Khấu hao tài sản cố định là gì? Mẫu file Excel khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định là một trong số những khái niệm phổ biến và cần thiết nhất đối với lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những thông tin quan trọng mà kế toán, kiểm toán cần nắm rõ trong quá trình

Đôi nét về khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định là gì?

Khấu hao (Depreciation) được hiểu là việc phân bổ, định giá và tính toán giá trị của tài sản một cách có hệ thống sau khi đã bị hao hòn qua một thời gian sử dụng.

Tài sản cố định được định nghĩa là tư liệu sản xuất chuyên dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn và dùng cho nhiều chu kỳ sản xuất. Có 3 loại tài sản cố định gồm: Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính.

khau-hao-tai-san-co-dinh-la-gi

Như vậy, khấu hao tài sản cố định là một khoản khấu hao được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong khoản thời gian sử dụng tài sản đó. Cụ thể hơn, khấu hao tài sản cố định liên quan đến việc hao mòn tài sản, đây là sự giảm dần về giá trị/giá trị sử dụng do chúng được sử dụng hay tham gia vào quá trình sản xuất.

Hao mòn này có thể đến từ tự nhiên hoặc do sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Trong đó:

  • Hao mòn hữu hình là sự sụt giảm về giá trị sử dụng của tài sản cố định, kéo theo đó là sự sụt giảm về giá trị tổng thể của tài sản cố định.
  • Hao mòn vô hình là sự sụt giảm thuần túy về giá trị tổng thể của tài sản cố định do tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra.

Vai trò của khấu hao

Về mặt kinh tế

Một tài sản cố định dùng thời gian lâu sẽ bị hao mòn dễ gây ra nhiều khó khăn trong việc theo dõi và quản lý tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự hao mòn này là một yếu tố khách quan cần có.

Vì vậy, người ta sẽ thông qua phương pháp tính khấu hao để phản ánh giá trị thực của tài sản cố định. Đồng thời, khấu hao tài sản sẽ được tính vào chi phí kinh doanh nên yếu tố này sẽ làm giảm lợi tức ròng của doanh nghiệp.

Về mặt tài chính

Khấu hao sẽ được biểu hiện bằng tiền của tương đương với giá trị tài sản cố định đã bị hao mòn. Tiền khấu hao sẽ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Điều này đồng nghĩa, khấu hao cũng là một thành tố của giá sản phẩm. Khi sản phẩm được tiêu thụ ra thị trường, lượng tiền khấu hao này sẽ được giữ lại và hình thành nên quỹ khấu hao của doanh nghiệp. Quỹ này có thể gồm:

  • Khấu hao cơ bản dùng cho các hoạt động tái sản xuất như mua sắm, đổi mới tài sản cố định.
  • Khấu hao sửa chữa lớn dùng cho các hoạt động thay thế, sửa chữa các chi tiết tài sản cố định với mục đích nâng cấp, duy trì năng lực sản xuất.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng tiền quỹ này cho các mục đích vốn kinh doanh của mình.
khau-hao-tai-san-co-dinh-la-gi

Tại sao cần phải khấu hao tài sản cố định?

Những tài sản chỉ được sử dụng trong một thời gian nhất định khi tham gia vào hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, để xác định và bảo toàn được số vốn cố định cũng như xác định giá thành sản phẩm, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện khấu hao tài sản cố định. Tóm lại, doanh nghiệp cần khấu hao tài sản cố định để:

  • Đây là biện pháp tốt nhất giúp doanh nghiệp bảo toàn tối ưu vốn cố định.
  • Giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hồi lại số vốn cố định sau khi tài sản hết thời gian sử dụng.
  • Đây còn là cơ sở cho việc tính toán trong các hoạt động tái đầu tư vào sản xuất.

Lưu ý: Khi tính toán khấu hao tài sản cố định cần phù hợp với giá trị hao mòn của tài sản và đảm bảo số vốn đầu tư tài sản ban đầu phải được thu hồi đầy đủ.

3 phương pháp tính khấu hao tài sản cố định phổ biến nhất

Phương pháp khấu hao đường thẳng (phương pháp tuyến tính)

Phương pháp đường thẳng hay phương pháp tuyến tính là cách cơ bản nhất để ghi nhận khấu hao. Phương pháp này sẽ định mức khấu hao tài sản cố định là như nhau trong suốt thời gian sử dụng.

