Những lý do chính khiến tài khoản Adsense bị banned

Đăng ký thành công Google Adsense là một việc vô cùng khó khăn, những để giữ được nó không bị “ban” cũng vất vả không kém. Vào một ngày đẹp trời, đột nhiên bạn thấy quảng cáo Adsense biến mất khỏi blog/website, kèm với đ

Trời đất quay cuồng, mọi thứ đều đổ vỡ và sẽ còn tồi tệ hơn nếu trong tài khoản Adsense của bạn vẫn còn một khoản tiền lớn chưa được thanh toán. Vậy tại sao tài khoản Adsense của bạn bị “banned” và làm cách nào để phòng tránh chúng? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều đó.

Các lý do khiến tài khoản Adsense bị banned do hoạt động không hợp lệ

1. Click vào quảng cáo trên blog/website của bạn

Các nhà xuất bản (publishers) tuyệt đối không được click vào các quảng cáo trên blog/website của mình và không được làm tăng giả tạo số lần hiển thị hoặc số click chuột mà các quảng cáo nhận được hoặc thông qua các phương tiện tự động hay thủ công.

Đối với các nhà xuất bản trên YouTube, khi xem video của mình, bạn phải bỏ qua quảng cáo để chi phí của nhà quảng cáo không vô tình bị tăng cao một cách giả tạo.

2. Tạo hoặc nhận lưu lượng truy cập tự động hoặc từ robot

Số lượt hiển thị và click chuột gian lận được tạo bằng các phương tiện tự động như robot hoặc phần mềm lừa đảo đều bị cấm. Lưu lượng truy cập tự động có thể được tạo ra bởi chính nhà xuất bản hoặc nhận được thông qua lưu lượng truy cập trả tiền.

Điều quan trọng là phải xem xét kỹ nguồn lưu lượng truy cập trước khi bạn quyết định làm việc với nó. Ngoài ra, hãy cẩn thận với các chương trình kiểm tra liên kết bên trong blog/website của bạn vì chúng cũng có thể vô tình click vào các liên kết quảng cáo.

3. Sử dụng nguồn lưu lượng truy cập được khuyến khích

Nhà xuất bản không được sử dụng các dịch vụ của bên thứ ba để gian lận số lần click chuột hoặc hiển thị, chẳng hạn như các chương trình trả tiền để click chuột, trả tiền để lướt web, lướt web tự động và trao đổi click chuột.

4. Thao túng cách mà các quảng cáo được phân phát

Việc thao túng mục tiêu nhắm đến của quảng cáo để có được quảng cáo mang lại doanh thu cao hơn đều bị cấm. Điều này bao gồm việc sử dụng các từ khóa không liên quan đến nội dung trong trang web của bạn để nhận được các quảng cáo không có liên quan.

Quảng cáo không được đặt trong IFRAME. Ngoài việc bị cấm, việc triển khai không đúng có thể gây ra những khác biệt trong báo cáo thống kê và bạn sẽ không thể biết chính xác vị trí quảng cáo đang hiển thị.

5. Khuyến khích người dùng ủng hộ blog/website của bạn thông qua việc click quảng cáo

Nhà xuất bản không được yêu cầu người dùng reload hoặc click vào quảng cáo của mình. Điều này bao gồm việc yêu cầu người dùng ủng hộ blog/website của bạn, tặng phần thưởng để người dùng xem quảng cáo hoặc thực hiện các tìm kiếm và hứa hẹn trả tiền cho bên thứ ba để thực hiện những hành vi tương tự.

6. Vị trí đặt quảng cáo lừa đảo người dùng hoặc vô tình tạo ra click chuột

Nhà xuất bản không được phép khuyến khích người dùng click vào quảng cáo của Google theo bất kỳ phương pháp nào. Điều này bao gồm việc triển khai quảng cáo theo cách làm cho chúng có thể bị nhầm lẫn với nội dung khác trên blog/website như menu, thanh điều hướng hoặc liên kết download.

