Render video là giai đoạn cuối cùng của quá trình xử lý hậu kì để bạn xuất ra sản phẩm.

render-la-gi
Một sản phẩm trước và sau khi render

Sau khi hoàn thành render, sản phẩm được xuất ra dạng file ảnh và các ảnh được nối lại để tạo thành một video. Trung bình 1 video thông thường sẽ có 24 khung hình/giây, tức 1 phút có 1440 khung hình được tạo ra.

Kết luận, render là 1 quá trình vô cùng tốn thời gian để thực hiện.

Vì vậy những phần mềm xây dựng có tích hợp sẵn công cụ render video sẽ trở nên vô cùng nặng máy, vì chúng sử dụng CPU (vốn được thiết kế để thực hiện nhiều tác vụ nhỏ) và ngốn sạch tài nguyên trong quá trình render.

Những đặc điểm quan trọng khi render 3D

Bạn có thể hiểu đơn giản là: Thứ gì mà ta có thể nhìn thấy được thì có thể render ra được. Công nghệ hiện đại dần làm cho thế giới kĩ thuật số nhìn có vẻ giống ở ngoài hơn, với:

  • Shading – màu sắc thay đổi như thế nào với các góc độ của ánh sáng.
  • Texture-mapping – cách để thể hiện độ chi tiết lên bề mặt
  • Bump-mapping – phương pháp mô phỏng sự gập ghềnh trên bền mặt diện tích nhỏ
  • Fogging/participating medium – mô phỏng quá trình ánh sáng mờ đi như thế nào thông qua môi trường không sạch (bụi bặm hoặc sương mù ấy).
  • Shadows – hiệu ứng khi ánh sáng bị che khuất. Ví dụ như cái bóng của bạn ấy
  • Soft shadows – mô phỏng thay đổi độ sáng trong vùng tối. Bóng tối trong phòng khách bóng tối ở dưới bóng cây ấy.
  • Transparency (optics), transparency (graphic) hoặc opacity: Độ trong suốt của ánh sáng (quang học), độ trong suốt của đồ vật hoặc đồ mờ. Mô phỏng lại quá trình ánh sáng tác động lên vật thể đó.
  • Translucency – sự tán xạ của ánh sáng qua vật thể rắn
  • Refraction – sự bẻ cong của ánh sáng với độ trong suốt. Ví dụ như ánh sáng hẹp qua khe cửa chiếu lên nền đất bị bẻ cong khi chiếu lên viên gạch nhưng rồi thẳng hàng khi qua khỏi viên gạch vậy.
  • Diffraction – sự giao thoa khi lan truyền của ánh sáng. Cái này nhìn ảnh dưới đây sẽ dễ hiểu hơn
render-la-gi
Hình ảnh khúc xạ của một tia lazer qua dĩa Nguồn: Wiki
  • Indirect illumination – ánh sáng gián tiếp chiếu lên vật thể chứ không phải từ 1 nguồn sáng duy nhất
  • Caustics – quang tụ mô phỏng lại ánh sáng bị phân tán khi đi xuyên qua vật thể.
render-la-gi
Ánh sáng qua ly nước bị hội tụ lại
  • Depth of field – mô phỏng lại sự gần xa của vật thể cái được tập trung sẽ rõ, cái xa hơn sẽ mờ.
  • Motion blur – mô phỏng sự nhoè khi camera quay tốc độ cao. Đúng là thực tế đó, nhưng game thủ sẽ tắt tính năng này để tăng tốc độ game lên, vì đôi khi nó chẳng cần thiết lắm.
  • Non-photorealistic rendering – tạo ra những sản phẩm trông như tác phẩm vẽ hoặc sợ nghệ thuật hơn.

Nên render bằng GPU hay CPU?

  • CPU được tối ưu hoá khi thực hiện nhiều tác vụ nhỏ cùng một lúc.
  • GPU được tối ưu khi thực hiện các tác vụ có mức độ tính toán cao.
render-la-gi

GPU có tốc độ render ra nhanh hơn nhiều so với CPU. Điều này tạo điều kiện cho những những game trên máy tính và thậm chí là điện thoại có thể render thời gian thực lên đến 60 PFS!

Sử dụng GPU để render sẽ cho ra những kết quả chính xác hơn nhờ các thuật toán về ánh sáng và các kết cấu phức tạp.

Tuy nhiên đối với các phần mềm render hiện đại, sự khác biệt giữa hai phương pháp này là không lớn lắm. Trừ khi những trường hợp sản phẩm xuất ra cực kì phức tạp, sự khác biệt giữa chúng sẽ hiện ra một cách rõ ràng.

Những phần mềm render chuyên dụng tốt nhất

Nên sử dụng phần mềm render tích hợp hay phần mềm render chuyên dụng?

Thông thường trình dựng sẽ được tích hợp sẵn cả công cụ render vào, tuy nhiên quá trình render bằng trình dựng sẽ diễn ra một cách vô cùng chậm chạp, và không thể làm tác vụ gì khác trên máy tính. Vì vậy những phần mềm render chuyên dụng ra đời.

Không chỉ có phần mềm render chuyên dụng, còn có cả máy tính render chuyên dụng để tăng tốc độ render lên.

render-la-gi
Một sản phẩm 3D được dựng bằng Blender

Top 3 phần mềm render chuyên dụng tốt nhất hiện tại

V-Ray

V-ray là một phần mềm “quốc dân” phù hợp với hầu hết mọi người đặc biệt phù hợp nhất cho các studio chuyên về kiến trúc và xử lý phim ảnh. V-ray có tốc độ rendering cực kì nhanh.

render-la-gi
V- ray một trong những phần mềm render mạnh mẽ nhất

Corona

Corona render có tốc độ xử lý real-time cao và dễ dàng làm quen sử dụng. Dù mới ra mắt được không lâu, tuy nhiên Corona render mạnh mẽ không ngại ngần đương đầu với đàn anh.

render-la-gi
Corona render đàn em nhưng sức mạnh không ngán một ai

Lumion

Lumion là một phần mềm render – là một giải pháp hoàn chỉnh cho các kiến trúc sư và nhà thiết kế. Dù có giao diện đơn giản dễ tiếp cận nhưng Lumion cực kì chuyên nghiệp.

render-la-gi
Lumion trực quan nhanh và mạnh mẽ

Sau bài viết này chắc bạn đã hiểu hơn về render là gì rồi nhỉ? Hi vọng bạn sẽ tìm được một phần mềm render video phù hợp với tính chất công việc hiện tại của bạn.


Thủ Thuật Hay

470 Blog posts

Comments