Recruiter là gì?
Recruiter ở Mỹ là những người làm việc tự do hoặc cho công ty dịch vụ có trách nhiệm tuyển người cho các công ty khác. Recruiter kiếm sống bằng commission, nghĩa là một phần trăm nhất định lương của người ứng tyển nếu người đó được nhận vào làm việc (như là tiền cò khi môi giới nhà đất ấy). Hiện nay recruiter có profile trên LinkedIn rất nhiều và thường xuyên dùng nó để săn người. Vì thế profile càng tốt sẽ dễ thu hút recruiter hơn.
Sau đây là 5 bí quyết quan trọng của mình khi dùng LinkedIn để tìm việc và kết nối với người khác.
Gợi ý 1: Hình ảnh phải professional
Không ai có cơ hội thứ hai để gây ấn tượng đầu tiên.
Theo mình, có những kiểu hình ảnh không nên để profile picture trên LinkedIn: selfie, hình thẻ mặt đưa đám hay chất lượng xấu, hình ảnh không phải là bạn (có người để anime, cún cưng, avatar lung tung), hình thấy bạn nhỏ xíu xa xa giữa núi non hùng vĩ, hình ảnh thiếu ánh sáng, ảnh bạn đang quẩy hết mình, hay bị cắt mất người kế bên cùng quẩy với bạn. Nếu có professional headshot thì đây là lựa chọn tốt nhất (giống hình mình, hình này do công ty thuê người đến chụp cho fellows mới mỗi năm). Nếu không thì nên tìm thật kĩ hoặc nhờ bạn bè chụp một tấm gọi là xem được.
Gợi ý 2: Phải luôn update profile
Nếu như bạn update facebook thường xuyên thì việc dành ra thời gian đều đặn để update LinkedIn không có gì là khó. Nên update mỗi khi chuyển công việc mới, khi muốn tìm công việc mới, hoặc khi có project nào thú vị hay quan trọng trong phần Experience và Skills. Nếu bạn ở Mỹ và mong muốn tìm việc ở Mỹ, điều này lại càng quan trọng hơn. Recruiter ở Mỹ bây giờ rất hay dùng Linkedin. Nếu bạn giữ profile lúc nào cũng update thì dễ cho recruiter tìm bạn và giới thiệu những công việc họ đang tuyển. Có thể bạn chưa nghĩ đến việc đổi việc, nhưng connect với recruiter hoặc nghe giới thiệu những công việc khác không có hại mà chỉ có lợi.
Thỉnh thoảng, bạn cũng có thể dạo profile của bạn bè mình và “Endorse” họ về những kĩ năng (skills) mà bạn thấy phù hợp. Quan trọng là sang profile của bạn hơi thân hoặc rất thân, chứ đừng endorse người lạ lung tung. Vì nếu là bạn thân biết nhau, họ thường sẽ quay sang profile của bạn và endorse ngược lại. Chứ người lạ thì việc làm không có ý nghĩa lắm vì họ không biết bạn là ai. Thật ra, function này mình chưa thấy có nhiều tác dụng, nhưng nếu được thì cứ làm, chả hại gì.
Gợi ý 3: Dùng từ khóa (keyword)
Bây giờ nhiều search engine tìm người ứng tuyển bằng cách lướt resume/CV tự động tìm từ khóa. Ngay cả LinkedIn hay recruiter cũng tìm người dựa vào nguyên tắc này. Những từ khóa cụ thể bạn nên cân nhắc bao gồm:
- Các phần mềm mà bạn sử dụng trong công việc hoặc thành thạo. Nếu bạn tự mày mò học thêm được cái gì tốt cái đấy thì lại càng nên liệt kê: Adobe Illustrator, C++, Java, v.v.
- Các kĩ năng: event planning, computer science, aseptic technique (những kĩ năng này thuộc định dạng có sẵn trên LinkIn nên có thể lựa chọn dễ dàng)
- Các từ khóa khác cụ thể về ngành nghề của bạn: medical affairs, regulatory affairs, v.v.
Gợi ý 4: Hãy đọc tin tức và share với mọi người
Mình thường xuyên đọc tin tức liên quan đến ngành nghề, sản phẩm thuốc, về công ty của mình, và những gì mới nhất xảy ra. Khi nào thấy có tin thú vị, nhất là hot topics về ngành dược hay sản phẩm nào đó mình thường share link trên LinkedIn. Một phần để mọi người cùng đọc, một phần để người khác cũng thấy tên mình xuất hiện thường xuyên trên home page mà nhớ đến. Khi bạn có hơn 500 connection trong LinkedIn, đôi khi cần nhớ đến một người nào đó làm ngành gì cụ thể ở đâu mà không nhớ tổi tên gì là chuyện bình thường. Bởi vậy nên mình phải mặt dày một chút :)
Gợi ý 5: Invite to connect- Hai điều nên nhớ
Mình có LinkedIn chắc cũng được hơn 5 năm và có 2 tiêu chí quan trọng khi sử dụng: Chỉ invite những người mình đã gặp ngoài đời ít nhất một lần. Và nếu mình chưa gặp lần nào mà muốn connect thì phải có message rõ ràng. Nếu bạn muốn connect với một người nào đó khi không hề quen biết thì hẳn là có mục đích gì đấy. Vì vậy nên nêu rõ trong message ngắn gọn khi gửi invitation cho người đó. LinkedIn là professional network chứ không phải facebook hay hẹn hò trên mạng, có nhiều connection mà không ai biết mình hay mình chẳng biết ai thì chẳng có ích lợi gì cả khi bạn cần giúp đỡ. Từ khi có nhiều connection trong ngành, ngày càng có những người mình chưa gặp bao giờ gửi invite mà không có lời giới thiệu cũng như mục đích gì nên mình sẽ không accept.
Sau nhiều năm đi học đi làm, mình nhận ra đa số mọi người đều có lòng tốt muốn giúp đỡ người khác. Thế nên bạn càng cụ thể về vấn đề cần được giúp đỡ sẽ khiến người khác cởi mở hơn và sẵn lòng chia sẻ. Nhưng bạn cũng phải chuẩn bị tinh thần là sẽ có một số người không bao giờ trả lời hay accept to connect, và điều đó không thành vấn đề. Từ từ ai cũng sẽ quen với việc bị từ chối cả thôi.