Tìm hiểu Sales là gì? Bí quyết để trở thành một Salesman chuyên nghiệp

Salesman là nghề có nhiều thử thách, luôn chạy đua với những áp lực doanh số, những lời từ chối của khách hàng. Nhưng đổi lại, mức thu nhập khá hấp dẫn, bạn có thể tự chủ về công việc cũng như khả năng tài chính.

Giới thiệu về Sales

Sales là gì?

“Sale” là “bán hàng” và từ “Sales” thường mang nghĩa là “doanh số” hay “bộ phận bán hàng”.

Khi nói về những đợt bán hàng, đợt giảm giá, người ta hay dùng từ “sale”. Trong khi đó, nếu muốn đề cập đến vị trí bán hàng, người bán hàng, người ta sẽ dùng từ “sales”, “salesman” ( nhân viên sales, nhân viên kinh doanh).

Sales được hiểu là vị trí bán hàng trong một thương hiệu, doanh nghiệp. Nhiệm vụ của bộ phận Sales là tiếp xúc trực tiếp (hoặc gián tiếp) với khách hàng để tư vấn, giúp khách lựa chọn được sản phẩm/ dịch vụ phù hợp.

sales-la-gi

Để làm được điều này, các Sales cần phải tiếp cận, giới thiệu và tận tình giải đáp thắc mắc của khách hàng, thuyết phục họ sử dụng sản phẩm của công ty. Mục đích cuối cùng của đội ngũ bán hàng là thúc đẩy hành vi mua hàng của khách, giúp tăng doanh thu, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Là đơn vị kinh doanh, dù sở hữu quy mô to hay vừa Startup thì chắc chắn bạn không thể thiếu vị trí bán hàng nói riêng và chiến lược tiếp cận khách hàng tiềm năng nói chung trong toàn bộ quy trình.

Vai trò của Salesman trong doanh nghiệp

Các Salesman là bộ phận đại diện cho doanh nghiệp, tiếp xúc với trực tiếp với khách hàng hoặc thông qua điện thoại, tin nhắn. Mục đích chính của hoạt động này tư vấn để giúp khách hàng lựa chọn những sản phẩm/ dịch vụ phù hợp. Giải đáp những thắc mắc về sản phẩm, dịch vụ, thuyết phục khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

Để chinh phục khách hàng, đủ tiêu chuẩn “chinh chiến” trong cuộc đua tạo doanh thu cho công ty, các Salesman phải am hiểu kỹ về sản phẩm/ dịch vụ của công ty, kết hợp cùng một số kỹ năng cần thiết.

Những vị trí trong ngành Sales

Sales Representative

Đây được hiểu là đại diện bán hàng, họ là những nhân viên cao hơn một cấp so với Salesman. Sales Representative sẽ thực hiện các công việc của vị trí Salesman nhưng có phần nặng hơn về thủ tục giấy tờ. Sau khi hoàn thành các công việc, Sales Representative sẽ giao lại cho Salesman thực hiện các công việc bán hàng. Vị trí này sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của Supervisor hoặc Director (nếu có).

Những công việc cơ bản của Sales Representative

  • Tiếp nhận các đơn đặt hàng.
  • Chăm sóc khách hàng.
  • Tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
  • Đề xuất kế hoạch phát triển công việc.
  • Phát triển mạng lưới khách hàng, đại lý, nhà phân phối

Sales Executive

Đây là vị trí điều hành kinh doanh. Sales Executive có thể tham gia điều hành công việc kinh doanh theo từng khu vực, từng vùng tùy vào năng lực và sự phân công của doanh nghiệp. Manager hoặc Director là người trực tiếp quản lý Sales Executive.

Những công việc cơ bản của Sales Executive

  • Điều hành và triển khai, thực hiện các công việc kinh doanh theo kế hoạch của công ty.
  • Chỉ đạo trực tiếp công việc cho các Sales Rep/ Salesman.
  • Lập kế hoạch kinh doanh theo từng thời kỳ.
  • Quản lý, theo dõi hoạt động của bộ phận cấp dưới.

