Cây sầu riêng cho năng suất cao thường được trồng tại khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL. Hiện nay, bà con nông dân thường chọn các giống sầu riêng ghép để trồng và chăm sóc nhằm giúp cây phát triển tốt và nhanh ra trái. Bài viết này, NhabeAgri sẽ chia sẻ đến bạn đọc thông tin khoảng cách trồng cây sầu riêng ghép phù hợp.
Tại sao cần chú ý đến khoảng cách trồng cây sầu riêng ghép
Ngoài những yêu cầu về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thì trồng sầu riêng đúng cách bao gồm chọn giống, chăm sóc cây sầu riêng non, bón phân hay mật độ trồng cây cũng là một trong những yếu tố chính quyết định sự thành bại của bà con nông dân. Bởi nếu trồng và chăm sóc không đúng cách thì chất lượng quả sầu riêng không tốt và ảnh hưởng đến năng suất của cây.
Kỹ thuật trồng sầu riêng đúng chuẩn
Mỗi giống sầu riêng đều có đặc điểm sinh trưởng riêng. Sau khi tìm hiểu và nắm vững thì bà con có thể chọn cho mình một loại giống phù hợp và chủ động thời gian chăm sóc.
Sầu riêng là loại cây ưa sáng, không nên trồng quá dày đặc, để cây có đủ ánh nắng để sinh trưởng và phát triển. Xung quanh vườn sầu riêng nên trồng cây xanh để chắn gió, hạn chế gãy cành, tăng tỷ lệ đậu trái.
Đất trồng sầu riêng phải thoát nước tốt, không đọng nước hoặc muối. Phạm vi pH là 5-6,5. Kết cấu đất phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng và nhiều mùn. Tầng canh tác cần dày ít nhất 1m. Nếu dùng đất phù sa thì đắp mô cao và đào rãnh để hạn chế úng.
Khoảng cách trồng cây sầu riêng ghép
Trước đây, hầu hết các nhà vườn thường trồng sầu riêng từ hạt do thiếu hiểu biết về cây sầu riêng. Thế nhưng, do công nghệ và khoa học ngày càng phổ biến nên công việc vườn tược của bà con nông dân bớt khó khăn hơn. Việc lựa chọn các giống cây ghép sẽ rút ngắn thời gian trồng và chăm sóc rất nhiều.
Điều cần lưu ý duy nhất là khoảng cách trồng cây ghép. Khoảng cách trồng cây sầu riêng ghép hợp lý, thông thoáng vườn sầu riêng không dễ ẩn nụ, dễ vệ sinh, cành không va vào nhau khi mưa bão. Nếu bà con chỉ trồng riêng cây sầu riêng trong vườn thì khoảng cách tiêu chuẩn là 8x8m hoặc 8x10m. Tương đương 125 – 150 cây/hecta. Còn nếu vườn trồng xen kẽ ca cao, điều hay cà phê thì khoảng cách là 9x9m hoặc 9x12m, tương đương 70 – 100 cây/hecta.
Chú ý đến mật độ trồng sầu riêng. Không nên trồng quá mỏng hoặc quá dày nếu không sẽ ảnh hưởng đến khả năng hút dinh dưỡng và ánh sáng của cây. Mật độ vườn thuần thích hợp khoảng 120-160 cây/ha.
Chuẩn bị đất trồng sầu riêng con
60x60x60cm là kích thước hố tiêu chuẩn để trồng cây sầu riêng con. Nếu chất đất quá kém thì có thể đào hố lớn khoảng 10cm. Bón 25-30kg phân đã ủ vào mỗi hố. Đồng thời cung cấp đủ chất dinh dưỡng để chứa 0,3-0,5kg lân; 0,2kg đạm và kali (20:20:10); 10-20 gram basutin hoặc carboweil để phòng trừ mối và sâu rễ. Trộn đều với lớp đất mặt lấp hố, tưới phân ủ và ươm cây con sau 15-30 ngày.
Nếu trồng sầu riêng ở vùng đồng bằng, bà con cần đào rãnh và đấp mô để tránh đọng nước. Mỗi mô nên rộng 5-7m, rộng 2-3m, sâu 1-2m. Trước khi trồng, cũng cần bổ sung một lượng lớn phân chuồng hoai mục và tro trấu để giúp tăng độ mùn và tơi xốp cho đất.
Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bà con có thêm kiến thức để biết khoảng cách trồng cây sầu riêng ghép phù hợp nhất. Thời điểm trồng sầu riêng thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa, rơi vào khoảng tháng 4-6 hàng năm. Trồng cây vào mùa khô sẽ đỡ sâu bệnh nhưng bà con cần tưới nước thường xuyên để cây không bị héo. Và nếu bà con có bất kì thắc mắc nào hãy truy cập ngay https://nhabeagri.com để được tư vấn tận tình và hỗ trợ chu đáo nhất.