Để biết sò nóng lạnh là gì, cấu tạo và nguyên lý làm việc của sò nóng lạnh và cách kiểm tra sò nóng lạnh sống hay chết như thế nào, hãy cùng đến với bài viết dưới đây để tìm câu trả lời!
Sò nóng lạnh là gì?
Sò nóng lạnh (chip Peltier) hay tấm bán dẫn siêu công nghệ là một linh kiện bán dẫn có một mặt để làm nóng và một mặt để làm lạnh. Mặt lạnh hoạt động càng tốt thì mặt nóng được tản nhiệt càng hiệu quả hơn và ngược lại, đây chính là nguyên lý sò nóng lạnh.
Thông thường, linh kiện này sẽ có thiết kế nhỏ gọn, công suất dao động từ 10W - 120W tùy thuộc vào ứng dụng của nó trong các thiết bị điện. Nếu đặt 2 đầu dây của sò nóng lạnh vào một điện áp lớn thì sẽ khiến cho bề mặt kia rất nóng và không thể tản nhiệt đủ, khiến cho tấm bán dẫn bị hỏng do quá nhiệt.
Cấu tạo sò nóng lạnh
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sò nóng lạnh khác nhau. Song nhìn chung thì cấu tạo của chúng đều bao gồm 2 mặt là mặt nóng và mặt lạnh. Trong đó, mặt làm lạnh sẽ tản nhiệt sang mặt nóng kia. Ngoài ra, chúng thường được lắp kèm với tấm tản nhiệt và 2 dây nguồn âm và dương.
Để các bạn hình dung rõ hơn về cấu tạo của sò nóng lạnh, hãy cùng xem hình ảnh minh họa chi tiết dưới đây:
Như các bạn đã thấy thì các thành phần của chip Peltier khá đơn giản, chỉ gồm: mặt lạnh, mặt nóng cần tản nhiệt, dây âm (đen) và dây dương (đỏ).
Ứng dụng của sò nóng lạnh
Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm sò nóng lạnh là gì, chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc sò nóng lạnh dùng để làm gì?
Hiện nay, sò nóng lạnh được sử dụng phổ biến cho các thiết bị điện trong sinh hoạt và đời sống như: tủ lạnh, bình nóng lạnh, máy lạnh, cây nước nóng - lạnh, bộ làm mát bể cá, bộ tản nhiệt CPU,...
Ví dụ:
Ứng dụng trong bình nóng lạnh: 2 mặt của Peltier sẽ được áp vào 2 bình. Trong đó, một bình được áp vào mặt làm lạnh, để tạo nước lạnh, một bình được áp vào mặt nóng để giải nhiệt, tạo ra nước nóng.
Ứng dụng trong tủ lạnh: sò lạnh có tác dụng đóng ngắt mạch điện cho bộ phận xả đá của tủ lạnh. Khi dàn lạnh xuất hiện băng đá thì sò lạnh sẽ đóng mạch điện để cấp cho điện trở đốt nóng và ngược lại, khi băng tuyết tan, sò lạnh sẽ ngắt điện.
Cách kiểm tra sò nóng lạnh sống hay chết
Ở phần trên, chúng ta đã biết về khái niệm, cấu tạo và ứng dụng của sò nóng lạnh. Có thể thấy rằng, đây là một linh kiện vô cùng quan trọng trong các thiết bị điện ngày nay. Nếu sò nóng lạnh bị hỏng sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị điện. Vậy nên, biết được cách kiểm tra sò nóng tủ lạnh cũng như cách đo sensor tủ lạnh là rất cần thiết.
Dưới đây là 2 cách kiểm tra sò nóng lạnh mà bạn có thể tham khảo:
Cách 1: Sử dụng đồng hồ vom
Với cách kiểm tra sò lạnh tủ lạnh bằng đồng hồ vạn năng, bạn thực hiện theo các bước hướng dẫn sau:
Bước 1: Ướp sò lạnh vào ngăn đông của tủ lạnh (môi trường nhiệt độ âm) trong khoảng 1 giờ sau đó lấy ra
Bước 2: Sử dụng đồng hồ vạn năng đo ở thang đo điện trở X1
Bước 3: Quan sát màn hình hiển thị.
Nếu thấy đồng hồ không lên kim thì nghĩa là sò lạnh đã bị hỏng.
