Bạn đang tìm hiểu về encoder để lắp đặt trong các máy hay dây chuyền gia công cơ khí? Bạn vẫn chưa biết về encoder là gì? Cấu tạo, phân loại cũng như cách kiểm tra encoder sống hay chết như thế nào? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp chi tiết ngay sau bài viết dưới đây.
Encoder là gì?
Khi tìm hiểu về encoder là gì? Bạn sẽ dễ dàng biết đến đây là một loại biến trở hay cảm biến dùng trong nhiều nhà máy cơ khí. Vậy encoder là gì? biến trở encoder là gì hay cảm biến encoder là gì? Câu trả lời như sau:
Encoder là bộ mã hóa hoặc còn gọi là cảm biến chuyển động cơ học để làm xuất hiện các tín hiệu kỹ thuật số tương đương với những chuyển động này. Cảm biến encoder chính là một thiết bị cơ điện có thể thay đổi những chuyển động này thành tín hiệu dạng số hoặc xung.
Bộ cảm biến encoder được đánh giá là bộ phận không thể thiếu trong mỗi máy CNC. Thiết bị có nhiệm vụ đo và cung cấp các thông số về tốc độ làm việc của máy.
Hiện nay, bộ mã hóa encoder được chia làm hai dạng chính là tuyến tính và quay. Dạng encoder tuyến tính có đặc trưng thu tín hiệu theo chuyển động dọc đường dẫn, tương tự encoder quay sẽ đáp ứng tín hiệu theo dạng chuyển động quay.
Ngoài việc tìm hiểu encoder là gì trong các máy gia công CNC, bạn cũng cần nắm được cấu tạo của encoder cũng như nguyên lý encoder để hiểu thêm về quy trình làm việc của bộ phận. Bạn hãy cùng Hiokivn.com tìm hiểu tiếp nhé!
Cấu tạo encoder
Cấu tạo encoder cũng rất đơn giản, được cấu thành bởi các bộ phận khác nhau. Dưới đây là cấu tạo của encoder gồm có:
- Đĩa quay được khoét lỗ lắp với trục động cơ.
- Bộ phận đèn led có chức năng làm nguồn sáng.
- Mắt thu quang điện được đặt theo vị trí thẳng hàng.
- Bảng mạch điện có chức năng khuếch đại các tín hiệu đo được.
Nguyên lý làm việc của encoder
Việc tìm hiểu nguyên lý làm việc của encoder sẽ giúp bạn hiểu được một phần quy trình làm việc của bộ mã hóa này. Từ đó, bạn cũng hiểu thêm về quy trình làm việc của máy gia công CNC.
Khi bộ cảm biến encoder di chuyển, bộ chuyển đổi thực hiện xử lý những chuyển động này để biến đổi sang dạng tín hiệu điện và truyền đến bộ điều khiển PLC. Tại đây, các tín hiệu sẽ được phân tích và xử lý để chuyển thành những giá trị đo được bằng chương trình riêng.
Nếu những chuyển đổi thành tín hiệu được chiếu sáng hoặc không đều có thể tiến hành ghi nhận thông qua đèn led với lỗ hay không. Đồng thời, những xung đếm được và có xu hướng tăng sẽ được tính theo số ánh sáng bị cắt.
Phân loại encoder
Trên thị trường hiện nay hai loại chính là encoder tuyệt đối và encoder tương đối. Bạn có thể tham khảo cách phân loại encoder để hiểu được đặc điểm của từng dòng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được loại cảm biến encoder để thay thế cho thiết bị cũ bị hỏng.
Encoder tuyệt đối
Đây là loại encoder cung cấp tín hiệu để biết vị trí chính xác của encoder mà không cần tiến hành phải xử lý. Encoder dùng đĩa theo mã nhị phân hoặc Gray.
Encoder tuyệt đối được cấu tạo bao gồm các bộ phận như đèn led bộ phát anh sáng, đĩa đã được mã hóa, bộ thu ánh sáng có độ nhạy với ánh sáng chiếu ra. Loại đĩa mã hóa có chất liệu trong suốt với kiểu dáng là các góc bằng nhau kết hợp với đường tròn đồng tâm.
Encoder tuyệt đối mang ưu điểm cung cấp giá trị tuyệt đối khi thiết bị mất nguồn. Loại encoder này cũng có nhược điểm chính là giá thành cao, đọc tín hiệu gặp khó khăn.
Encoder tương đối
Encoder tương đối được hiểu đơn giản là bộ cảm biến cung cấp tín hiệu theo chu kỳ hoặc tăng dần. Bộ mã này cũng được đi kèm với đĩa mã hóa kết hợp với dải bằng tạo xung có nhiều lỗ bằng nhau và cách đều nhau. Đĩa mã hóa cũng được làm bằng vật liệu trong suốt.
Ưu điểm nổi bật của loại encoder tương đối chính là có giá thành rẻ, cấu tạo tương đối đơn giản. Thiết bị có khả năng xử lý dữ liệu trả về dễ dàng. Tuy nhiên chúng cũng có nhược điểm như độ sai lệch về xung khi trả về khi tích lũy lâu dài.
