Tìm hiểu Target là gì? 3 bí quyết Target thị trường mục tiêu hiệu quả cho doanh nghiệp 4.0

Chọn đúng thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu không đơn thuần là công việc cần thiết, hữu ích mà là một yêu cầu bắt buộc, nhất là trong thời đại kinh doanh cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay. Những điều này có thể tóm

Đôi nét về Target

Target là gì?

Target được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là mục tiêu. Trong Marketing, Target là việc xác định đối tượng và thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ nhắm đến trong kinh doanh. Đó có thể là những khách hàng mục tiêu có chung đặc điểm, nhu cầu cũng như mối quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Mục đích của Target chính là phục vụ triển khai chiến lược Marketing, định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với cá nhân, Target là khi bạn tự đặt ra các mục tiêu riêng cho bản thân giúp sắp xếp công việc khoa học cũng như ưu tiên đầu việc quan trọng để đảm bảo hiệu quả. Việc xây dựng Target sẽ mang đến cho bạn nguồn động lực phấn đấu và ngày càng hoàn thiện, nâng cấp giá trị bản thân.

target-la-gi

Chạy Target là gì?

Chạy Target là lúc doanh nghiệp huy động mọi nguồn lực cần thiết trong một chiến dịch Marketing nào đó nhằm đảm bảo hoàn thành Target mà doanh nghiệp đã đặt ra trước đó.

  • Nhìn nhận lại tình hình hiện tại của doanh nghiệp để đưa ra các phương án, chiến lược phù hợp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thành mục tiêu.
  • Tập trung cao độ, dồn hết sức lực để thực hiện.
  • Có thể nhờ trợ giúp từ các nguồn lực khác bên ngoài.
  • Phân chia các nhóm nhỏ và phân bổ công việc rõ ràng với từng giai đoạn của mục tiêu.

Ví dụ Target về thị trường mục tiêu của thương hiệu McDonald

McDonald được xem là một trong những doanh nghiệp thành công trong việc lựa chọn đúng Target thị trường mục tiêu.

Đối tượng khách hàng mà McDonald hướng đến trên thị trường chủ yếu là trẻ nhỏ, sinh viên, nhân viên và chuyên gia trong độ tuổi từ 8 – 45 thuộc nhóm thu nhập thấp trung bình.

  • Xây dựng những khu vui chơi ấn tượng ngay tại nhà hàng.
  • Loại bỏ lựa chọn Super Size và bắt đầu cung cấp những lựa chọn lành mạnh, thêm vào thực đơn các món ăn bổ dưỡng.
  • Hài hòa giữa giá cả và chất lượng
  • Cung cấp các dịch vụ tổ chức tiệc.
  • Nhiều chương trình khuyến mãi đặc biệt.
  • Các chiến dịch quảng cáo thông minh, bắt “Trend” đúng đối tượng, đúng thời điểm.

Target mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

  • Giúp doanh nghiệp xác định và tiếp cận khách hàng mục tiêu chính xác, nhanh chóng.
  • Tiết kiệm ngân sách, loại bỏ những chi phí không cần thiết để xây dựng các chiến dịch kinh doanh hiệu quả.
  • Tối ưu những phương pháp cụ thể, hạn chế rủi ro trong những chiến lược phát triển, cạnh tranh với đối thủ.
  • Mọi kế hoạch đều được xây dựng sẵn sàng, doanh nghiệp có thể chủ động hơn khi triển khai. Nhờ đó, doanh nghiệp tập trung hướng đến mục tiêu tối đa, các chiến lược trở nên hiệu quả.
target-la-gi

3 bí quyết Target thị trường mục tiêu hiệu quả cho doanh nghiệp

Hành trình tìm kiếm Target và Insight của khách hàng mục tiêu vẫn luôn là bài toán khó đối với các Marketer. Việc nhận diện đúng khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hướng đi phù hợp, tiếp cận đúng đối tượng thay vì lãng phí “ngốn” một ngân sách lớn vào Marketing“ để có được khách hàng mới nhưng chưa chắc họ đã có nhu cầu với sản phẩm/ dịch vụ bạn cung cấp.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp vướng phải sai lầm khi đặt ra những Target quá chung chung, không rõ ràng. Bạn cần hiểu: việc Target thị trường mục tiêu cần cụ thể đối tượng nhưng không có nghĩa là bạn loại trừ những khách hàng không phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra. Thay vào đó, hành trình tìm Target chỉ đơn giản là mong muốn truyền tải thông điệp thương hiệu và tập trung nguồn lực Marketing đến các đối tượng đang cần hoặc có nhiều khả năng sẽ mua sản phẩm của bạn. Với hướng đi này, bạn vừa tiết kiệm ngân sách vừa tiếp cận khách hàng hiệu quả.

#1. Phác thảo chân dung khách hàng

Phác thảo chân dung khách hàng có thể xem là nền nóng của chiến dịch Marketing, quyết định đến sự thành bại của dự án. Hiểu đơn giản là cách bạn hình dung tổng thể những khách hàng có khả năng quan tâm và mua sản phẩm của bạn. Việc thấu hiểu khách hàng của bạn: Họ là ai? Họ ở đâu? Họ có nhu cầu gì?

Đây là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng để định hình hướng tiếp cận chuẩn chỉnh cho toàn bộ chiến lược Marketing của bạn. Mỗi khách hàng khác nhau về độ tuổi, giới tính, mức thu nhập, nơi sinh sống sẽ ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của họ. Xác định đúng đối tượng để đưa ra chiến dịch phù hợp, nghĩa là dự án của bạn đã đi được nửa chặng đường rồi đấy.

