Hệ điều hành Windows là gì?
Microsoft Windows (hoặc đơn giản là Windows) là tên của một họ hệ điều hành dựa trên giao diện người dùng đồ hoạ được phát triển và được phân phối bởi Microsoft. Nó bao gồm một vài các dòng hệ điều hành, mỗi trong số đó phục vụ một phần nhất định của ngành công nghiệp máy tính.
Vì sao Microsoft đặt tên hệ điều hành của mình là Microsoft Windows?
Phiên bản đầu tiên của hệ điều hành Windows được Microsoft ra mắt vào năm 1985. Trải qua nhiều phiên bản với nhiều sự thay đổi, đến nay, hệ điều hành Windows đã rất thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường.
Microsoft chọn tên Windows để đặt tên cho hệ điều hành máy tính huyền thoại của mình vì những nội dung của hệ điều hành hiển thị trên màn hình trong những cửa sổ (window) khác nhau.
Hệ điều hành có giao diện đồ hoạ đầu tiên của hãng này ra mắt năm 1985 với tên gọi Windows 1.0 – tên mã nội bộ là Interface Manager. Tên gọi Windows được lựa chọn bởi hệ điều hành của Microsoft xoay quanh những khung nội dung hình chữ nhật hiển thị trên màn hình.
Giao diện hệ điều hành Windows
Giao diện của những hệ điều hành ban đầu cực kì đơn giản, tương tác với người dùng chủ yếu qua các dòng lệnh đơn thuần. Những phiên bản gần đây đã có sự cải thiện rõ nét: giao diện tương tác người dùng đồ họa đã bắt đầu phát triển.
Được chính thức “trình làng” vào ngày 28/07/2015, Windows 10 – phiên bản mới nhất hiện nay – dự kiến sẽ là phiên bản Windows cuối cùng trước khi Microsoft thay đổi cách thức phát triển các nền tảng trong tương lai, tập trung nhiều hơn vào các bản cập nhật và cải tiến trên hệ điều hành hiện tại thay vì tung ra một phiên bản Windows hoàn toàn mới.
Các phiên bản của hệ điều hành Windows
Hệ điều hành DOS – hình thức sơ khai nhất của Windows
Năm 1982, Windows được phát triển từ hệ điều hành DOS ban đầu của Microsoft (đây là hệ điều hành được phát hành năm 1981). Hệ điều hành mới này đã được Bill Gates và Paul Allen phát triển để chạy trên máy tính cá nhân IBM, với giao diện hoàn toàn bằng văn bản và các lệnh người dùng giản đơn.
Hệ điều hành Windows 1.0
Windows này chỉ có những tiện ích cơ bản như chương trình đồ họa Windows Paint, bộ soạn thảo văn bản Windows Write, bộ lịch biểu, notepad và một đồng hồ. Đặc biệt, Windows 1.0 đã có Control Panel và MS-DOS Executive – nền tảng của bộ quản lý file Windows Explorer ngày nay.
Hệ điều hành Windows 2.0
Phiên bản Windows 2.0 đã có trong nó các ứng dụng Word và Excel của Microsoft.
Hệ điều hành Windows 3.0
Giao diện đẹp với các nút 3D, người dùng có thể thay đổi màu của desktop, ác chương trình được khởi chạy thông qua chương trình Program Manager mới, chương trình File Manager quản lý file, chế độ Protected/Enhanced cho phép các ứng dụng Windows nguyên bản có thể sử dụng bộ nhớ , … là những điểm Windows 3 thuyết phục người dùng.
Hệ điều hành Windows 3.1
Phát hành năm 1992, Windows 3.1 không chỉ chỉnh sửa các lỗi cần thiết mà còn là phiên bản đầu tiên mà Windows hiển thị các font TrueType, bộ bảo vệ màn hình (screensaver) và hoạt động kéo và thả.
Hệ điều hành Windows For Workgroup
Cũng được phát hành vào năm 1992, Windows cho các nhóm làm việc (viết tắt là WFW), là phiên bản dùng để kết nối đầu tiên của Windows bổ sung thêm các driver và các giao thức cần thiết (TCP/IP) cho việc kết nối mạng ngang hàng. Môi trường làm việc công ty đã có một bước phát triển mới.