Sales Supervisor

Đây là vị trí giám sát kinh doanh. Sales Supervisor có trách nhiệm giám sát và theo dõi những người bán hàng. Từ đó, Sales Supervisor kịp thời điều chỉnh những sai sót, hướng dẫn cho đội ngũ bán hàng trở nên thành thạo, chuyên nghiệp hơn. Tại vị trí này, bạn không chỉ cần làm việc với khách hàng, đối tác mà còn phải trực tiếp quản lý nhân viên các cấp.

Sales Supervisor chịu sự quản lý trực tiếp của Director, Manager hoặc Supervisor.

Những công việc cơ bản của Sales Supervisor

  • Giám sát hoạt động của Salesman, Sales Rep.
  • Giám sát, quản lý hàng hóa đã cung cấp.
  • Giám sát hoạt động, tiến độ kinh doanh của khách hàng.
  • Tìm hiểu, theo dõi hoạt động kinh doanh của đối thủ.
  • Lập kế hoạch kinh doanh, phương án hoạt động.
sales-la-gi

Sales Manager

Đây là vị trí trưởng phòng kinh doanh. Sales Manager với nhiệm vụ chính là quản lý và training đội ngũ nhân viên bán hàng, đảm bảo mục tiêu doanh thu, lập kế hoạch, duy trì, báo cáo hiệu quả kinh doanh.

Những công việc cơ bản của Sales Manager

  • Quản trị đội ngũ bán hàng: huấn luyện nhân viên chào hàng, thiết lập các tiêu chuẩn và kết quả hoạt động, phát triển cho nhân viên.
  • Đảm bảo mục tiêu kinh doanh: thiết lập những mục tiêu kinh doanh theo yêu cầu của giám đốc bán hàng như: dự đoán và phát triển các chỉ tiêu kinh doanh, lập dự án doanh số và lợi nhuận cho sản phẩm hiện có, duy trì số lượng kinh doanh, thay đổi chiến lược, giá cả phù hợp, cân đối chỉ tiêu doanh thu cho từng kênh bán hàng,…
  • Quản trị hành chính: tăng cường thực hiện chính sách của công ty, quản lý và sử dụng hiệu quả trang thiết bị, tài sản được giao,..
  • Tiếp thị: phát triển kinh doanh mới, dự báo thu nhập và đánh giá thông tin về cạnh tranh, khách hàng và thị trường,…
  • Tài chính: Lập kế hoạch dự toán ngân quỹ để trình giám đốc bán hàng xem xét, thực hiện kế hoạch ngân quỹ của công ty.

Sales Director

Sales Director còn được gọi là giám đốc kinh doanh, vị trí cao nhất trong ngành Sales. Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý trước toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty.

Những công việc cơ bản của Sales Director

  • Lập và tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh của công ty.
  • Tổ chức thu thập, phân tích và đánh giá thông tin thị trường, đưa ra đề xuất, kiến nghị.
  • Thực hiện các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Phê duyệt và kiểm soát các hợp đồng bán hàng cấp công ty theo quy định.
  • Triển khai những hoạt động hỗ trợ khách hàng.
  • Xây dựng và phát triển dịch vụ khách hàng.
  • Tổ chức, xử lý khiếu nại.
  • Xây dựng hình ảnh, tác phong chuyên nghiệp cho công ty bán lẻ.
  • Đánh giá bộ phận cấp dưới.
  • Tổ chức tuyển dụng, đào tạo các vị trí, cán bộ nhân viên của công ty.
  • Báo cáo về hoạt động kinh doanh của công ty.

Những công việc thường ngày của một Salesman

Tùy theo từng lĩnh vực và quy mô doanh nghiệp mà Salesman sẽ có những nhiệm vụ đặc thù riêng. Tuy nhiên, một Salesman sẽ thường đảm nhận những công việc cơ bản bên dưới.

