Thủng dạ dày là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể cướp đi tính mạng của người bệnh nếu không được chữa trị sớm. Vậy làm thế nào để phát hiện những dấu hiệu của bệnh thủng dạ dày và điều trị triệt để nguyên nhân gây ra bệnh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây nha
Nguyên nhân thủng dạ dày tá tràng
Thủng dạ dày tá tràng là hậu quả của viêm loét dạ dày, xuất hiện lỗ thủng trong dạ dày hay ruột già. Nguyên nhân gây nên tình trạng này chủ yếu là do:
- Chấn thương: tổn thương vùng bụng do tai nạn xe hay do vật nhọn, nuốt các vật như đinh, kim, dao lam… hay những va chạm vật lý gây lên.
- Biến chứng của loét dạ dày: Dạ dày bị viêm loét làm thành dạ dày mỏng đi, nếu không chữa sớm thì sẽ gây ra thủng dạ dày. Thức ăn nạp vào cơ thể sẽ theo lỗ hổng lọt vào vùng bụng, gây nhiễm trùng có khi tạo mủ rất nguy hiểm.
- Lạm dụng thuốc giảm đau.
- Khối u, ung thư dạ dày: Các khối u lành tính hay ác tính đều gây nên thủng dạ dày.
- Bệnh đại tràng: Thủng dạ dày là do biến chứng của một số bệnh liên quan đến đại tràng như viêm ruột, viêm loét đại tràng, viêm túi thừa,…
Ngoài ra một số nguyên nhân tác động bên ngoài cũng có thể làm bệnh nặng hơn:
- Do độ tuổi và giới tính: theo thống kê thì tỷ lệ bị thủng dạ dày tá tràng ở nam giới chiếm hơn 80% so với nữ giới. Người cao tuổi thì nguy cơ mắc thấp hơn thanh thiếu niên độ tuổi từ 20 – 25.
- Do ảnh hưởng của các bữa ăn gây nên tình trạng viêm loét hay nhiễm trùng đường ruột.
Dấu hiệu thủng dạ dày
Dấu hiệu nhận biết bệnh này rất rõ ràng nhưng cũng làm người ta liên hệ đến các bệnh loét dạ dày, đau dạ dày. Những dấu hiệu đặc trưng:
- Những cơn đau diễn ra đột ngột, liên tục, nghiêm trọng ở vùng bụng bên trái hoặc bên phải.
- Khi bạn ở tư thế nằm hay đứng thì làm căng cơ bụng, cơn đau sẽ dữ dội hơn là ở tư thế gập người.
- Dấu hiệu trên cơ thể như toát mồ hôi, môi nhợt nhạt, chóng mặt, buồn nôn. Tim đập nhanh hơn, huyết áp không ổn định lúc nóng lúc lạnh bất thường như lên cơn sốt.
- Căng cứng vùng bụng, xuất hiện tình trạng thoát vị bẹn vì tình trạng tràn dịch lên thành bụng…
- Khi siêu âm dạ dày thì vị trí các ổ lở, loét xuất hiện những lỗ thủng. Đa số các ổ lở loét thường ở mặt trước tá tràng, dạ dày.
Bị thủng dạ dày có nguy hiểm không?
Thủng dạ dày là căn bệnh rất nguy hiểm. Những biến chứng nó gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Gây viêm phúc mạc, người bệnh dễ bị ngộ độc thức ăn, suy thận. Vậy làm cách nào có thể phòng ngừa, giảm được triệu chứng bệnh lý quái ác này gây ra?
Người bệnh nên áp dụng một số phương pháp sau:
- Không được tự ý sử dụng thuốc mà chưa được sự đồng ý của y bác sĩ chuyên khoa.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn thức ăn dễ tiêu hóa, thực phẩm lỏng để dạ dày co bóp quá mạnh.
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giảm cường độ cho dạ dày khi tiêu hóa một lượng thức ăn trong một thời điểm nhất định
- Không tham gia các hoạt động mạnh sau bữa ăn, hay nằm xuống ngày sau khi ăn.
- Để ý con trẻ, không cho bé nuốt phải các dị vật nhọn: kim, đinh, dao lam,…
- Khi mắc các triệu chứng về đau dạ dày, bạn cần được thăm khám bác sĩ kịp thời để có một liệu trình điều trị dứt điểm, tránh gây những biến chứng
- Tập luyện thể dục thể thao, bổ sung đủ nước mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng.
Chi phí mổ thủng dạ dày
Thủng dạ dày rất nguy hiểm, bạn có thể phòng tránh nó. Nhưng khi bạn chủ quan, không điều trị dứt điểm thủng dạ dày sẽ càng nghiêm trọng và phải mổ dạ dày. Khả năng dạ dày tự lành lại là không thể. Nên những trường hợp này cần được phát hiện và cấp cứu kịp thời để tránh nhiễm khuẩn cho các cơ quan khác ở khoang bụng do dịch chảy ra.
Tùy theo gói dịch vụ bệnh viện bạn mổ dạ dày cũng như tình hình bệnh án mà có những mức giá khác nhau. Chi phí này cũng khá là tốn kém, dao động từ 10 – 45 triệu đồng.
Bệnh hay xuất hiện sau khi ăn từ 1 – 2 tiếng. Khi chuyển bệnh nhân đến bệnh viện, tùy theo tình trạng của ổ bụng, kích thước lỗ thủng thì mức độ nguy hiểm khác nhau. Đa phần mổ dạ dày sẽ qua các quy trình như:
- Khám vùng ổ bụng
- Đưa thức ăn cũng như dịch dạ dày hút ra ngoài.
- Sử dụng thuốc kháng sinh và tiến hành gây mê cho bệnh nhân.
- Tùy theo mức độ nguy hiểm của bệnh thì sẽ quyết định cắt bỏ hay khâu lại vết thủng.
Lưu ý, không được mổ khi điều kiện vật chất của cơ sở y tế còn nghèo nàn thì hãy chuyển bệnh nhân đến cơ sở có đầy đủ trang thiết bị để tiến hành phẫu thuật. Khi thấy những dấu hiệu đau bụng dữ dội, đổ mồ hôi hột, nóng lạnh bất thường thì không được tự tiện uống thuốc ở nhà mà đến ngay bệnh viện để khám bệnh. Nhất là những người có bệnh về đau dạ dày, loét dạ dày càng phải chú ý. Khi ca phẫu thuật hoàn thành thì bệnh nhân có thể sử dụng thức ăn loãng sau 2 ngày điều trị.
Lưu ý trong quá trình chữa trị thủng dạ dày
- Trong quá trình mổ thì không tránh khỏi một số rủi ro như xuất huyết dạ dày, bục lỗ khâu…Sau khi điều trị xong thì người bệnh vẫn đau đầu, chóng mặt hay vết mổ rỉ máu thì hãy đi khám lại.
- Tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ về khẩu phần ăn, chia nhỏ các bữa ăn cũng như ăn những thức ăn dễ tiêu hóa.
- Sử dụng thuốc đúng theo yêu cầu của bác sĩ, không sử dụng đồ uống có cồn hay các chất kích thích.
Thủng dạ dày là tình trạng rất nguy hiểm, nó có thể cướp đi mạng sống của bạn. Vì vậy hãy xây dựng cho mình một lối sống khỏe, chế độ ăn khoa học để ngăn ngừa và hỗ trợ trong việc điều trị căn bệnh này nhé.