Các ngành nghề có triển vọng trong tương lai sắp tới

Cánh cửa Đại học mở ra. Lựa chọn nào là tốt nhất khi các sĩ tử vẫn còn hoang mang về con đường mà mình sẽ đi sắp tới? Bài toán lựa chọn ngành nghề chưa bao giờ là đơn giản vì lựa chọn của bạn hôm nay sẽ quyết định

#1. Ngành công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin (CNTT) được xếp hạng đầu bảng xếp hạng những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Khi mạng xã hội đang bùng nổ trên toàn thế giới, các thiết bị điện tử ngày càng trở nên phổ biến, nhu cầu về các công việc liên quan đến công nghệ chưa bao giờ ngừng hot.

nganh-nghe-co-trien-vong-trong-tuong-lai

Tình hình thực tế về ngành công nghệ thông tin

Việt Nam đang đẩy mạnh những “thung lũng” công nghệ cao đầy tiềm năng, đồng thời gặt hái được một số thành công nhất định trong bước đầu phát triển lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, lọt vào danh sách những quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai hạ tầng mạng 5G.

Giữa bối cảnh đầy triển vọng, thị trường CNTT đang “khát khao” những nguồn lực đủ khả năng cả về chất và lượng. Không chỉ được săn đón tại các công ty Việt Nam mà nguồn nhân lực về ngành CNTT còn được nhiều doanh nghiệp nước ngoài ưu ái săn đón.

Mặc dù ngành CNTT tại Việt Nam đã khá quen thuộc nhưng mức độ phát triển của ngành này vẫn còn nhiều hạn chế. Theo thống kê của Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, với số đông các cử nhân CNTT ra trường, chỉ có khoảng 15% lượng sinh viên đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Học công nghệ thông tin sau này có thể làm gì?

Ngành CNTT dự đoán là đứng đầu trong số những ngành nghề triển vọng trong tương lai. Theo đuổi ngành học này, bạn có thể làm việc ở các vị trí như:

  • Kiến trúc sư kỹ thuật, phần mềm.
  • Lập trình viên.
  • Kỹ sư máy tính.
  • Kỹ sư hệ thống.
  • Chuyên viên đảm bảo chất lượng phần mềm.
  • Nhân viên phát triển sản phẩm.
  • Trình quản lý kho dữ liệu.
  • Quản lý phát triển ứng dụng.
  • Nhà phát triển Mainframe.

Và còn rất nhiều công việc rộng mở liên quan đến ngành CNTT. Mặc dù là ngành “hot” nhưng yêu cầu của các doanh nghiệp vô cùng cao, đòi hỏi bạn phải thành thạo cả về kiến thức chuyên môn sâu lẫn kinh nghiệm “thực chiến”, sức bền bỉ, thích ứng nhạy bén, khả năng ngoại ngữ,… Do đó, hãy cố gắng trau dồi và phát huy thật tốt khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhé.

nganh-nghe-co-trien-vong-trong-tuong-lai

Chọn trường nào nếu muốn học ngành công nghệ thông tin?

Ngành CNTT là một ngành đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng liên quan đến máy tính, thiết bị công nghệ và còn nhiều hơn thế nữa. Trước “cơn khát” nhân lực của ngành này, nhiều trường đại học đánh giá cao và chú trọng đưa CNTT trở thành một trong những chuyên ngành đào tạo đặc biệt, giảng dạy chuyên sâu.

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM.
  • Đại học FPT TP.HCM.
  • Đại học Bách khoa TP.HCM.
  • Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP.HCM.
  • Học viện công nghệ bưu chính viễn thông TP.HCM.

#2. Ngành Marketing

Internet bùng nổ đã mở ra cơ hội tiềm năng cho ngành Marketing những cách tiếp thị mới. Đó là ngành “Marketing số” hay còn gọi là Digital Marketing. Với một thị trường thương mại cạnh tranh sôi động như hiện nay, doanh nghiệp dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào cũng cần có chiến lược Marketing chuyên nghiệp, phù hợp. Đó cũng là lý do, ngành Marketing được đánh giá là ngành nghề đang và sẽ khởi sắc trong tương lai, vị trí mà nhiều doanh nghiệp đang săn đón.

nganh-nghe-co-trien-vong-trong-tuong-lai

Tình hình thực tế về ngành Marketing

Nếu bạn là một người năng động, thích sự sáng tạo, tinh thần học hỏi cao thì đừng ngần ngại thử sức mình với lĩnh vực thú vị này. Marketing hứa hẹn sẽ đưa bạn chinh phục những điều hấp dẫn mà bạn không thể biết trước được. Sự cần thiết, đòi hỏi của ngành nghề này không chỉ đến từ doanh nghiệp dịch vụ hay sản xuất mà hầu hết các lĩnh vực kinh doanh đều cần đến.

Marketing là công việc giữ vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của mọi tổ chức trên toàn cầu. Hiệu quả bán hàng, doanh thu sẽ chịu tác động lớn từ Marketing và chúng có thể chi phối hoạt động của cả doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai. Để tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả nhất, doanh nghiệp không thể thiếu cách thức đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách cuốn hút, khác biệt để cạnh tranh với đối thủ trong phân khúc. Do đó, yêu cầu một đội ngũ tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ là điều rất cần thiết cho doanh nghiệp thời đại 4.0.

