1. Website Visit (Số lượng truy cập website)
Một yếu tố cơ bản mà anh chị em ai làm SEO đều biết rõ sự quan trọng của nó đó chính là số lượng người truy cập vào website của bạn. Có thể nói đây là yếu tố quyết định sống còn cho một website nếu muốn lên TOP Google và chiếm thứ hạng cao.
Một điều vô cùng dễ hiểu thôi. Google là một công cụ tìm kiếm có nhiều người sử dụng nhất, bởi sự thông minh và giá trị mà Google mang lại cho người dùng được họ tin tưởng rất nhiều. Bởi thế Google phải tìm những trang web cung cấp nội dung giá trị để đưa đến cho người đọc.
Lượng người truy cập là yếu tố cực quan trọng
Theo một báo cáo mới nhất của SEMrush dựa trên phân tích dữ liệu từ 600.000 từ khoá trên toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu đã áp dụng thuật toán để xác định yếu tố nào ảnh hưởng đến vị trí của trang web trên kết quả tìm kiếm (SERP) của Google.
Những nghiên cứu tiến hành dựa vào khối lượng tìm kiếm từ khoá gồm 4 loại: thấp (1-100 lượt tìm kiếm), trung bình (101-1000), cao (1.001 -10.000), rất cao (10.000 +) và kết quả nghiên cứu của các nhà phân tích trên cho kết luận rằng, một lần nữa trải nghiệm người dùng, lượng người truy cập vào website của bạn sẽ là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng lớn nhất đến thứ hạng từ khóa của website bạn trên Google.
Câu hỏi đặt ra là? “Làm sao để có lượt truy cập vào website của Tôi khi website của Tôi mới lập chưa đến 2 tuần”. Tôi biết sẽ có rất nhiều anh chị em muốn Tôi trả lời câu hỏi này! Nếu bạn muốn website của bạn có lượt truy cập thì bắt buộc bạn phải có từ khóa lên TOP Google. Vậy khi website chỉ có 2 tuần thì phải làm sao? Tôi sẽ giúp bạn. Hãy tập trung vào nghiên cứu từ khóa, hãy phân tích từ khóa có lượng tìm kiếm vừa phải nhưng đối thủ của bạn không làm hoặc nếu có làm thì cũng có ít người làm.
Đừng lên Google Keyword Planner mà nghiên cứu và phân tích từ khóa nữa. Nếu bạn lên đó thì đối thủ của bạn cũng đang làm thế đấy!!!Và Tôi không cần nói chắc bạn cũng biết kết quả rồi.
Thế là xong nhé. Tôi đã cho bạn câu trả lời ở câu hỏi trên rồi!
2. Time On Site (Thời gian ở lại website)
Vâng! Không ai khác đó chính là “Time On Site” thời gian mà người dùng ở lại website của bạn là yếu tố thứ 2 tác động cực kì lớn đến thứ hạng từ khóa website bạn trên thanh công cụ tìm kiếm Google.
Google mặc định một điều, nếu một page hay một site nào đó mà khách hàng truy cập vào và ở đó lâu thì Google sẽ đánh giá trang web đó giá trị với khách hàng và đây là một trang web uy tín.
Thời gian ở lại website
Bạn đừng nghĩ, website của bạn phải có các chỉ số về nội lực tốt thì thời gian Time On Site sẽ tăng như DA (Domain Authority), PA (Page Authority) phải cao thì người dùng sẽ tin tưởng và ở lại web bạn lâu hơn. Đặc biệt, tình trạng này xảy ra với những bạn mới bước vào làm SEO, các bạn thường thần thánh hóa các chỉ số của website lên và xem nó là cực kì quan trọng. Nhưng các bạn lại quên rằng, chỉ số PA, DA dựa vào đâu mà có??? Hãy trả lời câu hỏi đó??? Và Tôi khuyên các bạn một điều đừng phụ thuộc và đánh giá cao bất kì một yếu tố nào, hãy nhìn TỔNG THỂ và TỔNG THỂ.
Vậy câu hỏi thứ 2 mà Tôi sẽ phải trả lời cho anh chị em đang làm SEO là “Làm sao? Làm thế nào? Để Time On Site của Tôi lâu hơn?”
Riêng cá nhân Huấn, sẽ có 3 tiêu chí mình làm nếu muốn thời gian ở lại web của người dùng lâu hơn đó chính là nội dung giá trị (hãy nhớ nội dung giá trị chứ không phải là chất lượng), thứ hai là cấu trúc website và cuối cùng đó là khả năng Internal Link thần thánh.
