Chiến lược Social Media Marketing là gì? 4 yếu tố của chiến lược Social Media Marketing hiệu quả

Social Media Marketing có phải chỉ là các trang mạng xã hội (Facebook, Linkedin, Twitter,…) hay không?

Trong vài năm gần đây, Tiktok đã mang đến một luồng gió mới cho các nền tảng social media. Hàng loạt cách thức hoạt động Social Media Marketing mới mẻ liên tục ra đời. 

Social Media Marketing là gì?

Hiểu đúng về khái niệm “Social Media Marketing”

Khái niệm này gồm 2 yếu tố:

  • Social” (xã hội) là việc mọi người trong một cộng đồng tương tác với người khác. Phương thức tương tác là cách chia sẻ và nhận lại thông tin từ đối phương.
  • Media” (phương tiện truyền thông) là việc sử dụng các hình thức truyền thông. Các thiết bị này bao gồm cả Internet (hiện đại) và ti vi, đài phát thanh, bảng quảng cáo, … (hiện đại). Nếu như các hình thức truyền thông truyền thống chỉ tương tác một chiều (nghe nhận) thì Internet có thể giúp mọi người tương tác qua lại.

Được hình thành từ hai yếu tố trên, “Social Media” là chỉ các phương tiện truyền thông dựa trên nền tảng Internet. Các phương tiện này cho phép mọi người chia sẻ nội dung trực tuyến thông qua tài khoản người dùng và tương tác với nhau như một cộng đồng.Trong lĩnh vực truyền thông, Social Media Marketing (SMM) là tập hợp các chiến lược, kế hoạch marketing nhắm đến việc tương tác xã hội giữa người dùng qua platform mạng xã hội. Mục đích cuối cùng là tạo ra các nội dung có ích để người dùng chia sẻ qua mạng xã hội. Hiểu đơn giản, Social Media Marketing một hình thức marketing được thực hiện thông qua phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Khi nào cần dùng đến Social Media Marketing?

Tiến sĩ Tracy L. Tulen viết trong quyển Social Media Marketing như sau: “Strong ties take time Social media marketing is Relationship Marketing in social spaces“.  Theo ông, Social Media Marketing là sử dụng các kênh social media để xây dựng các hoạt động, tương tác, truyền tải thông điệp nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng thương hiệu và truyền thông. Phương pháp tiếp thị này được doanh nghiệp sử dụng khi có nhu cầu:

  • Xây dựng hoặc gia tăng nhận diện thương hiệu: Thông qua việc trò chuyện cùng khách hàng. doanh nghiệp có thể tạo dấu ấn cho thương hiệu của mình trên môi trường social networks mà khách hàng đang giao tiếp với nhau.
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: Doanh nghiệp có thể phản hồi, tư vấn, hỗ trợ khách hàng ngay trên social networks.
  • Tăng mức độ và số lượng khách hàng trung thành nhờ tương tác thông tin thường xuyên.

Nhờ SMM, doanh nghiệp có thể nói chuyện, lắng nghe, thấu hiểu các phản ứng của khách hàng để thay đổi theo hướng tốt hơn. Đồng thời, việc này cũng khiến cho khách hàng hài lòng hơn, yêu mến thương hiệu nhiều hơn.

6 loại hình Social Media Marketing phổ biến hiện nay

social-media-marketing-la-gi

  1. Social News: có thể áp dụng trên Digg, Sphinn, Newsvine, … Đây là loại hình SMM đánh giá dựa trên lượt đọc tin bài, lượt vote hoặc comment, lượt tiếp cận, lượt view, …
  2. Social Sharing: có thể áp dụng trên Flickr, Snapfish, YouTube, … Đây là loại hình SMM đánh giá dựa trên lượt xem, lượt chia sẻ (Share) và mức độ lan truyền (viral), …
  3. Social Networks: có thể áp dụng trên Facebook, LinkedIn, MySpace, Twitter, … Đây là loại hình SMM đánh giá dựa trên khả năng kết nối và chia sẻ cộng đồng.
  4. Social Bookmarking: có thể áp dụng trên Delicious, Faves, StumbleUpon, BlogMarks, … Đây là loại hình SMM đánh giá dựa trên mức độ save, bookmark các nội dung.
  5. Microblogging: có thể áp dụng trên Twitter.  Các dịch vụ tập trung vào cập nhật ngắn được lập nên cho bất cứ ai đăng ký để nhận thông tin.
  6. Comments Blog và Forum: đây là diễn đàn trực tuyến. Nơi này cho phép các thành viên tổ chức các cuộc hội thoại bằng cách gửi tin nhắn.

4 yếu tố của chiến lược Social Media Marketing hiệu quả 

Mục tiêu rõ ràng (Targeted)

Tại sao bạn muốn áp dụng chiến lược SMM? Mục tiêu chính của doanh nghiệp giai đoạn này là gì? Tiếp cận khách hàng, xây dựng thương hiệu với khách hàng mới? Hay truyền tải một thông điệp, thông tin hấp dẫn đến khách hàng cũ của bạn. Xác định được mục tiêu rõ ràng, bước đầu, bạn sẽ chọn được kênh SMM phù hợp.

Tính tập trung (Focused)

Khi chi ngân sách để làm một điều gì đó, ai cũng muốn có được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, đừng “chi tiền vô tội vạ”! Tập trung vào những vấn đề cụ thể. Chú trọng nhóm đối tượng được xác định rõ ràng. Hoặc bạn cũng có thể tập trung vào các điểm yếu mà đối thủ cạnh tranh của bạn chưa làm tốt. Đó là những gợi ý để doanh nghiệp tập trung được vào một mục tiêu nhất định.

Đo lường được (Measurable)

social-media-marketing-la-giKhả năng tương tác đa chiều là ưu điểm mà cũng là hạn chế của SMM. Chiến dịch của bạn có thể thành công rực rỡ. Hoặc có kết quả hoàn toàn trái ngược so với mong đợi của bạn. Chỉ cần lơ là, không kiểm soát, bạn sẽ khó có thể quản lý cũng như không xử lý kịp những tình huống bất ngờ. Do đó, bạn cần đo lường và kiểm soát chỉ số cho chiến dịch SMM để kiểm soát và điều hướng người tham gia theo hướng có lợi nhất.

Nội dung chất lượng (Great Content)

“Content is King” vẫn chưa lỗi thời. Content vẫn còn khẳng định được vị thế và sức hút nhất định của mình. Mỗi ngày, người dùng tiếp xúc quá nhiều thông tin với hàng loạt sự lựa chọn. Nếu muốn khách hàng nhớ đến thương hiệu của mình, doanh nghiệp phải có chiến dịch nổi bật. Một nội dung hấp dẫn, ấn tượng sẽ kích thích người dùng. Tóm lại, mục tiêu tiếp thị rõ ràng, hiểu biết về đối tượng, lựa chọn nền tảng phù hợp và chia sẻ các nội dung giá trị vào thời điểm vàng. Đó là 4 yếu tố chiến lược giúp marketing hiệu quả trên SMM. Tùy vào bản chất của mỗi loại hình SMM, doanh nghiệp sẽ có cách đo lường khác nhau. Trước khi chọn một hình thức SMM, doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ để chọn hình thức phù hợp nhất với điều kiện của doanh nghiệp mình


Tuấn Nguyễn

587 Blog posts

Comments