Cây nguyệt quế trồng hàng rào mang đến nhiều lợi ích đáng quý. Tuy nhiên, không phải ai cũng được đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc cây nguyệt quế. Hiểu được điều này, bài viết sau sẽ gửi đến bạn những thông tin quan trọng về loài cây này. Mời bạn đọc theo dõi!
Cây nguyệt quế trồng hàng rào là cây gì?
Cây hoa nguyệt quế hàng rào còn được gọi là cây hoa nguyệt quý, cây hoa nguyệt quới. Tên khoa học là Murraya paniculata thuộc họ cây cam Rutaceae. Cây nguyệt quế có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan và ở phía đông bắc Australia.
Cây nguyệt quế thuộc dòng cây bụi nhỏ nhiệt đới/cận nhiệt đới, có chiều cao dao động từ 2 – 6 mét. Chúng sinh trưởng tốt, mang lại giá trị thẩm mỹ cao nên thường được ứng dụng làm hàng rào tôn tạo cảnh quan cho sân vườn, khu vực công cộng và đường phố. Đồng thời, cây hoa này còn được trồng thành bụi để trang trí cho nhà hàng, quán cà phê, trường học, công viên, bệnh viện,….
Đặc điểm của cây hoa nguyệt quế
Cây nguyệt quế hàng rào có lá mọc xum xuê, màu xanh nõn chuối tươi máy. Hoa nguyệt quế màu trắng ngần, có mùi thơm thoang thoảng. Mỗi bông hoa có khoảng 5 đài hoa màu xanh nhạt, hoa có 5 cánh hoa với đường kính từ 10 – 15mm. Các cánh hoa uốn cong về phía sau, nhìn sơ qua khá giống hoa cam. Cây hoa nguyệt quế hàng rào nở hoa quanh năm. Đặc biệt sau những trận mưa lớn, cây hoa này nở rực rỡ vô cùng ấn tượng.
Cây nguyệt quế cho quả hình oval. Lúc non quả có màu xanh. Khi chín có màu cam hoặc đỏ. Quả nguyệt quế có cùi thịt nhiều và mọng nước. Vậy quả cây nguyệt quế có ăn được không? Quả nguyệt quế có tác dụng điều kinh, trị tiêu chảy, bạch đới, phù thũng. Người ta cũng dùng quả nguyệt quế để làm gia vị.
Vậy cây nguyệt quế có mấy loại? Cây hoa nguyệt quế có ba loại phổ biến, bao gồm:
Nguyệt quế lá lớn
Nguyệt quế lá nhỏ
Nguyệt quế thân xoắn
Xem thêm: Cây ô rô là cây gì? Tác dụng và cách trồng cây ô rô làm hàng rào
Ý nghĩa cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế tượng trưng cho sự thanh lịch, ngây thơ và giản dị. Đồng thời nguyệt quế còn là biểu tượng của chiến thắng, của khát vọng tri thức cũng như đại diện cho sự nỗ lực phấn đấu không ngừng. Loài cây này còn đem lại may mắn, xua đuổi những điều xui xẻo. Nguyệt quế thường nở rộ sau cơn mưa lớn nên chúng còn tượng trưng cho tia hi vọng, cho một sự khởi đầu mới, tựa như sau cơn mưa trời lại sáng.
Vậy cây nguyệt quế có tác dụng gì? Ngoài ý nghĩa mang đến may mắn, tác dụng của cây nguyệt quế còn giúp người nhìn giải tỏa căng thẳng, mang lại cảm giác yên bình, thư thái cũng như vui vẻ, an yên. Dàn hoa nguyệt quế tươi mát, với mùi hương thoang thoảng mang đến giá trị thẩm mỹ cho không gian sống. Vì thế, nhiều người yêu thích và lựa chọn loài hoa này để trồng làm hàng rào, trồng trang trí cho khuôn viên của gia đình, các khu vực công cộng,...
Mặt khác, cây nguyệt quế có tác dụng làm thuốc, điều trị một số bệnh như: phong thấp, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, các vết côn trùng cắn bên ngoài,...
Nhiều người thắc mắc, trồng cây nguyệt quế trước nhà có tốt không, cây nguyệt quế có trồng trong nhà được không? Thực tế, cây nguyệt quế mang ý nghĩa tốt lành, đồng thời có tính thẩm mỹ cao, rất phù hợp trồng trong nhà hoặc trước nhà.
Cách trồng cây nguyệt quế
Đất trồng
Để trồng cây nguyệt quế, bạn cần chọn đúng loại đất để trồng. Nên chọn đất phù sa giàu dinh dưỡng, trộn với trấu, xơ dừa và phân hữu cơ (phân trùn quế, phân gà…) theo tỉ lệ 2:1:1:1. Ngoài ra, bạn có thể mua loại đất sạch hữu cơ trồng hoa – kiểng để sử dụng. Chú ý, đất để trồng cây hoa nguyệt quế hàng rào phải sạch mầm bệnh, thoáng khí và đủ nước.
