Cô dâu chú rể cần chuẩn bị chi phí gì cho lễ dạm ngõ?

Lễ dạm ngõ tương đối đơn giản vì chỉ diễn ra tại nhà nhưng vẫn cần chuẩn bị chu đáo để tạo ấn tượng tốt cho cả hai gia đình.

Lễ dạm ngõ thường diễn ra tại nhà gái, tuy không cần cầu kỳ nghi thức nhưng vẫn cần chuẩn bị chu đáo, dọn dẹp nhà cửa, bày biện hoa trang trí tạo cảm giác ấm áp, thân thiện để đón nhà trai.

Lễ dạm ngõ là lễ gì?

Lễ dạm ngõ còn gọi là lễ vấn danh, được coi là buổi gặp gỡ của hai gia đình để cha mẹ hai bên tìm hiểu chuẩn bị cưới.

Tiệc cưới trong mơ -
Tiệc cưới trong mơ - "rinh" quà bất ngờ!Tài trợ bởi: Park Hyatt Saigon

Cưới hỏi là sự kiện trọng đại, ghi dấu cho một hành trình mới nên cặp đôi nào cũng muốn tổ chức đám cưới sao cho hoàn hảo nhất. Để không "bấn loạn" vì cưới, các cặp đôi cần biết mình cần gì để lựa chọn được dịch vụ phù hợp nhất.

 

Thông thường, nhà trai sẽ dặn trước thời gian, ngày giờ cụ thể và số lượng người để nhà gái có chuẩn bị trước. Thành phần đi dạm ngõ thường từ 5 đến 7 người bao gồm bố mẹ nhà trai, chú rể, cô, chú, họ hàng ruột thịt trong gia đình như ông bà, cô bác…

Theo số lượng được báo trước đó, nhà gái cũng mời số lượng họ hàng thân quen tương ứng để cân bằng với nhà trai. Đến lúc này, việc đám hỏi cần bao nhiêu tiền lại là vấn đề khiến nhiều cặp đôi băn khoăn.

Về phía nhà gái

Đối với nhà gái, chi phí cho lễ dạm hỏi thường “nhẹ” hơn nhà trai. Trong đó, bàn thờ gia tiên cần quét tước sạch sẽ, cắm hoa và bày biện lên bàn thờ gia tiên một mâm hoa quả, chi phí cho phần hoa quả này khoảng 300 nghìn đồng.

Lễ dạm ngõ: Nên thực hiện khi nào?
Lễ dạm ngõ: Nên thực hiện khi nào?
Nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình, nhưng hiện nay một số quan niệm cho rằng...

Thông thường, nhà gái sẽ mời nhà trai một bữa cơm thân mật trong buổi sơ giao. Với số lượng khoảng 14 -15 người, tự nấu ăn tại nhà giá vào khoảng 2 triệu đồng. Trong khi đó, nếu nhà chật không đủ không gian mời khách, hoặc muốn đãi khách trang trọng hơn, nhà gái có thể đặt 1- 2 bàn tại nhà hàng gần chỗ mình ở. Chi phí cho mỗi bàn tiệc từ 1,5 – 3 triệu đồng/bàn (tùy chọn món và thức uống).


Chuẩn bị bàn thờ gia tiên và bàn ghế chỉn chu để đón nhà trai

Về phía nhà trai

Nhà trai cần chuẩn bị mâm quả nên chi phí cho lễ ăn hỏi thường cao hơn. Đầu tiên cần chuẩn bị phần lễ hỏi gồm: 1 khay trầu, 2 chai rượu, 2 phần trà ngon, bánh mứt và một giỏ hoa quả tươi. Chi phí cho phần lễ vật này từ 2 triệu đồng trở lên, tùy theo chất lượng các món lễ vật.


Nhà trai cần chuẩn bị một phần lễ vật nhỏ để tỏ lòng tôn trọng nhà gái

Theo phong tục, một số gia đình người Bắc, cùng với lễ vật, có nhà còn chuẩn bị sẵn cho nhà gái phong bì tiền cheo (tiền dẫn cưới) tượng trưng. Số tiền này từ 2 đến 5 triệu đồng tùy gia cảnh, nhưng không phải bắt buộc.

Trong trường hợp này, cha mẹ đàng gái xin nhận với tấm lòng trân trọng nhưng không mở phong bì mà sẽ trao cho cô dâu – chú rể tương lai ngay trước mặt gia đình nhà trai. Lễ vật trong lễ dạm hỏi đơn giản hơn trong đám hỏi hoặc đám rước, nhưng cũng cần được trang trí hài hòa, thể hiện sự tôn trọng với nhà gái.


Lễ dạm ngõ là dịp hai gia đình cùng bàn chuyện cưới xin của đôi trẻ

Đây là mức giá tham khảo năm 2016. Tuy không phải khoản tiền lớn nhưng thông thường các lễ này đều do cô dâu chú rể tự chi trả chi phí, họ hàng cha mẹ chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Do đó, ước lượng được khoản cần chi trong lễ dạm ngõ sẽ giúp các bạn trẻ sắp xếp các khoản chi phí cho đám hỏi một cách chủ động để ngày vui được trọn vẹn.

Love

5 Blog posts

Comments