Thủ kho là gì và cần phải làm những công việc gì?

Người Việt Nam có một câu nói châm biếm khá nổi tiếng là: “Giàu thủ kho, no nhà bếp”. Vậy thủ kho là gì và cần phải làm những công việc gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề trên.

Thủ kho là gì?

Thủ kho là người đảm trách vai trò quản lý hàng trong kho trên tất cả các công đoạn từ lúc chuyển hàng vào kho, xuất hàng ra khỏi kho, thống kê số liệu hàng tồn kho…Cần phân biệt chức vụ bảo vệ kho và thủ kho bởi bảo vệ là người lo nhiệm vụ an ninh còn thủ kho là người kiểm soát những thay đổi về số lượng và chất lượng của hàng trong kho. Tuy cùng quản lý về con số nhưng nhiệm vụ lao động của một người thủ kho không liên quan tới kế toán. 
 
 
Chức danh thủ kho đã xuất hiện từ lâu khi hình thái kinh tế hàng hóa ra đời ở các nền văn minh cổ đại. Ngày nay, nghề thủ kho trở thành một ngành nghề độc lập, được đào tạo tại nhiều cơ sở giáo dục, được ghi nhận tại Luật Lao động của pháp luật mỗi quốc gia. Nghề thủ kho có tốc độ phát triển nhanh chóng gắn liền với quy mô sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của xã hội loài người. 

Thủ kho cần phải làm những công việc gì?

Công việc của một người thủ kho đơn thuần thì chỉ bao gồm vài gạch đầu dòng bên dưới. Nhưng nếu bạn muốn trở thành một người thủ kho xuất sắc thì cần phải làm nhiều hơn thế: Các công việc và nhiệm vụ của một nhân viên thủ kho là:
 
Thực hiện thủ tục xuất nhập hàng
 
– Kiểm tra các chứng từ yêu cầu nhập / xuất hàng theo đúng quy định.
– Thực hiện việc nhập và xuất hàng cho cá nhân liên quan.
– Nhận các chứng từ giao hàng, yêu cầu xuất hàng, lưu và chuyển cho bộ phận mua hàng hoặc kế toán theo quy định.
– Theo dõi hàng hóa xuất nhập tồn
– Ghi phiếu nhập, phiếu xuất kho.
– Trực tiếp nhập phiếu xuất vào phần mềm.
– Theo dõi số lượng xuất nhập tồn hàng ngày và đối chiếu với định mức tồn kho tối thiểu.
 
Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu
 
– Đảm bảo tất cả các loại hàng hóa phải có định mức tồn kho tối thiểu.
– Nếu số lượng hàng hóa xuất/nhập biến động, phải đề xuất Giám Đốc thay đổi định mức tồn kho tối thiểu cho phù hợp.
– Theo dõi số lượng tồn kho tối thiểu hàng ngày.
 
Thực hiện thủ tục đặt hàng của kho
 
– Định kỳ theo kế hoạch lập các phiếu yêu cầu mua hàng đối với các vật tư phụ, bảo lao động, dụng cụ cá nhân…
– Theo dõi quá trình nhập hàng, đôn đốc việc mua hàng.
– Trực tiếp làm thủ tục mua hàng và theo dõi nhập hàng.
 
Sắp xếp hàng hóa trong kho
 
– Trực tiếp sắp xếp các loại hàng hóa trong kho.
– Sắp xếp hàng hóa sao cho dễ lấy, tránh bị ướt, đổ vỡ…
– Lập sơ đồ kho và cập nhật sơ đồ kho khi có phát sinh hàng hóa.
– Sắp xếp hàng hóa trong kho đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Với loại hàng mau hư thì phải quản lý theo nguyên tắc nhập trước xuất trước FIFO (First In First Out)
Tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và an toàn trong kho
– Tuyệt đối đảm bảo quy tắc PCCC trong kho.
– Định kỳ hàng tuần kiểm tra lại các kệ hàng tránh kệ bị gãy đổ, mối mọt…
- Thực hiện chức năng báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến công việc cho Trưởng bộ phận hoặc Ban Giám đốc (khi có yêu cầu) định kỳ, hoặc đột xuất.

Logistics

32 Blog posts

Comments