- Nội dung giá trị: Hãy cung cấp những thông tin giá trị nhất đến cho người dùng hãy gãi đúng chỗ họ đang ngứa, hãy viết những bài viết bắt trước được cảm xúc của họ. Tôi thường gọi là Insight của họ. Đánh đúng Insight của họ thì bạn sẽ uy tín trong mắt họ mà thôi. Trong phần nội dung cách trình bày bài viết được đánh giá cực cao.
- Cấu trúc website là tiêu chí thứ hai giúp cho người dùng ở lại website của bạn lâu hơn. Cấu trúc website càng đơn giản tiện lợi cho người dùng thao tác thì sẽ tác động lớn đến khả năng họ sẽ ở lại website của bạn lâu hơn.
- Và không thể quên tiêu chí Internal Link, việc bạn wheelink tốt sẽ giúp cho người dùng ở lại website của bạn lâu hơn bao giờ hết.
Hãy xem những hình ảnh phía dưới. Chưa xét đến chất lượng bài viết, hãy xem cách trình bày của tác giả nhé! Và liệu bạn bắt gặp bài viết như này bạn có dễ dàng thoát ra ngoài không? Hay bạn sẽ dừng lại và đọc nó.
Các bạn có thấy cách trình bày bài viết quá tuyệt vời không?
Cùng nhau tìm hiểu yếu tố thứ 3 nào các bạn!
3. Pages Per Session (Số trang mỗi phiên truy cập)
Tôi làm dịch vụ SEO bởi thế khi nhận dự án SEO Tôi thường khuyên khách hàng của mình là hãy làm SEO tổng thể chứ đừng nên SEO từ khóa bởi vì sao? Khi bạn SEO tổng thể sức mạnh của toàn trang sẽ mạnh lên rất nhiều. Việc SEO tổng thể buộc bạn phải tối ưu nội dung mỗi page cho thật tốt. Bạn sẽ không tập trung quá đà vào một page nào cả và đó cũng là điều mà Google đang thích nhất.
Page per session
Yếu tố thứ 3, số trang mỗi phiên truy cập, khi một khách hàng vào website của bạn. Tôi lấy ví dụ là cấu trúc site của bạn có 3 cấp là Trang A - Trang B - Trang C. Khi khách hàng vào Trang A sau đó họ lại tiếp tục vào B và sau đó chuyển tiếp đến C thì số trang trên mỗi phiên truy cập của bạn sẽ cao lên và như vậy nó sẽ cực kì tốt cho web bạn, Google sẽ đánh giá cao điều đó.
Bạn cứ nghĩ xem: Khách hàng vào Trang A- Thoát
Hay vào Trang B- Thoát
Hoặc vào Trang C- Thoát
Thì viễn cảnh gì sẽ xảy ra, trang của bạn quá kém về nội dung chẳng hạn, họ chả buồn đọc và muốn out ra ngoài mà thôi.
Số trang trên mỗi phiên, Số phiên truy cập
Để chỉ số Page Per Session tốt thì bắt buộc nội dung của bạn phải thật sự giá trị không chỉ riêng ở một page nào đó mà cả trang web của bạn phải giá trị. Hãy làm cho chỉ số Page Per Session cao lên bạn sẽ được Google yêu thích nhiều hơn và tất nhiên bạn sẽ có thứ hạng cao trên Google mà thôi!
Làm SEO khâu quan trọng nhất đó chính là khâu nghiên cứu từ khóa. Có thể nói nếu bạn có bộ từ khóa ngon, có tỷ lệ chuyển đổi cao, bạn sẽ thắng. Nhưng bạn đã biết bao nhiêu công cụ nghiên cứu từ khóa rồi. Xem ngay bài viết "Top 27 công cụ nghiên cứu từ khóa hiệu quả nhất" của AZASEO chia sẻ để nắm ngay nhé!
4. Bounce Rate (Tỉ lệ thoát )
Bạn đã thật sự hiểu tỉ lệ thoát để giúp cho website của bạn tốt hơn trong mắt Google và người dùng chưa?
Tôi đoán chắc rất nhiều anh em chưa nắm hết được chỉ số này mà Google đưa ra đâu? Bởi vì chính tôi cũng thấy không hiểu rõ về nó trước kia.