Hệ điều hành Windows NT
Một sản phẩm kế tiếp dành cho khối doanh nghiệp của Windows là Windows NT (NT là viết tắt của cụm từ New Technology). Phiên bản năm 1993 là một hệ điều hành 32-bit đúng nghĩa được thiết kế cho các tổ chức có kết nối mạng.
Hệ điều hành Windows 95
Là phiên bản đầu tiên của Windows có sử dụng nút Start và menu Start, Windows 95 có Taskbar, các shortcut trên desktop, kích phải chuột và các tên file dài, nhất là trình duyệt web Internet Explorer của Microsoft. IE 1.0.
Hệ điều hành Windows 98
Hỗ trợ cho USB, chia sẻ kết nối mạng và hệ thống file FAT32, là những bước tiến đáng giá của Windows 98.
Hệ điều hành Windows Me
Windows Me đã nâng cấp các tính năng Internet và multimedia của Windows 98, bổ sung thêm ứng dụng Windows Movie Maker, giới thiệu tiện ích System Restore. Hạn chế của Windows Me là hệ thống dễ bị treo.
Hệ điều hành Windows 2000
Với 5 phiên bản khác nhau: Professional, Server, Advanced Server, Datacenter Server và Small Business Server, Windows 2000 kết hợp chặt chẽ các tính năng từ Windows 95/98 để tạo nên một giao diện đẹp mắt và tinh tế.
Hệ điều hành Windows XP
XP là sự giao thoa tốt nhất giữa các phiên bản Windows 95/98/Me với thao tác 32-bit của Windows NT/2000 và giao diện người dùng được tân trang lại.
Hệ điều hành Windows Vista
Được phát hành năm 2007, phiên bản Windows Vista đã phát triển các tính năng của XP. Đồng thời, Windows Vista cũng bổ sung thêm sự bảo mật, độ tin cậy, chức năng truyền thông số được cải thiện và giao diện đồ họa người dùng Aero 3D đẹp mắt.
Hệ điều hành Windows 7
Cải thiện những hạn chế trong Windows Vista, Windows 7 chinh phục người dùng với những tính năng vượt trội trong User Account Control, taskbar, Gadget trực tiếp lên desktop, chế độ Aero Peek, hoạt động Aero Snaps mới.
Hệ điều hành Windows 8/8.1
Một hệ điều hành lai (hybrid OS), có thể hoạt động tốt trên cả thiết bị cảm ứng và không cảm ứng, bỏ đi nút Start, giao diện người dùng đổi từ Metro sang Modern, … là những gì người dùng ấn tượng với Windows 8/8.1.
Hệ điều hành Windows 10
Cuối năm 2015 tại San Francisco, Windows 10 được chính thức ra mắt, đánh dấu một đỉnh cao mới: lần đầu tiên các thiết bị cảm ứng hay không đều sử dụng chung được với nhau. Giao diện được thay đổi, Windows Title được tích hợp vào trong Menustart, Settings đặc biệt thay thế Control Pannel là những “điểm cộng” xuất sắc của Windows phiên bản mới nhất này.
Ưu điểm và nhược điểm của hệ điều hành Windows
Ưu điểm
Tính tương thích cao
Vốn là một nền tảng chiếm thị phần sử dụng cao nhất hiện nay nên cũng không có gì khó hiểu khi hầu hết các nhà sản xuất đều đầu tư xây dựng phần mềm cũng như sản xuất phần cứng hỗ trợ cho hệ điều hành Windows.
Dễ sử dụng
Các phiên bản hệ điều hành Windows tiếp theo luôn được kế thừa những tính năng cơ bản của phiên bản tiền nhiệm, giúp người dùng dễ dàng làm quen và sử dụng;
Bảo mật
Dù không bảo mật toàn diện như: Linux, Mac OS … nhưng Microsoft luôn cung cấp cho người dùng những gói nâng cấp và cập nhật miễn phí để tối ưu sự ổn định và khả năng bảo mật của thiết bị;
Phong phú ứng dụng
Lượng lớn người dùng Windows luôn thu hút các nhà viết ứng dụng nên so với các hệ điều hành khác, lượng ứng dụng của Windows luôn ở mức phong phú cao hơn.
