Server là gì?
3 định nghĩa về Server
Server tạm dịch là máy chủ, Server không chỉ đơn thuần là một máy chủ web, mà bạn có thể hiểu theo từng trường hợp khác nhau và 3 nghĩa phổ biến bạn có thể gặp phải bao gồm:
- Server là một thiết bị
- Server là một hệ thống
- Server là một chương trình
Server là một thiết bị
Server là một máy tính được kết nối với mạng máy tính hoặc Internet, có địa chỉ IP tĩnh, có khả năng xử lý mạnh mẽ và khả năng lưu trữ lớn.
Trong đó, người quản lý có thể cài đặt các phần mềm phục vụ cho các máy tính khác truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ, hoặc tài nguyên mà họ cần.
Server là một hệ thống
Server là một hệ thống ( bao gồm cả phần mềm và phần cứng) đáp ứng đủ yêu cầu trên một mạng máy tính để cung cấp, hoặc hỗ trợ cung cấp một dịch vụ mạng.
Các Server có thể chạy trên một máy tính chuyên dụng hoặc nhiều máy tính nối mạng có khả năng Server lưu trữ như máy chứa cơ sở dữ liệu (database Server), Server chứa các tập thông tin (file Server), Server thư điện tử (mail Server)…
Server là một chương trình
Server là một chương trình máy tính hoạt động như một dịch vụ để phục vụ những nhu cầu hay những yêu cầu từ những chương trình khác (từ các máy tính khác, được hiểu theo ngôn ngữ chuyên môn là client).
Điểm đặc biệt là chương trình trên Server và các chương trình của máy con, có thể cùng hoạt động chung trên một máy tính hoặc trên nhiều máy tính khác nhau.
Vai trò của Server
Vai trò chính của Server là lưu trữ, cung cấp và xử lý dữ liệu rồi chuyển đến các máy trạm liên tục 24/7/365 cho người dùng hay một tổ chức qua mạng LAN hoặc Internet. Server được thiết kế để có thể chạy liên tục trong thời gian dài và chỉ tắt đi khi có sự cố gì đó cần bảo trì.
Đối với doanh nghiệp
Server là bộ phận quan trọng nhất trong việc lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành những phần mềm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần tối ưu phần cứng cho hệ thống Server mà không cần thiết phải đầu tư nhiều vào các máy trạm cá nhân khác.
Đối với những người dùng cá nhân đơn lẻ
Server cũng đóng vai trò là bộ phận lưu trữ, vận hành chính những dữ liệu của một hệ thống. Ví dụ: những hộ kinh doanh quán net cũng bắt buộc phải sử dụng Server để kết nối đến với các máy trạm khác.
Lợi ích khi sử dụng Server
Server là nền tảng của mọi dịch vụ trên Internet. Do đó, bất kỳ một dịch vụ nào trên internet như website, ứng dụng, trò chơi,… muốn vận hành cũng đều phải thông qua một Server nào đó. Server mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời như:
- Dễ dàng tìm kiếm dữ liệu vì dữ liệu được quản lý tập trung trong Server.
- Cực kỳ nhanh gọn vì bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu, bạn đều có thể truy cập vào email, dữ liệu, và các tập tin dù bạn không ở công ty và cần sử dụng xếp dữ liệu.
- Đồng bộ hoá và chia sẻ quyền truy cập, sử dụng thiết bị, tài nguyên (máy in, máy fax, mạng máy tính, …) cho tất cả nhân viên trong công ty.
- Độ bảo mật thông tin tuyệt đối: Hầu như mỗi tổ chức/doanh nghiệp/công ty đều có một Server riêng nên độ bảo mật thông tin gần như là tuyệt đối.
- Tăng khả năng xử lý: cho phép khả năng xử lý mạnh mẽ trong thời gian cao điểm, nhu cầu về các nguồn lực như RAM, CPU, tốc độ đường truyền cao.
Các loại Server phổ biến hiện nay
Có bao nhiêu loại Server?
Tùy theo từng phương diện phân loại, có thể phân loại Server thành nhiều nhóm, nhiều loại khác nhau. Tino Group sẽ phân chia thành 3 nhóm như sau:
- Phương pháp xây dựng hệ thống
- Theo chức năng
- Theo hãng sản xuất
Trong mỗi nhóm, sẽ có nhiều loại Server khác nhau cùng một số ví dụ bạn có thể tham khảo và dễ dàng hiểu hơn.
Phương pháp xây dựng hệ thống
Theo phương pháp xây dựng hệ thống, Server được chia thành 3 loại sau:
- Server riêng (Dedicated Server): Server riêng là một Server Server chạy với phần cứng và các thiết bị hỗ trợ chuyên dụng riêng biệt.
- Server ảo (Virtual Private Server – VPS): Server ảo (VPS) là Server được tạo ra nhằm sử dụng công nghệ ảo hóa phần cứng để phân chia một Server vật lý thành nhiều Server ảo (VPS) khác nhau trên chính Server vật lý đó. Các Server ảo (VPS) đó có đầy đủ các tính năng tương tự như một Server vật lý bình thường, nhưng Server ảo (VPS) đó được chia sẻ tài nguyên phần cứng từ Server vật lý.