Hiểu rõ các thông tin về sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp cung cấp

Salesman hay nhân viên kinh doanh nói chung là người trực tiếp trao sản phẩm đến tay khách hàng nên điều đầu tiên họ cần phải làm là tìm hiểu và ghi nhớ thông tin về sản phẩm/ dịch vụ mà mình sẽ cung cấp. Đó có thể là mã ngành hàng, nguồn gốc, đặc điểm, cách sử dụng, chính sách bảo hành,… Một số doanh nghiệp thường tổ chức những đợt kiểm tra hàng tháng để đánh giá khả năng cũng như cập nhật những thông tin mới về sản phẩm cho Salesman.

Quan sát, tư vấn bán hàng

Đối với những Salesman được phân công vị trí ở các cửa hàng bán lẻ, Salesman cần chú ý quan sát, chủ động hướng dẫn, tư vấn khách về sản phẩm, giúp khách lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Trong quá trình làm việc, họ phải liên tục theo dõi tốc độ tiêu thụ sản phẩm, thu thập dữ liệu và kiểm toán lại số lượng sản phẩm đã bán ra trong một ngày để báo cáo cho cấp trên.

Tiếp cận những biến đổi của thị trường

Một Salesman chuyên nghiệp sẽ không “an phận” thực hiện những công việc được giao mà họ luôn linh động học hỏi, nâng cao kiến thức để hỗ trợ cho công việc tốt nhất. Salesman phải luôn quan sát những biến động của thị trường, tìm hiểu và nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng liên tục để nắm bắt nhu cầu, thấu hiểu khách hàng. Nhờ đó, bạn mới có thể thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm, gia tăng tỷ lệ chốt đơn, mang doanh thu cho công ty.

sales-la-gi

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Salesman không ai khác chính là người đi “đãi cát tìm vàng”, tìm kiếm khách hàng cho công ty mọi lúc mọi nơi. Họ lên danh sách những tổ chức, cá nhân đang cần và có nhu cầu cao sẽ mua sản phẩm, những tệp khách hàng được cho là tiềm năng,.. Đồng thời, Salesman gặp trực tiếp hoặc gọi điện khách hàng giới thiệu về sản phẩm/ dịch vụ, nắm bắt nhu cầu, tâm lý của khách nhằm khuyến khích sử dụng thử sản phẩm, giúp họ tiếp cận gần hơn đến sản phẩm cần mua.

Báo giá và thương thảo hợp đồng mua bán

Salesman sẽ chủ động bàn bạc hợp đồng, thỏa thuận thời gian mua bán, thanh toán và vận chuyển đơn hàng cho khách.

Kiểm kê hàng hóa

Theo dõi số lượng hàng hóa trong kho, tốc độ tiêu thụ hàng hóa, nộp hóa đơn bán hàng cho cấp trên. Đồng thời, Salesman sẽ linh động bổ sung các mặt hàng, kiểm kê dụng cụ hỗ trợ kinh doanh, thống kê và gửi báo cáo kinh doanh theo tháng cho cấp trên.

Đây là những công việc cơ bản thường ngày mà một Salesman sẽ thực hiện. Như đã đề cập, Salesman là bộ phận đại diện doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, quyết định lớn đến nguồn doanh thu của công ty. Do đó, mỗi cử chỉ, hành vi và thái độ của họ đối với khách hàng rất quan trọng, quyết định hành vi của khách hàng: có tin tưởng lựa chọn sản phẩm hay không? đánh giá tích cực hay tiêu cực về doanh nghiệp?

sales-la-gi

Bí quyết để trở thành một Salesman chuyên nghiệp

Kỹ năng thuyết phục, đàm phán

Một tố chất không thể thiếu đối với các Salesman chính là khả năng thuyết phục, đàm phán đối với khách hàng. Mỗi ngày, Salesman sẽ tiếp xúc với rất nhiều khách hàng với cá tính, nhu cầu khác nhau, bạn không có quyền lựa chọn khách hàng. Do đó, để thuyết phục một khách hàng sẵn sàng “xuống tiền” sở hữu sản phẩm, dịch vụ của công ty là điều không hề đơn giản, nhất là những khách hàng khắt khe trong lựa chọn.