Cơ hội việc làm

Marketing là ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cực kỳ cao. Hầu hết các bản tin, mặt báo tuyển dụng đều dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực này. Đặc biệt, nếu bạn có năng lực tốt, không ngừng nâng cao giá trị bản thân thì cơ hội thăng tiến trong ngành này rất cao. Học Marketing, bạn có thể đảm nhận và phát triển ở đa dạng các vị trí công việc như:

  • Bộ phận kinh doanh: quản lý kênh phân phối, bán hàng, giám sát khách hàng…
  • Bộ phận Marketing: lên kế hoạch tiếp thị, nghiên cứu thị trường, phát triển truyền thông, quản lý thương hiệu, phát triển sản phẩm, tổ chức sự kiện.
  • Bộ phận chăm sóc khách hàng: quản lý thông tin khách hàng, nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng, nắm rõ nhu cầu và tâm lý khách hàng, quan hệ công chúng,..
nganh-nghe-co-trien-vong-trong-tuong-lai

Ngành Marketing có thể học ở đâu?

  • Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
  • Học viện Báo chí và tuyên truyền Hà Nội.
  • Đại học RMIT TP.HCM.
  • Đại học FPT.
  • Đại học Tài Chính Marketing TP.HCM (UFM).
  • Đại học Kinh Tế TP.HCM (UEH)
  • Đại học Ngoại Thương TP.HCM.
  • Đại học Kinh Tế Tài Chính TP.HCM (UEF).

#3. Ngành thương mại quốc tế

Tình hình thực tế về ngành thương mại quốc tế

Với tình hình kinh tế hội nhập toàn cầu, thương mại quốc tế được đánh giá là một trong những ngành học triển vọng và năng động hiện nay. Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO (2007) và Hiệp định EVFTA (2020) đã đưa khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới xích lại gần nhau hơn. Những quốc gia đang có xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam ngày một tăng mạnh.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến năm 2020, có khoảng 125 quốc gia đã đầu tư vào Việt Nam, trong đó dẫn đầu là Hàn Quốc với số vốn đầu tư lên đến 7.92 tỷ USD, chiếm 20.8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Kế tiếp đó là Hồng Kông và Singapore. Với bối cảnh đầy triển vọng khi sự xuất hiện của các doanh nghiệp quốc tế đến Việt Nam, nhu cầu về nguồn nhân lực ở ngành thương mại quốc tế ngày một tăng cao.

nganh-nghe-co-trien-vong-trong-tuong-lai

Cơ hội nghề nghiệp

Không cần phải là “fan cuồng” của Google, Facebook hay các mặt báo tạp chí, chỉ cần lướt qua vài mẩu thông tin liên quan đến ngành thương mại quốc tế bạn đủ thấy tầm quan trọng và sức hút của ngành nghề này. Nền kinh tế Việt Nam hội nhập, khởi sắc trên thị trường thương mại quốc tế đã mở ra cơ hội kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp. Và cũng là cơ hội việc làm của nhiều dân chuyên kinh tế đối ngoại thể hiện năng lực của mình. Một số vị trí nghề nghiệp mà bạn có thể đảm nhiệm khi theo học ngành thương mại quốc tế là:

  • Nhân viên xuất nhập khẩu, kế toán, kiểm toán.
  • Nhân viên kinh doanh.
  • Nhân viên tại các tổ chức, cơ quan nhà nước.
  • Nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học.
  • Nhân viên tại các ngân hàng thế thời, quỹ tiền tệ hay các tài chính không chỉ ở cấp quốc gia mà vươn rộng ra thế giới.
  • Tự mở dịch vụ tư vấn cho các tổ chức, doanh nghiệp.
nganh-nghe-co-trien-vong-trong-tuong-lai

Ngành thương mại quốc tế có thể học ở đâu?

  • Đại học Ngoại Thương.
  • Đại học Kinh Tế TP.HCM.
  • Đại học Kinh Tế Tài Chính TP.HCM.
  • Đại học Kinh tế Quốc dân.
  • Đại học Thương Mại Hà Nội.

#4. Ngành kiến trúc

Tình hình thực tế ngành kiến trúc

Hiện nay, Việt Nam được đánh là là một trong ba quốc gia hứa hẹn về sự tăng trưởng mạnh ở khu vực Châu Á. Bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam có nhiều điểm nhấn đặc biệt về nhiều lĩnh vực, trong đó không thể thiếu ngành kiến trúc, xây dựng. Có thể thấy, những công trình kiến trúc chạm ngưỡng quốc tế tại Việt Nam ra đời ngày càng nhiều. Hàng loạt những tòa nhà cao tầng, căn hộ cho đến các công trình đường bộ, đường sắt, công trình công cộng ngày một đa dạng, chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Việc đầu tư hạ tầng đồng bộ là yếu tố cần thiết và được chú trọng hàng đầu.