Xem thêm:
- Tìm hiểu về diac. Cách đo và kiểm tra diac bằng đồng hồ vạn năng
- Opto là gì? Cách đo và kiểm tra opto quang sống hay chết
Ứng dụng của encoder
Ứng dụng encoder rất rộng rãi trong nhiều ngành lĩnh vực đa dạng từ y tế, dụng cụ khoa học… Bạn có thể tham khảo những ứng dụng của encoder ngay dưới đây.
Ứng dụng của encoder trong công nghiệp
- Ứng dụng biểu thị tốc độ: encoder đo và kiểm tra tốc độ chất lỏng được bơm vào bồn chứa. Encoder sẽ được gắn với biến tần để cung cấp tốc độ của chất lỏng.
- Thực hiện đo lường: Encoder có chức năng đo chiều dài của vật khi đi qua và điều khiển cắt vật liệu theo chiều dài quy định. Ví dụ như ứng dụng trong các ngành cắt nhôm, sắt, thép…
- Ứng dụng đếm số lượng: bộ cảm biến encoder được lắp đặt trong các dây chuyền sản xuất, đóng gói sẽ tiến hành đếm số lượng khi mỗi sản phẩm đi qua. Khi số lượng chai không đi qua encoder theo đúng lập trình có nghĩa máy có thể đã bị hỏng.
- Công nghiệp sản xuất: encoder có mắt trong dây chuyền của các máy dán nhãn, máy đóng gói để hỗ trợ quá trình đóng gói thuận lợi, tự động hóa.
- Ứng dụng encoder trong ngành cơ khí: encoder được lắp đặt trong các máy gia công để đo lường và kiểm soát vị trí để trục máy, dao cắt trước khi tiến hành gia công bề mặt vật liệu đảm bảo đường cắt chính xác nhất.
Ứng dụng encoder trong các ngành khác
- Ứng dụng trong ngành ô tô: dùng làm cảm biến chuyển động cơ học, kiểm soát tốc độ của xe.
- Ứng dụng trong các máy văn phòng: lắp đặt với máy in và máy quyết để xác định vị trí in, tốc độ in.
- Y tế: bộ cảm biến encoder cũng được dùng trong các máy quét y tế, kiểm soát di chuyển kính hiển vi hoặc nano.
- Quốc phòng: bộ mã hóa được dùng để sản xuất ăng ten định vị.
- Dung cụ khoa học: bộ mã hóa được dùng trong nhiều thiết bị khoa học như kính viễn vọng.
Cách kiểm tra encoder sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng
Trong quá trình sử dụng, encoder cũng có thể gặp các sự cố hỏng hóc hoặc bị chết. Khi đó, bạn sẽ cần tiến hành kiểm tra encoder trước khi sửa chữa.
Cách kiểm tra encoder sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đồng hồ vạn năng có chức năng đo điện áp một chiều. Lưu ý, nên chọn loại đồng hồ VOM chất lượng, độ chính xác cao.
Bước 2: Bạn chọn thang đo điện áp DC trên đồng hồ. Tiếp đó, cấp nguồn cho encoder với mức điện áp khoảng 5V.
Bước 3: Bạn dùng đầu đo để đo các pha A, pha B, pha C và đọc kết quả.
- Khi mức điện áp tại các pha trên ở mức từ 2.5V - 3.5V tức là encoder còn sống, hoạt động tốt.
- Khi mức điện áp đo được tại các pha thấp hoặc quá cao tức là encoder có thể đã bị hỏng, bị chết. Khi đó, bạn sẽ cần tiến hành sửa chữa hoặc thay mới thiết bị. Lưu ý, khi sửa encoder sẽ có yêu cầu cao về người sửa cần có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao.
Trên đây là những chia sẻ về encoder là gì cũng như cách kiểm tra encoder sống hay chết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị cảm biến quan trọng này. Từ đó, bạn sẽ hiểu được cơ chế hoạt động cũng như sử dụng encoder hiệu quả cao.
Để hỗ trợ công việc, bạn có thể tham khảo một số đồng hồ vạn năng nổi bật hiện nay như Hioki DT4256, Hioki DT4281, Hioki DT4254 ,.. Đây đều là các đồng hồ vạn năng gọn nhẹ, dễ sử dụng cùng độ bền cao và khả năng đo chính xác, là sự lựa chọn hàng đầu của các kỹ sư, thợ điện, thợ sửa chữa điện tử,...
Nếu bạn có nhu cầu mua hoặc cần tư vấn về các thiết bị đo và kiểm tra điện, vui lòng truy cập website hiokivn.com hoặc liên hệ Hotline Hà Nội: 0904 810 817 - TP.HCM: 0979 244 335 để được tư vấn nhanh chóng.
https://hiokivn.com/tin-tuc/cau-tao-ung-dung-va-cach-kiem-tra-encoder-song-hay-chet-2095.html