- Server đám mây (Cloud Server): Máy chủ đám mây là một Server được kết hợp từ nhiều Server vật lý khác nhau với một hệ thống lưu trữ SAN (Storage Area Network). Điểm nổi bật của Server này là tốc độ truy xuất nhanh chóng, vượt trội giúp cho Server hoạt động ổn định và giúp hạn chế tối đa tình trạng downtime.
Theo chức năng
Theo chức năng, Server được chia thành những loại sau:
- Server Web (Web Server): Server này được cài đặt phần mềm chuyên dụng phục vụ cho việc quản trị và lưu trữ website.
- Server Email (Mail Server): Server này hỗ trợ việc gửi và nhận email. Nếu bạn có ứng dụng email (email client) trên máy tính (vd: Microsoft Outlook, Thunderbird,…), phần mềm sẽ kết nối với Server IMAP hoặc Server POP để tải thư xuống máy tính của bạn và Server SMTP sẽ gửi thư trở lại qua Server email.
- Server FTP (FTP Server): Server này hỗ trợ di chuyển các tệp thông qua giao thức truyền tải tập tin (File Transfer Protocol). Các Server FTP có thể truy cập từ xa thông qua các phần mềm FTP chuyên dụng như FileZilla, CuteFTP,…
- Server cơ sở dữ liệu (Database Server): Server này được cài đặt phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu, giúp cho việc quản lý, xử lý và truy xuất dữ liệu. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến và thông dụng như MySQL, Oracle, Microsoft SQL Server,…
- Server DNS (DNS Server): Server này còn được gọi là hệ thống phân giải tên miền. Server DNS có nhiệm vụ phân giải địa chỉ IP thành tên miền (Domain Name) và ngược lại.
- Server DHCP (DHCP Server): Server này có tên đầy đủ là Dynamic Host Configuration Protocol, có nhiệm vụ cấp phát địa chỉ IP cho các thiết bị tham gia vào mạng. Bạn có thể tham khảo bài viết: DHCP Server là gì? Cấu hình DHCP Server trên Windows Server 2016.
- Và còn nhiều Server Server khác như Print Server (quản lý việc in ấn trong hệ thống mạng), Application Server (dùng để quản lý và chạy các ứng dụng, phần mềm), Identity Server, Game Server,…
Theo hãng sản xuất
Theo hãng sản xuất, có các loại Server phổ biến như:
- Server SuperMicro
- Server Dell
- Server IBM
- Server HP
- Server Cisco
Làm sao để chọn được một Server phù hợp?
Để có thể chọn được một Server phù hợp, bạn sẽ cần phải đặt ra và tự giải đáp rất nhiều câu hỏi đấy! Sau đây, Tino Group sẽ gợi ý cho bạn một số câu hỏi để bạn có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, mục đích sử dụng Server nhé!
- Mục đích sử dụng Server để làm gì? – Làm website, làm ứng dụng web, để “cày game”,…
- Dự tính về khối lượng lưu trữ, RAM để chạy và cả băng thông cho mục đích sử dụng của bạn.
- Số chi phí bạn có thể chi trả cho một Server là bao nhiêu?
- …
Sau khi bạn đã có thể xác định được: mục đích, nhu cầu về các tính năng và khối lượng lưu trữ của Server, số tiền bạn có thể chi trả. Tiếp theo, bạn cần đi tìm những gói Server, nhà cung cấp Server phù.
Đặc biệt, bạn nên chọn những nhà cung cấp uy tín, có đội ngũ hỗ trợ tốt và được cộng đồng đánh giá cao.
Đến đây, Tino Group chúc bạn tìm được Server ưng ý nhé!
Những câu hỏi thường gặp về Server
Nên chọn Server nào để chơi Minecraft?
Nếu bạn là fan của tự game này và bạn muốn tạo riêng cho mình một Server để chơi cùng đồng đội, Hostinger có lẽ là nhà cung cấp bạn nên tham khảo qua. Hostinger có một gói Minecraft server dành riêng cho tựa game Minecraft.
Giá của Server là bao nhiêu?
Tùy theo nhu cầu sử dụng, loại hình sử dụng và nhà cung cấp bạn chọn, giá của Server sẽ khác nhau. Từ vài chục ngàn cho các Web Server, cho đến rất nhiều tiền cho các hệ thống Server dịch vụ…
Nên chọn Server nào để lưu trữ tài liệu?
Nếu bạn có một doanh nghiệp nhỏ, chỉ cần một tài khoản Google với dung lượng Drive 15GB là có thể thoải mái lưu trữ dữ liệu rồi, bạn có thể tận dụng tối đa khả năng lưu trữ và sự tiện dụng của Drive để làm việc.
Web Server giá rẻ ở đâu cung cấp?
Bạn có thể liên hệ ngay với TinoHost để mua Share Hosting chỉ với giá 9k/ tháng rẻ nhất Việt Nam nhé!