Hỗ trợ tối đa cho màn hình cảm ứng (Windows 8 trở lên)
Từ phiên bản Windows 8 trở nên, nền tảng Windows đã được thiết kế để hỗ trợ tốt cho các thiết bị màn hình cảm ứng.
Hạn chế
Lượng người dùng đông đảo cũng là mục tiêu thu hút sự quan tâm của các tin tặc, hacker, … Do đó, các virus, phần mềm gián điệp, mã độc… đều được viết để hoạt động trên nền tảng này.
FAQs về hệ điều hành Windows
Làm thế nào để biết mình đang sử dụng phiên bản Windows ?
Để biết máy tính đang sử dụng hệ điều hành Windows phiên bản thứ mấy, hãy nhấn phím Windows + R để mở hộp thoại Run. Sau đó nhập Winver, rồi chọn OK.
Cách để tìm hiểu sâu hơn về thông tin máy tính của bạn
Nhấn phím Windows = chọn cài đặt = Hệ thống = Giới thiệu
Trong Thông số kỹ thuật của thiết bị có thể xem PC đang chạy phiên bản Windows 32 bit hay 64 bit.
Trong Thông số kỹ thuật của Windows, hãy kiểm tra xem PC đang chạy phiên bản và ấn bản Windows nào.
Laptop cũ có cài được phiên bản Windows 10 không?
Câu trả lời là được. Tuy nhiên, những máy đời cũ khi sử dụng win 10 sẽ tốc độ sẽ khá chậm.
- Cấu hình tối thiểu win 10 trên laptop và máy tính. Bạn hãy so sánh với máy của mình để quyết định xem có lên không nhé.
- Theo đề xuất của hãng, để chạy được Win 10, laptop của bạn phải có cấu hình tối thiểu:
- RAM 1GB cho phiên bản 32bit, 2GB cho phiên bản 64bit.
- Bộ nhớ còn trống 16GB cho phiên bản 32bit và 20GB cho 64bit.
- Bộ phân giải màn hình tối thiểu là 800×600
- Win 10 nhẹ cho máy yếu nên chọn bản Windows 32 bit. Máy mạnh hơn nên chọn bản win 64 bit.
- Theo nhiều người thì những máy đời dưới năm 2012 nếu không được nâng cấp phần cứng thì nên giữ win 7 để dùng.
Cài lại win có bị mất dữ liệu không?
Cài lại win có thể sẽ bị mất rất nhiều dữ liệu. Tất cả những dữ liệu ở phân vùng các bạn có ý định cài Windows lên thì đều bị mất (thường là ổ cứng C – ổ chứa hệ điều hành), ngoài ra những dữ liệu ở ngoài màn hình Desktop, các thư mục Download, Document và Picture…. đều bị mất hết dữ liệu do nó cũng nằm ở trong phân vùng của hệ điều hành.Vì vậy, nếu bạn không muốn mất những dữ liệu quan trọng thì hãy copy sang phân vùng chứa dữ liệu khác hoặc có thể copy chúng sang USD, chuyển lên Drive,..
Tại sao máy tính dùng Windows hay bị lỗi màn hình xanh?
Đây là một lỗi rất thường gặp ở những máy tính sử dụng hệ điều hành Windows. Các nguyên nhân dẫn đến lỗi gồm:
- Do Driver không tương thích với máy tính hoặc cài nhầm driver của phiên bản khác
- Do thanh Ram và khe cắm RAM của bạn bị bẩn hoặc khe cắm RAM bị lỗi
- Phiên bản Windows bị lỗi
- Do xung đột phần mềm. Lưu ý không nên dùng 2 phần mềm diệt virus
- Do virus máy tính gây ra
- Do ổ cứng của bạn đã bị Bad Sector
- Các thành phần trong CPU xử lý không đồng bộ, có thể một thành phần không theo kịp tốc độ của các thành phần còn lại.