Có thể nói, cơ hội để kiến trúc sư làm việc và phát triển tại Việt Nam khá tiềm năng. Khi dân sôs ngày càng tăng, nhu cầu thẩm mỹ, hướng đến cuộc sống chất lượng của con người ngày càng cao. Bài toán đặt ra ở đây chính là những công trình nhà ở, nơi làm việc, trung tâm vui chơi, giải trí được thiết kế tiện nghi, chuyên nghiệp nhưng tiết kiệm được không gian. Dù ở thành thị hay nông thôn đều rất cần những kiến trúc sư tài năng.

nganh-nghe-co-trien-vong-trong-tuong-lai

Cơ hội nghề nghiệp

Để theo đuổi ngành nghề này, đòi hỏi ở bạn sự sáng tạo, tỉ mỉ, tinh tế vô cùng cao. Đổi lại, mức thu nhập và cơ hội nghề nghiệp từ ngành này khá cao, cực kỳ tiềm năng. Ngành kiến trúc có thể làm những công việc như sau:

  • Kiến trúc sư thiết kế, thi công, giám sát công trình.
  • Chuyên gia tư vấn, cung cấp các giải pháp kiến trúc độc đáo cho công ty, doanh nghiệp.
  • Khởi nghiệp với vai trò chủ đầu tư, thiết kế, thi công công trình kiến trúc.
  • Nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy tại một số trường đại học, cơ sở giáo dục.
  • Hoạch định dự án, tham gia đấu thầu xây dựng.
nganh-nghe-co-trien-vong-trong-tuong-lai

Ngành kiến trúc có thể học ở đâu?

  • Đại học Kiến trúc Hà Nội
  • Đại học Xây dựng Hà Nội
  • Đại học Kiến trúc TP.HCM.
  • Đại học Bách Khoa TP.HCM.
  • Đại học Văn Lang.
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
  • Đại học Khoa học – Đại học Huế.
  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng.

#5. Ngành tâm lý học, xã hội học

Sức “nóng” của cạnh tranh không chỉ bùng nổ trên thương trường mà còn len lỏi vào cuộc sống cá nhân cũng như môi trường làm việc của con người. Với bối cảnh đó, con người dễ rơi vào tình trạng áp lực lớn, thậm chí là khủng hoảng tâm lý. Đó là lý do các chuyên viên tham vấn và trị liệu dần trở nên “ăn khách” và cần thiết hơn bao giờ hết.

Là một ngành khoa học có tuổi đời khá non trẻ so với nhiều ngành cơ bản khác tại Việt Nam. Điều này không thể tránh khỏi những quan điểm ngộ nhận khiến không ít bạn trẻ và phụ huynh e ngại khi lựa chọn ngành nghề này.

Trên thực tế, tâm lý học là lĩnh vực khoa học chuyên nghiên cứu về tinh thần, hành vi, tư tưởng của con người. Hay đó là hành trình làm rõ những bản chất thật sự bên trong của con người bằng cách đi sâu vào từng ngõ ngách đời sống xoay quanh con người từ văn hóa, y học, triết học, giáo dục, y tế,…Tính ứng dụng của ngành này được áp dụng rộng rãi ở mọi lĩnh vực nên cơ hội nghề nghiệp của ngành Tâm lý học tại Việt Nam hứa hẹn trong tương lai vô cùng rộng mở.

nganh-nghe-co-trien-vong-trong-tuong-lai

Cơ hội nghề nghiệp

Tại Việt Nam, sinh viên Tâm lý học có thể đảm trách rất nhiều vị trí công việc khác nhau. Từ việc trở thành chuyên viên tư vấn Tâm lý tại các công ty, cơ sở giáo dục các cấp đến những chuyên viê trị liệu tại các bệnh viên, cơ sở khám chữa bệnh có chuyên khoa Tâm lý.

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn làm việc tại công ty, doanh nghiệp ở bộ phận nhân sự, quảng cáo – Marketing,… Hay nghiên cứu, giảng dạy Tâm lý, kỹ năng sống,…

  • Nghiên cứu viên Tâm lý học.
  • Chuyên viên Tham vấn – trị liệu Tâm lý.
  • Nhân viên trong lĩnh vực truyền thông, đào tạo, tổ chức nhân sự,..
  • Giảng dạy tại các trường đại học, trung tâm,..
nganh-nghe-co-trien-vong-trong-tuong-lai

Học Tâm lý học ở đâu?

  • Đại học Khoa học xã hội Nhân văn – Đại học Quốc Gia (TP.HCM, Hà Nội).
  • Đại học Sư Phạm (TP.HCM, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng).
  • Đại học Hoa Sen.
  • Đại học HUTECH TP.HCM.
  • Đại học Văn Hiến TP.HCM.

Trên đây là top 5 ngành nghề có triển vọng trong tương lai mà Tino Group đã tổng hợp để gửi đến bạn. Có lẽ những băn khoăn xung quanh cơ hội chọn nghề tại Việt Nam trong bạn đã phần nào được giải đáp trong bài viết này. Chúc bạn sẽ lựa chọn được ngành nghề phù hợp và hết mình theo đuổi ước mơ nhé!


Thủ Thuật Hay

470 Blog posts

Comments