Google tính tỷ lệ thoát ra sao? Chúng ta phải dựa vào cách Google tính để biết được cách làm cho website của ta tốt hơn.
Tỷ lệ thoát
Hãy làm rõ điểm này với một ví dụ đơn giản.
Trang web của bạn có các trang từ A đến C và chỉ có một phiên mỗi ngày, với thứ tự lần xem trang sau đây:
Thứ hai: Trang A - Trang B - C Trang
Thứ Ba: Trang B - Trang A - Trang C
Thứ Tư: Trang A - thoát
Báo cáo nội dung cho Trang A sẽ hiển thị 3 lượt xem trang và tỷ lệ số trang không truy cập là 50%. Bạn có thể đã phỏng đoán rằng Tỷ lệ phiên thoát sẽ là 33%, nhưng lượt xem trang ngày thứ Ba cho Trang A không được xem xét đến khi tính Tỷ lệ phiên thoát. Hãy xem xét đến việc phiên thoát là phiên chỉ có một lần tương tác từ người dùng và phân tích về phiên sẽ trả lời câu hỏi có/không đơn giản: "Phiên này có chứa nhiều lần truy cập trang hay không?" Nếu câu trả lời cho câu hỏi đó là "không", thì cần xem xét trang nào được bao gồm trong phiên thoát đó. Nếu câu trả lời là "có", thì chỉ cần lưu ý là trang đầu tiên trong phiên dẫn tới các lượt xem trang khác. Do đó, tỷ lệ số trang không truy cập cho trang đó chỉ có ý nghĩa khi trang này khởi tạo các phiên khác.
Bây giờ, hãy mở rộng ví dụ này để khám phá chỉ số Tỷ lệ thoát cho một loạt ngày có một phiên trang đơn trên trang web của bạn.
Thứ Hai: Trang B Trang A Trang C Thoát
Thứ ba: Trang B Thoát
Thứ Tư: Trang A Trang C Trang B Thoát
Thứ Năm: Trang C Thoát
Thứ Sáu: Trang B Trang C Trang A Thoát
Kết quả tính % Tỷ lệ thoát và Tỷ lệ phiên thoát là:
Tỷ lệ thoát:
Trang A: 33% (3 phiên bao gồm Trang A, 1 phiên thoát khỏi từ trang A)
Trang B: 50% (4 phiên bao gồm Trang B, 2 phiên thoát khỏi từ trang B)
Trang C: 50% (4 phiên bao gồm Trang C, 2 phiên thoát khỏi từ trang C)
Đấy!!! Cách Google tính tỷ lệ thoát là như vậy đấy. Giờ thì bạn đã hiểu rồi phải không?
Tỷ lệ thoát
Để cải thiện tỷ lệ thoát bạn phải mang đến nội dung giá trị cho người dùng. Khi nội dung giá trị họ sẽ liên tục di chuyển từ page này sang page khác để đọc thông tin hay họ sẽ bị bạn kéo lại ở trong website bạn lâu hơn.
= Như vậy 4 yếu tố đầu là 4 yếu tố liên quan đến trải nghiệm của người dùng. Từ đó bạn biết rằng Google luôn đặc biệt chú tâm đến những website có trải nghiệm người dùng tốt thì sẽ được Google cho lên TOP.
Một điều quá dễ hiểu, nếu Google không đưa những trang web có những trải nghiệm tốt lên TOP đầu thì người dùng sẽ thoát ngay như vậy Google sẽ mất uy tín và cả thị trường sẽ không tin dùng họ nữa thì sao? Bởi vậy! Hãy nhớ! Bạn có thể loại bỏ mọi lý thuyết suông cùng những chỉ số thần thánh kia và hãy tập trung vào người dùng. Một lần nữa. Hãy TẬP TRUNG và TẬP TRUNG vào trải nghiệm người dùng.
Câu hỏi đặt ra cho các bạn làm SEO là quy trình SEO hay cách SEO một từ khóa cụ thể như thế nào? Nếu bạn đang thắc mắc câu hỏi đó thì AZASEO nghĩ bài viết "33 BƯỚC THẦN THÁNH ĐỂ SEO 1 TỪ KHÓA LÊN TOP GOOGLE NHANH CHÓNG MÀ DỄ ẸC AI CŨNG LÀM ĐƯỢC" sẽ giúp bạn.