Dựa vào dữ liệu thực tế về nhân khẩu học và hành vi mua hàng online của khách hàng, kết hợp với việc suy xét lịch sử cá nhân, động cơ và mối quan tâm để xác định những đối tượng này.

target-la-gi

Độ tuổi

Khách hàng ở từng độ tuổi sẽ có cách tiếp nhận, thích ứng khác nhau với sản phẩm/ dịch vụ. Bạn cần định hình rõ khách hàng tiềm năng của bạn rơi vào độ tuổi nào là chủ yếu, họ thuộc thế hệ Millennial hay Gen Z?

Giới tính

Nam và nữ sẽ có nhu cầu và sở thích hoàn toàn khác nhau, kéo theo đó là mục tiêu, động cơ mua hàng giữa hai đối tượng này cũng khác nhau.

Mức thu nhập

Khả năng tài chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng. Nếu những người có thu nhập vừa đủ, họ sẽ hướng đến những sản phẩm chất lượng tầm trung, giá cả phải chăng. Còn những khách hàng có mức sống cao hơn, họ không chỉ chú trọng hình thức, chất lượng và cả giá thành sản phẩm, sẵn sàng chi trả số tiền lớn để sở hữu đối với các sản phẩm tốt.

Nơi sinh sống

Người dân đô thị và nông thôn sẽ có nhu cầu và thói quen mua hàng hoàn toàn khác biệt nhau. Nơi cư trú và văn hóa sống cũng sẽ ảnh hưởng phần nào đến sở thích mua hàng của người dùng.

Bên cạnh những đặc điểm cơ bản này, bạn có thể mở rộng và đi sâu chi tiết về nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân,… Khi xác định chân dung khách hàng càng rõ, bạn càng dễ xây dựng chiến lược và mức độ thành công cao.

#2. Tiến hành nghiên cứu và lựa chọn Target Market (Thị trường mục tiêu)

Nghiên cứu thị trường mục tiêu

Đây là quá trình thu thập, xử lý, phân tích những thông tin liên quan đến khách hàng, đối thủ, thị trường ngách và có thể là toàn bộ những gì liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp bạn kinh doanh. Bước này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định có liên quan đến xử lý vấn đề và nắm bắt cơ hội Marketing.

Tùy vào mục đích của doanh nghiệp, có thể là xâm nhập vào thị trường, phát triển sản phẩm/ dịch vụ mới hay thực hiện một chiến dịch truyền thông nên phương pháp nghiên cứu sẽ khác nhau.

  • Phỏng vấn trực tiếp: Cách này giúp bạn đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng. Vì thực hiện tại nhiều địa điểm tập trung đông người (trường học, trung tâm thương mại, khu dân cư,…) nên bạn cần thời gian và công sức.
  • Khảo sát qua điện thoại: Đây là phương thức thu thập thông tin của người dùng trước và liên hệ xin ý kiến đánh giá. Cách này không tốn nhiều chi phí nhưng hiệu quả không cao, bởi nhiều khách hàng e ngại cách tiếp thị này.
  • Khảo sát trực tuyến: Cách này thực hiện thông qua những bảng hỏi khảo sát được tạo lập, đăng tải lên Internet, các trang mạng xã hội để tham khảo ý kiến mọi người. Phương pháp này có thể tiếp cận nhiều đối tượng, chi phí thấp nhưng tỉ lệ phản hồi khó dự đoán.
target-la-gi

Xác định quy mô thị trường mục tiêu

Quy mô thị trường còn được hiểu là độ lớn về phạm vi và số lượng của thị trường mà bạn hướng đến. Tùy vào nguồn lực và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp để chọn quy mô thị trường phù hợp, nhưng bạn phải đảm bảo trong tầm kiểm soát, khả thi và hiệu quả.

Doanh nghiệp nào cũng có những tham vọng tiếp cận đối tượng khách hàng lớn, đẩy mạnh doanh thu kinh doanh. Tuy nhiên, nếu không đủ tiềm lực mà bạn lại chọn quy mô quá lớn sẽ không khả thi. Khả năng phục vụ chính thị trường mục tiêu của mình mà doanh nghiệp không thực hiện được thì thật khó để cạnh tranh với đối thủ hay thành công với những đơn hàng khủng.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong cùng một phân khúc là một ý tưởng không tệ giúp bạn có Target khách hàng mục tiêu cực kỳ hiệu quả. Đồng thời, những chiến lược kinh doanh của đối thủ có thể khơi nguồn sáng tạo ý tưởng, khắc phục những hạn chế còn tồn tại ở đối thủ để đưa doanh nghiệp theo hướng phát triển tốt nhất có thể.

#3. Đánh giá

Đến với bước này, hẳn là bạn đã khoanh vùng được Target thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ hướng đến. Tuy nhiên, để thêm phần chắc chắn với quyết định, bạn cần kiểm tra, đánh giá lại một lần nữa những lựa chọn đó có phù hợp với mục tiêu và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp hay không.

Trên đây là thông tin về “Target là gì?” và 3 bí quyết Target thị trường mục tiêu hiệu quả cho doanh nghiệp mà Tino Group đã tổng hợp để gửi đến bạn. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu đúng về Target trong Marketing, khơi dậy nguồn cảm hứng. Từ đó bạn có thể áp dụng đúng và mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.


Tuấn Nguyễn

587 Blog posts

Comments