1. Chỉ làm việc phải làm: Điều vô cùng quan trọng là bạn phải vượt cả mong đợi của khách hàng. Chiến thuật này hữu ích trong rất nhiều khía cạnh của cuộc sống vì những gì ngoài mong đợi sẽ cho cảm xúc mạnh mẽ nhất.
Hãy chủ động nếu thấy ý tưởng của bạn sẽ tối ưu hoá công việc. Điều này cũng giống như trang trí một trái cherry lên chiếc bánh vậy, đó là một bất ngờ dễ chịu.
2. Không quan tâm đến ngoại hình: Chuyên gia tại trường y Harvard (Mỹ) kết luận rằng những người cao gầy thường kiếm nhiều tiền hơn người béo lùn, do người cao gầy thường có kỹ năng giao tiếp tốt hơn, trí tuệ cảm xúc cao hơn và cũng tự tin hơn. Nếu tự ti về chiều cao, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp những đôi giày cao gót duyên dáng.
3. Dùng công việc để che giấu vấn đề trong gia đình: Đôi khi chúng ta tìm đến công việc để trốn tránh những vấn đề thường nhật. Tuy nhiên, nếu tâm trí bạn bị việc riêng choán mất thì công việc sẽ trở nên khó khăn. Nghiên cứu cho thấy những người hạnh phúc, vui vẻ kiếm được nhiều tiền hơn các đồng nghiệp buồn bã.
Tốt nhất là bạn nên giải quyết các vấn đề riêng tư rồi làm việc với đầu óc minh mẫn. Hãy luôn vui vẻ để tận hưởng cuộc sống.
4. Sống dập khuôn mỗi ngày: Không có gì đứng yên cả, thế giới luôn vận động và biến đổi. Bạn có thể kiếm đủ sống hôm nay, nhưng nếu đột nhiên bạn muốn uống cà phê và ăn bánh sừng trâu trước tháp Eiffel, hay bắt đầu nghĩ đến việc có em bé? Những động lực này sẽ giúp bạn làm việc hăng say và kiếm được nhiều tiền hơn nữa.
Vì thế, hãy cố gắng mỗi ngày hơn hôm trước một chút, bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ.
5. Coi tiền là mục đích chính: Tiền luôn là động lực to lớn, nhưng thành công của mỗi người không nên chỉ dựa vào tiền. Nếu sếp muốn chọn một ứng viên giữa một người chỉ muốn kiếm tiền và một người háo hức muốn giúp công ty đạt được thành quả, họ sẽ chọn người sau. Tiền bạc không phải là mục đích, mà chỉ là công cụ.
Bạn nên đổ tâm huyết vào những việc mình làm. Nhiệt huyết của bạn sẽ được đánh giá cao khiến cơ hội tăng lương tăng lên. Bạn cũng nên dành tiền cho những sở thích cá nhân, điều đó khiến bạn vui hơn và làm việc năng suất hơn.
6. Không tự hỏi bản thân câu hỏi quan trọng nhất: Bạn nghĩ gì về công việc của mình? Nếu bạn có nhiều tiền, liệu bạn có tiếp tục làm ở đó không? Nếu câu trả lời là không thì bạn hãy nghĩ về điều bạn thực sự muốn làm, và liệu nó có giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn hay không?
Tại sao điều này lại quan trọng đến vậy? Nếu bạn yêu công việc của mình, bạn sẽ tâm huyết với nó, khiến năng suất làm việc tăng lên. Nếu bạn chán nản công việc, nó sẽ không mang lại nhiều tiền bạc cho bạn.
7. Nhìn về phía trước mà không nhìn xung quanh: Nhiều người chỉ chăm chăm muốn thăng tiến mà không quan sát xung quanh. Điều này cản trở cho sự phát triển bản thân và khiến bạn không kiếm được nhiều tiền.
Quan tâm đến các lĩnh vực xung quanh sẽ khiến bạn thành công hơn. Nó có thể mang lại thu nhập. Hơn nữa, những người quan tâm đến cả thế giới thường hay được quý mến hơn và đạt được kết quả nhanh hơn.
8. Ở lại chỗ làm muộn: Có rất nhiều lý do cho việc này, hoặc là bạn không có khả năng quản lý thời gian, hoặc bạn đang cố chứng tỏ mình là người vô cùng trách nhiệm trong công việc, hoặc bạn tự tin với sự quan trọng của bản thân...
Dù gì đi chăng nữa, điều này không giúp bạn kiếm nhiều tiền hơn.
9. Quên mất rằng thời gian là tiền bạc: Chỉ có 2 kiểu người trên đời: người dành thời gian để tiết kiệm tiền, và người tiêu tiền để tiết kiệm thời gian. Kiểu người thứ hai thường thành công hơn.
Tưởng tượng bạn phải đi lấy một thứ ở khá xa. Bạn phải mất 2 giờ đồng hồ và 20.000 đồng để đến đó. Hoặc bạn trả phí chuyển phát nhanh là 50.000 đồng. Phương án 1 có vẻ hấp dẫn, nhưng thực tế, nếu một giờ đồng hồ của bạn có giá 20.000 đồng thì bạn đã mất đến 40.000 đồng rồi.
10. Sợ xin tăng lương: Các nhân viên nữ thường e ngại đề cập đến việc này với sếp. Nhưng điều này là cần thiết, vì nếu bạn nhận nhiều trách nhiệm hơn mà lương vẫn giậm chân tại chỗ thì đã đến lúc bạn phải lên tiếng.
Theo thống kê, đề nghị tăng lương vào sáng thứ sáu là tốt nhất. Thứ hai, giờ ăn trưa, hoặc giờ giải lao đều không phải lúc thích hợp để thực hiện việc này. Tuy nhiên, nó còn tuỳ thuộc vào tính cách, thói quen của mỗi người.
11. Làm việc miễn phí: Đây là dấu hiệu của sự không chuyên nghiệp vì bạn phải dành thời gian, kiến thức và năng lực của mình, tất cả những điều này cần phải được trả công xứng đáng.
Hãy tự hỏi mình, liệu bạn có thêm kinh nghiệm cho những nỗ lực mình bỏ ra? Nếu có thì làm việc không công để kiếm thêm kinh nghiệm và kiến thức là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, bạn cũng không nên để giai đoạn này kéo dài quá.