Phương pháp trồng cây nguyệt quế
Bạn có thể dùng cây con hoặc ươm hạt để lấy giống trồng cây nguyệt quế. Ngoài ra, có thể dùng phương pháp ghép mắt, giâm cành, chiết cành,... Với những cách này, bạn cần lấy mẫu từ cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.
Cách trồng cây bằng hạt: Chọn những hạt có thích thước lớn, mập và không bị sâu hại để trồng cây. Cách này ít được áp dụng do tỉ lệ nảy mầm thấp.
Cách trồng cây nguyệt quế mới bứng, trồng cây con: Chọn cây có lá xanh tốt, lá không bị sâu, bầu đất không bị vỡ và đang trong thời kỳ sinh trưởng tốt.
Chiết cành: Người trồng cây phải chọn cành bánh tẻ, không quá già và đã ra hoa được 1 hoặc 2 lần.
Giâm cành: Thời gian thích hợp để giâm cành là từ tháng 6 đến tháng 8, nên chọn cành bánh tẻ có vỏ nâu, xám và dùng chất kích thích sinh học để cây dễ ra rễ.
Ghép mắt: Gốc ghép cây phải mọc thẳng, không bị dị dạng và sâu bệnh, đặc biệt không được để mắt ghép bị bẩn và bầm dập. Sau đó tách mắt ghép có kích thước phù hợp để ghép vào.
Tiến hành trồng cây hoa nguyệt quế hàng rào
Đối với hạt: Xử lý qua bằng cách ngâm vào nước ấm 60oC trong 6-8 tiếng. Sau đó, gieo trực tiếp hạt vào chậu. Sau 4-7 ngày hạt sẽ nảy mầm thành cây non.
Đối với cây con: Để cây vào chậu hay hố và lấp đất hình mâm xôi. Lưu ý phải để rễ cây được thẳng và không được làm vỡ bầu đất.
Có thể bạn quan tâm: Top 12 loại cây trồng hàng rào đẹp, dễ chăm sóc không thể bỏ qua
Cách chăm sóc cây nguyệt quế ra hoa
Nước
Cây hoa nguyệt quế làm hàng rào thích ẩm. Bạn nên tưới nước thường xuyên cho cây, trung bình 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều muộn.
Nhiệt độ
Nguyệt quế là cây vùng nhiệt đới, phát triển mạnh trong khoảng nhiệt độ 23-29oC. Nếu nhiệt độ quá 39oC hoặc dưới 13o C, cây sẽ ngừng sinh trưởng. Vào mùa hè nắng nóng hay mùa đông rét mướt, bạn nên che chắn cho cây cẩn thận.
Ánh sáng
Cây hoa nguyệt quế hàng rào không thích ánh sáng trực tiếp. Bạn nên trồng chúng ở dưới bóng râm hay cạnh cửa sổ. Tuy thế, bạn vẫn nên cho cây đón ánh sáng lúc sáng sớm và chiều muộn để cây có thể sinh trưởng tốt.
Bón phân
Sau khi trồng cây, bón thúc cho cây với tần suất khoảng 2 tháng một lần. Bạn có thể dùng phân vi sinh, phân trùn quế hay NPK (20:20:15) để bổ sung dinh dưỡng và khoáng cho cây. Không bón vào gốc cây mà phải bón cách gốc từ 10 đến 15 cm để tránh cây bị cháy rễ.
Cắt tỉa cành
Thao tác này sẽ tạo dáng cây nguyệt quế theo ý muốn của bạn. Đồng thời, cắt tỉa cây nguyệt quế còn kích thích cây ra hoa, phát triển tốt. Nên cắt tỉa 1 tháng 1 lần vào mùa khô và 2 tháng 1 lần vào mùa mưa. Nếu chơi cây nguyệt quế bonsai thì bạn cần biết kỹ thuật cắt tỉa cây nguyệt quế tốt để tạo dáng chuẩn. Tần suất cắt tỉa tạo dáng cây nguyệt quế bonsai là một tuần một lần.
Sử dụng kéo cắt cành hoặc các máy cắt tỉa cành như Makita UH353DSY, Makita DUP361RM2, Makita DUP362ZN,... để cắt tỉa cho cây hoa nguyệt quế hàng rào.
Phòng ngừa sâu bệnh
Cây hoa nguyệt quế làm hàng rào chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện bất lợi của môi trường. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, cây vẫn có thể gặp một số bệnh làm cây nguyệt quế bị rụng lá, cây nguyệt quế bị vàng lá. Bạn cần nghiên cứu thật kỹ và thực hiện các phương pháp phòng ngừa sâu bệnh cho cây.
Bài viết đã gửi đến bạn những thông tin quan trọng về cây nguyệt quế trồng hàng rào. Đồng thời hướng dẫn bạn kỹ thuật trồng cây nguyệt quế và cách chăm sóc cây nguyệt quế cụ thể, chi tiết. Hy vọng kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng máy cắt tỉa hàng rào Makita chính hãng, vui lòng liên hệ đến Hotline: 0904 810 817 (Hà Nội) – 0979 244 335 (Hồ Chí Minh). Hoặc truy cập website Maydochuyendung.com, maykhoanmakita.net để đặt hàng online tại nhà nhé!
#thbvietnam #30macthaito #maykhoanmakita.net