5. Referring Domains (Domain trỏ về)
Có vẻ như yếu tố này các bạn chưa quan tâm lắm phải không? Hoặc nếu quan tâm thì các bạn có thể sẽ hiểu sai về nó đó?
Xu hướng SEO 2017 đó là sự liên quan, liên quan và liên quan bởi vậy nếu website bạn có nhiều gốc domain trỏ về với tỉ lệ liên quan cao thì chắc chắn thứ hạng từ khóa của bạn sẽ được cải thiện một cách đáng kể và nhanh hơn bao giờ hết.
Bạn đừng hiểu lầm. Domain trỏ về là trỏ càng nhiều domain thì càng tốt cho website của bạn nhé. Nếu tư duy như vậy là bạn đang tự sát chính mình đó.
Gốc domain trỏ về website
Hãy xét yếu tố liên quan đến ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ của domain trỏ đến website của bạn là điều ưu tiên nhất, sau đó hãy xem xét những yếu tố khác về power site như các chỉ số DA, PA, DR, UR, TF, CF, Domain Age,…..Sẽ càng tuyệt vời nếu như gốc domain trỏ về website của bạn có các chỉ số site cao mà lại có sự liên quan.
Ví dụ: AZASEO là công ty SEO, chuyên làm dịch vụ seo thì chúng tôi phải tìm những domain liên quan đến SEO hay rộng hơn là SEM, là Marketing Online để kéo về trang azaseo.com. Bạn có thể thấy chúng tôi lấy liên kết từ vnseo.edu.vn, thegioiseo.com sẽ tuyệt vời hơn nếu chúng tôi lấy được liên kết từ seomxh.com hay forum.idichvuseo.com.
6. Content Length (Số lượng từ trong bài viết)
Xu hướng SEO 2017 tập trung vào độ dài của bài viết bạn xuất bản trên website của mình. Thay vì những năm trước đó bạn chỉ cần viết một nội dung dài tầm 400-500 từ thì có thể lên TOP dễ dàng thì hôm nay đã khác content dài được ưu tiên hơn rất nhiều so với content ngắn.
Độ dài của bài viết
Google hiểu đơn giản là khi bài viết dài tức bài viết đó chất lượng, bạn là chuyên gia và là ông lớn trong lĩnh vực đó, nếu như bạn liên tục xuất bản những bài viết dài trên website của mình thì đó thật sự là một tin tốt lành đó các bạn.
Content dài nhưng phải trình bày dễ hiểu cũng như thu hút người dùng (yếu tố giá trị nội dung là chưa nhắc đến).
7. Website Security (https) (Sự an toàn cho web)
Năm nay, yếu tố website security “https” được quan tâm nhiều hơn và được Google tin tưởng hơn rất nhiều. Và nó được xem như 1 trong những nhiều yếu tố quan trọng trong năm 2017.
Website Security
Bạn hãy liên hệ và gắn ngay https cho website của mình. Hãy gắn nó khi website bạn mới xây dựng xong. Đừng bao giờ gắn website security khi website của bạn đã lên TOP nhiều và có tuổi đời vì rất có thể từ khóa của bạn sẽ bị rớt hạng trên Google đấy.
Một tin không tốt là AZASEO cũng chưa có “https”.
8. Keyword In Body (Từ khóa trong nội dung)
Một yếu tố quá quen thuộc từ khóa xuất hiện trong nội dung bài viết. Hãy viết một bài viết chất lượng và giá trị cho người dùng nhưng đừng quên cài cắm từ khóa mà bạn nhắm đến là gì? Hãy đưa từ khóa vào bài viết của bạn một cách khôn ngoan nhất để giúp cho việc lên TOP không còn là điều gì đó quá to tát.
Keyword in body
Bạn nên chia cấu trúc bài viết làm những phần sau và đó là cách mà AZASEO đang làm.
- Tiêu đề bài viết
- Mô tả bài viết
- Mục lục bài viết
- Tiêu đề đoạn 1
- Mô tả đoạn 1
- Nội dung đoạn 1
- Hình ảnh hoặc video đoạn 1
- Tiêu đề đoạn 2
- Mô tả đoạn 2
- Nội dung đoạn 2
- Hình ảnh hoặc video đoạn 2
- Tiêu đề đoạn 3
- Mô tả đoạn 3
- Nội dung đoạn 3
- Hình ảnh hoặc video đoạn 3
- Kết luận vấn đề
- CTA hành động
- Nguồn bài viết
Đây là cấu trúc mà AZASEO cực thích và luôn thực hiện cho khách hàng của mình. Tốt nhất, trong 100 kí tự đầu bạn nên nhắc đến từ khóa một lần. Trong nội dung chính nên xuất hiện thêm 1-3 lần nữa, ở đoạn cuối nhắc lại lần nữa và hãy đa dạng từ khóa của bạn lên.