Để bước vào quá trình đàm phán, bạn cần chuẩn bị:

  • Kiến thức về sản phẩm/ dịch vụ mà bạn sẽ cung cấp đến khách. Bạn sẽ không thể thuyết phục người khác sử dụng trong khi bản thân vẫn còn mơ hồ về sản phẩm.
  • Hiểu rõ đối phương, tâm lý, nhu cầu của họ..
  • Tích cực lắng nghe và thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu trước những chia sẻ của khách. Từ đó, đánh trúng tâm lý để thuyết phục họ mua hàng.
  • Nguyên tắc đàm phán “win-win” luôn phải đặt hàng đầu. Bạn sẽ giải quyết vấn đề ở khách hàng và chính mình, không đơn thuần chỉ dừng lại ở người mua.

Đàm phán hiệu quả không nhất thiết phải diễn ra trong khoảng thời gian dài. Thời gian không phải là yếu tố then chốt quyết định thành công mà là sự tinh tế, khả năng ứng biến, thuyết phục khôn khéo của chính Salesman.

Tham khảo: 6 kỹ thuật chốt sale hiệu quả bạn không nên bỏ qua

Kỹ năng giao tiếp

Đối với môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ con người, kỹ năng giao tiếp trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Điều này thể hiện rõ nhất trong cách Salesman trình bày về một sản phẩm với khách hàng. Tuy nhiên, trình bày dài dòng không phải lúc nào cũng mang lại thành công, trừ trường hợp sản phẩm của bạn là một dự án. Điều quan trọng là bạn biết đâu là điều khách hàng cần, nhấn mạnh vào mục tiêu đó, súc tích, rõ ràng sẽ gợi sự quan tâm và lưu giữ lại trong tâm trí khách hàng.

Kỹ năng thuyết trình giúp Salesman dẫn dắt vấn đề một cách rõ ràng, giúp khách hàng nhanh chóng hiểu đúng về sản phẩm. Bởi đa phần khách hàng không muốn mất quá nhiều thời gian để nghe người bán nói những điều không giá trị với họ.

sales-la-gi

Kỹ năng chịu áp lực

Trong quá trình làm việc, Salesman không thể tránh khỏi những áp lực từ cuộc chạy đua doanh số, những lần từ chối, cái lắc đầu hay đôi lần thể hiện sự cáu gắt, thiếu thiện cảm từ khách hàng. Nhiều sức ép dồn lại có thể khiến Salesman nản chí, nhanh chóng bỏ cuộc. Đó là lý do một Salesman luôn cần rèn luyện một bản lĩnh vững vàng, đam mê, bền bỉ đến cùng, đôi khi là lì lợm.

Kỹ năng quản lý thời gian

Bạn dành bao nhiêu thời gian dành cho việc tìm kiếm data? Mất bao lâu để tiếp cận được một khách hàng tiềm năng? Bạn sẽ gặp khách hàng lúc nào, trong bao lâu?

Để trả lời cho những câu hỏi này cần ở Salesman một quy trình làm việc khoa học, có kế hoạch rõ ràng. Không chỉ Salesman mà trong cuộc sống, bạn cần phải rèn luyện khả năng quản lý thời gian. Kỹ năng này có thể giúp bạn tăng năng suất, hiệu quả cho công việc, không phải đối mặt với những Deadline “mất ăn mất ngủ”.

sales-la-gi

Các kỹ năng khác

Bên cạnh đó, Salesman cần trau dồi, rèn luyện thêm một số kỹ năng khác để nâng cao nghiệp vụ, mở rộng cơ hội thăng tiến trong công việc như:

  • Khả năng ngoại ngữ.
  • Sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng như: WordExcelPowerPointOutlook,.
  • Hiểu biết về quảng cáo trực tuyến, website,..

Trên đây là thông tin “Sales là gì?” và bí quyết để trở thành một Salesman chuyên nghiệp mà Tino Group đã tổng hợp để gửi đến bạn. Bất kỳ lĩnh vực nào cũng có những khó khăn riêng bạn sẽ đối mặt khi theo nghề. Nếu yêu thích nghề Sales, bạn đừng ngại rèn luyện, trau dồi ngay từ bây giờ, cho mình cơ hội trở thành một Salesman trong tương lai nhé. Chúc các bạn thành công!


Tuấn Nguyễn

587 Blog posts

Comments