Nếu đồng hồ vạn năng lên kim, hãy tiếp tục để sò lạnh ở môi trường nhiệt độ thường thêm khoảng 15 phút rồi tiến hành đo lại. Trường hợp đồng hồ vẫn lên kim có nghĩa sò lạnh đã bị kẹt tiếp điểm (thường đóng) đã hỏng. Còn nếu không thể đo được (đồng hồ không lên kim) thì sò lạnh còn sống, tiếp điểm đóng nhả còn tốt.
Cách 2: Quan sát sò lạnh từ bên ngoài
Nếu gia đình bạn không có sẵn đồng hồ vom thì có thể kiểm tra sensor tủ lạnh bằng cách quan sát sò lạnh từ bên ngoài. Nếu thấy sò lạnh xuất hiện tình trạng đọng nước ở trong thì có nghĩa là sò lạnh đã kẹt tiếp điểm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bình gas lạnh xịt thẳng trực tiếp vào sò lạnh để lấy nhiệt âm một cách nhanh nhất.
Ngoài việc đo sò lạnh để biết được bộ xả tuyết ở tủ lạnh có hoạt động tốt hay không bạn cũng cần phải kiểm tra các linh kiện khác trong đó có điện trở xả tuyết và bộ chỉnh thời gian tủ lạnh.
Xem thêm:
- Tìm hiểu đồng vị pha là gì? Cách đo đồng vị pha bằng đồng hồ vạn năng
- Cách kiểm tra nguồn máy tính PC, laptop còn sống hay chết chi tiết
Cách sửa tủ lạnh bị hỏng sò lạnh
Khi sò lạnh của tủ lạnh bị hỏng thì bộ phận xả đá sẽ không thể hoạt động bình thường được, dẫn đến việc băng đá tụ lại đóng trên dàn lạnh sẽ ngày càng nhiều, về lâu về dài sẽ phủ kín toàn bộ dàn lạnh và làm kẹt cả quạt dàn lạnh. Vậy nên, bạn cần phải kiểm tra và sửa chữa kịp thời. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Dọn dẹp thực phẩm đang cất trữ trong ngăn đông tủ lạnh
Bước 2: Tháo rời lớp vỏ dàn lạnh và tiến hành kiểm tra sò lạnh. Dùng đồng hồ vạn năng, đặt về chế độ đo thông mạch. Đặt hai que đo của đồng hồ vào hai tiếp điểm của sò lạnh. Nếu xuất hiện kim thông mạch thì sò lạnh hoạt động bình thường, lỗi ngăn đông xuất phát từ chi tiết khác tại dàn lạnh. Nếu kim thông mạch không xuất hiện thì chứng tỏ sò lạnh bị hư hoặc lỗi tiếp điểm.
Bước 3: Nhẹ nhàng phá bỏ lớp đông đá tại ngăn đông hoặc để lớp đá tự tan rồi tiến hành lau khô ngăn đông.
Bước 4: Rút linh kiện cũ ra và thay thế sò lạnh cùng loại tương thích với tủ lạnh. Sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra lại sò lạnh lại một lần nữa và lắp ráp vỏ dàn lạnh vào vị trí ban đầu.
Bước 5: Sau 15 phút, kiểm tra lại quá trình làm lạnh tại ngăn đông.
Một số đồng hồ vạn năng hỗ trợ kiểm tra sò nóng lạnh
Để phục vụ cho quá trình test sò nóng lạnh thuận lợi, cho kết quả chính xác trong thời gian nhanh nhất, các bạn nên chọn loại đồng hồ vạn năng chất lượng, có xuất xứ từ các thương hiệu uy tín như Kyoritsu, Hioki, Sanwa, Fluke,...
Nếu bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn sản phẩm nào thì những model dưới đây có thể sẽ đáp ứng tốt những nhu cầu của bạn:
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009, giá tham khảo: 900.000đ
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S, giá tham khảo: 900.000đ
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2001, giá tham khảo: 2.000.000đ
Đồng hồ đo điện vạn năng Sanwa YX-360TRF, giá tham khảo: 670.000đ
Đồng hồ vạn năng Fluke 15B+, giá tham khảo: 2.660.000đ
Đồng hồ vạn năng Hioki DT4256 True RMS, giá tham khảo: 3.100.000đ
Trên đây là những kiến thức liên quan đến sò nóng lạnh bao gồm khái niệm sò nóng lạnh là gì, cấu tạo, ứng dụng, cách kiểm tra sò nóng lạnh sống hay chết,... Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn kiểm tra, sửa chữa, thay thế sò nóng lạnh dễ dàng khi gặp sự cố.