Công thức như sau:

Mức trích khấu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản cố định / thời gian khấu hao

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định = (1/Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định) x 100

Ví dụ: một công ty mua một chiếc máy với giá là 5.000.000 VNĐ và sử dụng trong 5 năm. Vậy mức trích khấu hao hằng năm là: 5.000.000/5 = 1.000.000 VNĐ

Mức trích khấu hao hàng tháng là: 1.000.000/12 = 83.333 VNĐ

khau-hao-tai-san-co-dinh-la-gi

Phương pháp khấu hao dựa trên số lượng sản phẩm

Theo phương pháp này, tuổi thọ hữu ích của tài sản sẽ được biểu thị bằng tổng số đơn vị dự kiến sẽ được sản xuất. Công thức như sau:

Mức trích khấu hao hàng tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm được sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm.

Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm = Nguyên giá tài sản cố định/Số lượng công suất thiết kế

Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định = Mức trích khấu hao trong tháng x 12

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

Với phương pháp này, bạn có thể hiểu mức khấu hao hàng năm sẽ được đẩy nhanh trong những năm đầu và giảm dần qua thời gian. Công thức để tính khấu hao theo số dư giảm dần như sau:

Mức trích khấu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản tại năm tính khấu hao x Tỷ lệ khấu hao.

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao (%) = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp tuyến tính x hệ số điều chỉnh.

Hệ số điều chỉnh xác định dựa theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định sẽ được quy định cụ thể dưới đây:

khau-hao-tai-san-co-dinh-la-gi

Ví dụ: Công ty A mua thiết bị cho xưởng sản xuất mới có giá 70.000.000 VNĐ. Thời gian trích khấu hao cho tài sản cố định đó là 5 năm.

Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định sẽ được xác định như sau:

khau-hao-tai-san-co-dinh-la-gi

Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng là 20%.

Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần: 20% x 2 = 40%

Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định được xác định theo bảng dưới đây:

Mẫu khấu hao tài sản cố định bằng file Excel

Bạn có thể tải mẫu khấu hao tài sản cố định bằng file Excel tại đây

Lưu ý: Phương pháp được sử dụng trong file này là phương pháp khấu hao theo đường thẳng.

Khấu hao tài sản cố định có liên quan đến báo cáo tài chính và đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, đây là một trong những nghiệp vụ quan trọng của nhân viên kế toán. Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khấu hao tài sản cố định. Với những ai theo ngành kế toán, hy vọng đây sẽ là những thông tin thật hữu ích nhé!

FAQs về khấu hao tài sản cố định

Tài sản cố định vô hình gồm những gì?

Tài sản cố định vô hình được được hiểu đơn giản là những tài tài sản không xác định được hình thái vật chất, nhưng có thể xác định được giá trị và được doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh hay cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản vô hình. Chẳng hạn như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh hoặc sáng chế, bản quyền tác giả…

Tài sản cố định vô hình có mức trích khấu hao không?

Đáp án là “Có”! Theo điều 11 Thông tư 45/2013-TT/BTC quy định về thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình như sau:

Doanh nghiệp phải tự xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình và tối đa không quá 20 năm.

Đối với tài sản cố định vô hình như giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất thuê, thời gian trích khấu hao cũng chính là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp.

Đối với tài sản cố định vô hình như quyền tác giả, bằng sáng chế, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng,..thời gian trích khấu hao cũng chính là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ theo quy định. Do đó, nếu thời hạn bảo hộ này là vô thời hạn, tài sản cố định vô hình sẽ không có khấu hao.

Phương pháp khấu hao đường thẳng có ưu điểm và nhược điểm gì?

Ưu điểm của phương pháp khấu hao đường thẳng này là đơn giản, dễ tính toán và tạo điều kiện ổn định giá thành. Tuy nhiên phương pháp này cũng có hạn chế là thu hồi vốn chậm, chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.

Phương pháp khấu hao số lượng sản phẩm được dùng khi nào?

Phương pháp này thích hợp với các tài sản cố định được sử dụng không đều giữa các thời kỳ sản xuất sản phẩm và có thể xác định được sản lượng theo công suất.


Ngân Tâm

15 Blog posts

Comments