Tải trọng là gì và tải trọng xe là gì?

Tải trọng là một thuật ngữ căn bản trong ngành vận tải, nó cũng có liên quan đến vấn đề luật giao thông. Vậy tải trọng là gì và tải trọng xe là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề trên trong bài viết dưới đây.

Tải trọng là gì?

Tải trọng là khối lượng hàng hóa mà phương tiện vận chuyển đang chứa/ đựng. Trên thực tế, chúng ta thường có sự nhầm lẫn giữa tải trọng và trọng tải. Theo lời dẫn của ông Ngô Đức Thịnh, thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thì: Trọng tải là khả năng chịu nặng tối đa cho phép về mặt kỹ thuật của phương tiện vận chuyển do nhà chế tạo công bố trong tài liệu kỹ thuật của xe. Khi kiểm định xe tải, tải trọng thiết kế của xe là trọng tải cho phép được ghi trong giấy chúng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ.
 
 
Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học, tải trọng là lực hay ngẫu lực từ bên ngoài tác động lên một vật, xét về mặt sức bền cơ học của vật đó và. Ví dụ một chiếc xe tải có trọng tải thiết kế là 3 tấn, chiếc xe này đang chở 1 tấn than đá. Trong trường hợp này, trọng tải là 3 tấn và tải trọng là 1 tấn. 
 
Điều 37 nghị định 15 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ từ “trọng tải” được hiểu là tổng trọng lượng của xe bao gồm trọng lượng bản thân xe cộng trọng lượng hàng hóa xếp trên xe (nếu có). Còn "tải trọng" là tải trọng trục xe; tải trọng hàng hóa; tải trọng cầu đường bộ được thông tư này dùng một cách thống nhất và xuyên suốt. Như đã nói ở trên, tải trọng chính là sức tải mà nhà nước quy định cho một chiếc xe. Vì vậy, đây chính là thông số để xác định một chiếc xe có chở quá số lượng hàng hóa cho phép của nhà nước hay không. Từ đó sẽ có các biện pháp xử lý khác nhau.
 

Tải trọng xe là gì?

 
Tải trọng của xe tải chính là khối lượng hàng hóa mà xe đang chở. Với mỗi loại xe khác nhau, thì nhà nước sẽ quy định sức chở của xe khác nhau. Với sức chở lớn hơn mức quy định, thì xe tải đó đã chở quá tải hàng hóa và sẽ bị phạt theo quy định của nhà nước.
 
Để hiểu rõ hơn về các tính tải trọng xe, chúng ta có thể láy ví dụ hàng ngày tại trậm cân giao thông để làm dẫn chứng. Để tính được sức chở (tải trọng) của xe ta sẽ tính dựa vào tổng trọng lượng của xe.
 
Tải trọng = tổng trọng tải – tự trọng xe – số người ngồi trên xe
 
Ví dụ: Một chiếc xe đang đang chở gỗ với 2 hai tài xế ngồi trên xe, trọng tải ghi trên xe là 5 tấn. Vậy muốn biết khối lượng gỗ đang chở nặng bao nhiêu (tải trọng) thì để nguyên xe và người lên cân. Sau đó trừ cho 5 tấn và trừ đi số cân nặng của 2 tài xế là sẽ ra tải trọng. 
 

Mức phạt đối với xe quá tải.

- Đối với xe tải chở hàng hóa mà tải trọng của xe vượt quá mức cho phép của cầu đường 10% đến 20% thì mức phạt sẽ là 2 đến 3 triệu đồng, và bị tước giấy phép lái xe 1 tháng.
- Đối với xe chở hàng hóa mà tải trọng vượt mức cho phép của cầu từ 20 % đến 50% thì mức phạt sẽ từ 3 đến 5 triệu đông và bị tước giấy phép lái xe 2 tháng.
- Đối với xe tải chở hàng hóa mà tải trọng vượt trên 50% cho phép của cầu đường thì sẽ chịu mức phạt từ 5 đến 7 triệu và tước giấy phép lái xe 2 tháng.
- Không chỉ vậy, đối với xe chở quá tải thì cơ quan nhà nước sẽ buộc bạn gỡ bỏ hàng hóa, phần quá tải và phải bồi thường thiệt hại đường xá nêu do xe tải chở quá tải gây ra.
Như vậy, với bài viết trên, đã giúp bạn phần nào hiểu rõ về thuật ngữ tải trọng của xe. Và có thể cân nhắc khi mua xe tải để sử dụng. Đồng thời hạn chế việc chở xe quá tải để tránh việc bị tước bằng lái khi tham gia giao thông.

Logistics

32 Blog posts

Comments