Việc sửa đổi kích thước quảng cáo thành kích thước không chuẩn, ẩn đi, làm cho người dùng khó nhìn thấy hoặc được đặt quá gần với các yếu tố khác trên blog/website, đòi hỏi người dùng phải click chuột.

7. Quảng cáo được nhúng trong các ứng dụng

Nhà xuất bản không được phép nhúng quảng cáo vào trong các ứng dụng phần mềm. Các ứng dụng phần mềm này bao gồm thanh công cụ, ứng dụng màn hình, tiện ích mở rộng của trình duyệt…

Nhà xuất bản muốn phân phát quảng cáo trong các ứng dụng trên điện thoại di động chỉ nên làm như vậy với AdMob SDK. Ngoài ra, còn có AdSense dành cho video hoặc AdSense dành cho trò chơi SDK để phân phát quảng cáo trong video hoặc nội dung flash.

Những lý do chính khiến tài khoản AdSense bị banned vì vi phạm chính sách

1. Chứa nội dung khiêu dâm, nội dung người lớn hay nội dung dành cho người trưởng thành

Mạng quảng cáo AdSense được xem là an toàn cho gia đình, có nghĩa là nhà xuất bản không được phép đặt quảng cáo của Google trên các blog/website có chứa nội dung khiêu dâm, nội dung người lớn hay nội dung dành cho người trưởng thành. Nếu blog/website của bạn có nội dung mà bạn không thấy thoải mái khi xem ở nơi công cộng hoặc khi có các thành viên gia đình xung quanh thì trang web đó có thể không phải là một trang web thích hợp để đặt quảng cáo của Google.

2. Nội dung do người dùng tạo

Điều quan trọng cần lưu ý là bất kỳ blog/website nào của bạn chứa mã quảng cáo đều phải tuân thủ chính sách chương trình của Google, cho dù đó là nội dung của bạn hay nội dung do người dùng của bạn tạo ra.

3. Vi phạm nguyên tắc dành cho webmasters

Nguyên tắc dành cho webmasters được chia thành ba phần: thiết kế và nội dung; kỹ thuật và chất lượng. Việc tuân theo các thực tiễn tốt nhất này không chỉ giúp Google tìm thấy, lập chỉ mục và xếp hạng trang web của bạn, mà các nguyên tắc này cũng sẽ phục vụ để mở rộng doanh nghiệp của bạn và thu hút nhiều khách truy cập hơn bằng cách tạo trang web có nội dung độc đáo và có giá trị.

4. Vi phạm bản quyền

Quảng cáo Adsense không được hiển thị trên các blog/website có nội dung được bảo vệ theo luật bản quyền trừ khi có các quyền pháp lý cần thiết để hiển thị hoặc hướng lưu lượng truy cập đến nội dung đó. Một số ví dụ về nội dung có bản quyền bao gồm: các file mp3 và video, các chương trình truyền hình, phần mềm, truyện tranh, các tác phẩm văn học…

Khi một blog/website hiển thị blog/website khác trong một khung hoặc cửa sổ nằm trên nền hoặc giao diện được coi là “đóng khung nội dung”. Việc đặt quảng cáo của Google trên các trang như vậy đều bị cấm.

5. Nội dung bất hợp pháp

Quảng cáo Adsense không được đặt trên bất kỳ blog/website nào quảng bá hoặc cho phép bất kỳ hình thức hoạt động phạm tội nào. Điều này bao gồm: sản xuất tài liệu pháp lý giả mạo, bán bài thi học kỳ, các tài liệu quảng bá hoạt động gian lận, các trang web hướng lưu lượng truy cập đến hoặc cung cấp hướng dẫn về sản xuất hàng giả cũng như bắt chước thiết kế.

Trên đây là những lý do chính có thể khiến tài khoản Google Adsense của bạn bị “banned”. Trong bài viết tiếp theo, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách xử lý khi tài khoản Adsense bị “banned”.

Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)


Kiếm Tiền Google

46 Blog posts

Comments