Nếu chúng ta đang Afghanistan có sống nổi không ? Taliban dần siết bàn tay sắt

Một lãnh đạo Taliban tuyên bố sẽ khôi phục các biện pháp trừng phạt tàn khốc, khiến người Afghanistan lo ngại về cách cầm quyền cứng rắn của nhóm này

Kể từ khi Taliban nắm quyền kiểm soát thủ đô Kabul ngày 15/8, người dân Afghanistan và thế giới luôn dõi theo để xem liệu họ có tái lập chế độ cai trị hà khắc như những năm cuối 1990 hay không. Câu trả lời đang dần được hé lộ thông qua tuyên bố của Nooruddin Turabi, một trong những người sáng lập Taliban, về khả năng khôi phục hình phạt tử hình, chặt chân tay, dù có thể không công khai.

"Các nước chỉ trích chúng tôi về các hình phạt được thực thi ở sân vận động, nhưng chúng tôi chưa bao giờ nói bất cứ điều gì về luật pháp và hình phạt của họ", Turabi trả lời phỏng vấn tại Kabul. "Không ai được nói về luật của chúng tôi phải thế nào. Chúng tôi sẽ theo đạo Hồi và đưa ra luật của mình dựa trên kinh Koran".

Bình luận của Turabi cho thấy các lãnh đạo Taliban vẫn theo một quan điểm cứng rắn, bảo thủ sâu sắc, ngay cả khi họ chấp nhận những thay đổi về công nghệ như video và điện thoại di động.

"Chặt tay là cần thiết để đảm bảo không tái phạm", Turabi nói, thêm rằng hình phạt này có tác dụng răn đe và nội các đang xem xét có nên tiến hành biện pháp trừng phạt nơi công cộng hay không.

Taliban gần đây khôi phục hình phạt diễu phố những người đàn ông bị buộc tội trộm cắp. Ít nhất hai lần trong tuần trước, những người đàn ông bị trói tay, treo bánh mì trên cổ hoặc nhét vào miệng, bị dồn vào thùng sau xe bán tải để diễu phố.

Một lính Taliban đứng giữa nhóm phụ nữ biểu tình ở Kabul hôm 7/9. Ảnh: AFP.

Một lính Taliban đứng giữa nhóm phụ nữ biểu tình ở Kabul hôm 7/9. Ảnh: AFP.

Đây không phải là những dấu hiệu duy nhất cho thấy luật cai trị hà khắc của Taliban có thể sớm được khôi phục. Khi Taliban công bố thành lập chính phủ lâm thời hồi đầu tháng 9, một trong những hành động đáng chú ý của họ là khôi phục Bộ Tuyên truyền Đạo đức và Phòng chống Suy đồi, chuyên thi hành các hình phạt hà khắc trong thời kỳ Taliban cai trị Afghanistan 20 năm trước.

"Mục đích chính là phục vụ đạo Hồi, do đó bắt buộc phải có Bộ Tuyên truyền Đạo đức", Mohammad Yousuf, một lãnh đạo của Taliban nói. "Chúng tôi sẽ trừng phạt theo các quy tắc của đạo Hồi".

Các hình phạt sẽ được áp dụng đối với những "tội lớn theo đạo Hồi"', gồm quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, giết người và trộm cắp.

"Hồi giáo có những quy tắc của nó đối với những tội lớn. Ví dụ, xử phạt tội giết người cũng có những quy tắc khác nhau. Nếu bạn biết người đó và cố ý giết họ, bạn sẽ bị xử tử. Nếu không cố ý, hình phạt có thể là bồi thường một số tiền nhất định. Trộm cắp sẽ bị chặt tay. Quan hệ bất hợp pháp sẽ bị ném đá", Yousuf nói.

Trong quãng thời gian kiểm soát Afghanistan từ năm 1996 đến 2001, Taliban áp dụng luật Hồi giáo Sharia theo cách diễn giải vô cùng khắc nghiệt. Phụ nữ phải mặc burqa, trang phục trùm kín từ đầu đến chân và chỉ để hở phần mắt, và có thể bị phạt nếu tự ý ra ngoài mà không có đàn ông đi cùng. Những người vi phạm các quy tắc của Taliban có thể bị hành quyết công khai, quất roi hay ném đá.

Luật Sharila chia cách xử phạt các hành vi vi phạm theo ba nhóm gồm Hudud, Qisas và Tazir. Với Hudud, các hành vi phạm tội là những điều bị cấm hoàn toàn trong đạo Hồi, như zina (quan hệ tình dục bất hợp pháp), cáo buộc zina vô căn cứ, uống rượu, cướp trên đường cao tốc và một số hình thức trộm cắp. Người vi phạm có thể đối mặt với các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc như hành quyết, ném đá, chặt tay chân và đánh bằng roi.

Qisas là hình phạt tử hình dành cho tội giết người. Tuy nhiên nó phụ thuộc vào quyết định của nạn nhân hoặc người thừa kế của nạn nhân. Phía nạn nhân có thể nhận "tiền máu" và xin ân xá cho kẻ gây án.

Tazir là các hành vi vi phạm mà hình phạt dựa theo quyết định của thẩm phán. Vì không có hình phạt cụ thể theo luật Sharria, Tazir bao gồm những hành vi không tuân theo quy tắc của Sharia và những hành vi phạm tội không nằm trong tiêu chí của Hudud, như cướp bất thành, quan hệ tình dục không xâm nhập, ăn đồ ăn bị cấm trong đạo Hồi.

Tuy nhiên, trong các cuộc phỏng vấn gần đây, Taliban nói rằng lần trở lại này của họ sẽ không giống như quá khứ. Turabi cho hay lần này, các thẩm phán, bao gồm phụ nữ, sẽ xét xử các vụ án, nhưng nền tảng của luật pháp Afghanistan vẫn là kinh Koran và các hình phạt tương tự sẽ được khôi phục.

"Chúng tôi đã thay đổi so với quá khứ", Turabi nói.

Hafiz Habib, Thứ trưởng Hành hương và Các vấn đề tôn giáo, cũng khẳng định hình phạt trong thời kỳ cầm quyền mới của Taliban sẽ do các thẩm phán quyết định.

Ngoài ra, các lãnh đạo Taliban cũng bác bỏ những lời chỉ trích về cách cai trị của lực lượng này trước đây, nói rằng nó đã thành công trong việc mang lại ổn định cho Afghanistan.

"Chúng tôi hoàn toàn đảm bảo an toàn cho mọi nơi ở đất nước này", Turabi nói về những năm cuối 1990.

Ngay cả khi người dân Kabul bày tỏ lo lắng, sợ hãi trước chế độ mới của Taliban, một số cũng thừa nhận rằng thủ đô đã an toàn hơn trong tháng qua. Trước khi Taliban kiểm soát, các băng đảng trộm cắp đã lộng hành trên khắp đường phố, khiến hầu hết mọi người không dám ra ngoài vào buổi tối.

"Việc bêu riếu những người vi phạm ở nơi công cộng không phải điều hay ho gì, nhưng nó giúp ngăn chặn tội phạm vì mọi người khi nhìn thấy cảnh đó đều nghĩ rằng 'tôi không muốn rơi vào tình huống này'", Amaan, một chủ cửa hàng ở Kabul, nói.


Tin Nóng

31 Blog posts

Comments