Bạn muốn lên TOP 1 của Google hãy đọc ngay bài viết "HƯỚNG DẪN SEO TỪ KHÓA LÊN TOP 1 GOOGLE NHANH NHẤT". Hi vọng bài viết giúp bạn được phần nào.
9. Keyword Density (Mật độ từ khóa)
Mật độ từ khóa như nào là hợp lý? Chắc hẳn các anh em SEOer quan tâm rất nhiều. Mật độ từ khóa lý tưởng của AZASEO đó là từ 2-5%. Vậy câu hỏi là có công thức nào để tính được mật độ từ khóa không? Chắc chắn là có rồi!
- Số lần chèn từ khóa với mật độ 5% là:
- Số lần chèn từ khóa= Tổng số từ của bài viết / [20* Số từ của từ khóa]
- Còn nếu mật độ là 2,5% thì công thức sẽ là:
- Số lần chèn từ khóa= Tổng số từ khóa / [40* Số từ của từ khóa]
Mật độ từ khóa
Ví dụ: AZASEO viết một bài viết có 3000 từ và từ khóa là “dịch vụ seo hồ chí minh” thì số lần chèn từ khóa sẽ là: 3000/(40*5)=15 lần. Vậy từ khóa dịch vụ seo hồ chí minh sẽ lặp lại 15 lần. Nhưng nếu bạn chỉ tập trung vào anchort text là dịch vụ seo hồ chí minh thì nội dung bạn cung cấp cho người dùng cảm giác bị ép buộc và cứng ngắt nhiều quá vì thế bạn phải đa dạng từ khóa và không tập trung vào từ khóa dịch vụ seo hồ chí minh không. Và tỷ lệ giữa từ khóa chính và từ khóa liên quan lý tưởng AZASEO cũng đã nghiên cứu ra rồi.
Nếu lấy 15 lần là số lần từ khóa lặp lại thì tỷ lệ lý tưởng giữa từ khóa chính và liên quan sẽ là 5 và 10. Tức 1/3 : 2/3 và đó là tỷ lệ AZASEO thường làm.
10. Keyword In Title (Từ khóa trong tiêu đề)
Lại thêm một yếu tố truyền thống và cốt yếu nhất. Có lẽ Tôi không cần phải nói nhiều về yếu tố này vì các bạn là người nắm rõ hơn ai hết. Trong tiêu đề bạn phải nhắc đến từ khóa và bạn sẽ được một điểm từ Google.
Keyword in title
Tiêu đề nên giới hạn từ 50-60 kí tự và từ khóa nên xuất hiện khi bắt đầu tiêu đề. Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu tiêu đề của bạn chứa từ khóa mà lại giật được CTR thì quá là tuyệt vời ông mặt trời luôn!
11. Keyword In Meta (Từ khóa trong thẻ Meta)
Có nhiều người nói thẻ meta không còn quan trọng nữa nhưng theo bản thân mình cũng như nghiên cứu từ SEMrush thì lại thấy, Google vẫn xếp hạng những trang web có từ khóa trong thẻ meta, có thể điểm Google cho là không cao nhưng là có.
Meta description
Thẻ meta của bạn nên giới hạn từ 150-160 kí tự. 100 kí tự đầu hãy nhắc đến từ khóa của bạn muốn lên TOP. Nếu từ khóa của bạn có 4 từ thì hãy lặp lại 1 lần từ khóa chính và 1 lần từ khóa liên quan. Nếu từ khóa của bạn =4 từ hãy lặp lại 2 lần từ khóa chính và 1 lần từ khóa liên quan.
12. Video On A Page (Video trong 1 trang)
Video trong trang sẽ là tiêu chí thứ 12 mà Google đánh giá và dựa vào đó để xếp hạng của một trang website. Khi trong mỗi trang bạn có một video thì thời gian mà người dùng ở lại sẽ lâu hơn và việc đó rất có lợi cho bạn.
Tuấn Nguyễn 5 yrs
hay