Đối với những bạn đang quan tâm đến máy hiện sóng là gì, hướng dẫn sử dụng máy hiện sóng, ứng dụng thực tế của thiết bị này cũng như cách phân biệt nó với đồng hồ vạn năng hiện sóng thì nhất định đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.
Máy hiện sóng là gì?
Máy hiện sóng hay máy đo dao động, dao động ký, thiết bị đo dao động là một thiết bị dùng để đo, hiển thị và phân tích tín hiệu điện tử dạng đồ thị thay đổi theo thời gian, từ đó tìm ra những tín hiệu bất thường.
Thông thường, máy hiện sóng có thể hiển thị được các dạng sóng xoay chiều (AC) hoặc dòng xoay chiều (DC) có mức tần số thấp khoảng 1 hertz (Hz) hay cao hơn, tới vài megahertz (MHz). Một số dòng máy đo dao động cao cấp thậm chí có thể hiển thị được tín hiệu đo tần số lên đến vài trăm gigahertz (GHz).
Khi sử dụng, thiết bị này sẽ vẽ các kết quả đo được trực quan hiển thị dưới dạng đồ thị. Trong đó, trục x dùng để biểu thị thời gian và trục y dùng để biểu thị điện áp.
Phân loại - Cấu tạo máy hiện sóng
Cũng giống như các thiết bị đo điện khác, máy hiện sóng trên thị trường hiện nay cũng có 2 loại là máy hiện sóng số và máy hiện sóng tương tự.
Máy phát hiện sóng tương tự: có băng thông cao hơn, nhưng tốc độ mẫu và bộ nhớ nhỏ, thường sử dụng ống tia catot cho màn hình.
Máy phát hiện sóng số: có tỷ lệ mẫu cao, khả năng lưu trữ dữ liệu dạng sóng lớn để xem sau đó hoặc tải trực tiếp lên máy tính. Ngoài ra, nó cũng yêu cầu thiết lập ít hơn, dễ dàng khi sử dụng
Về cấu tạo, có thể chia máy hiện sóng thành 3 phần cơ bản gồm: Màn hình hiển thị, cổng và các phím chức năng. Thiết bị này có khả năng kết nối dễ dàng với PC, sử dụng phần mềm để chuyển tiếp và hiển thị các dữ liệu sang máy tính đơn giản hơn.
Máy hiện sóng dùng để làm gì?
Chỉ tính riêng trong lĩnh vực điện tử thì công dụng của dao động ký đã hết sức đa dạng, có thể kể đến như:
Dùng để đo các thông số thời gian, mức điện áp, biên độ và tần số của một tín hiệu
Xác định hình dạng của tín hiệu (hình sin, răng cưa, xung vuông, tín hiệu hình, tín hiệu tiếng…)
Xác định tín hiệu nhiễu trong mạch
Tính toán giá trị tần số của một tín hiệu dao động
Định lượng độ lệch pha của hai tín hiệu khác nhau
Chỉ ra thành phần lỗi làm méo dạng tín hiệu
Chỉ ra bao nhiêu tín hiệu là dòng xoay chiều (AC) hay dòng một chiều (DC)
Nhận biết một tín hiệu như thế nào là nhiễu và nếu có thì nhiễu thay đổi thế nào theo thời gian...
Nhận biết “các phần động” của một mạch điện được biểu diễn bởi tín hiệu
Tuy nhiên, những ứng dụng của máy hiện sóng không giới hạn chỉ trong lĩnh vực điện tử mà nó còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống như: viễn thông, giáo dục, y học, các công việc kiểm tra và bảo trì sửa chữa,...
Xem thêm: Địa chỉ mua đồng hồ đo điện uy tín, giá rẻ nhất
Hướng dẫn sử dụng máy hiện sóng
Hướng dẫn các bước thiết lập cơ bản
Trước khi đi vào hướng dẫn sử dụng máy hiện sóng chi tiết, để đảm bảo độ chính xác của kết quả đo thì bạn cần phải thiết lập các thành phần đo cơ bản sau:
Công tắc Power đặt ở trạng thái Off
Thiết lập nút Inten chuyên dùng để điều chỉnh độ sáng của điểm hoặc tia về giữa
Đặt nút Focus dùng để chỉnh độ nét của hình hiển thị ở giữa
Nút Vert mode, Source: chọn kênh CH1
Nhấn nhả nút Alt/chop, Chi2 inv và Trig.alt để hiển thị kênh luân phiên
Cài đặt Volts/div ở mức 05V/div
Chỉnh nút Variable và nút Swp.var đến vị trí Cal
Điều chỉnh AC-GND-DC về trạng thái GND để khuếch đại dọc tín hiệu vào;
Slope điều chỉnh về hướng dương (+)
Đặt Trigger mode ở chế độ auto
Đặt Time/div ở thời gian quét là 0.5ms/div
Thiết lập nút Position (có công năng chỉnh vị trí của tia theo phương ngang) ở giữa
X10 mag dùng để phóng đại 10 lần, lúc đầu chưa dùng tới tính năng này nên bạn để ở chế độ nhả ra
Cách sử dụng máy hiện sóng chi tiết
Bước 1: Tìm trên thân máy hiện sóng nút Power, nhấn vào sao cho đèn Led sáng lên.
Lưu ý: Nếu trong 60s đầu từ lúc bật nguồn mà không thấy màn hình xuất hiện tia thì bạn cần kiểm tra lại các bước thiết lập ban đầu. Còn nếu thấy tia xuất hiện trong 20s đầu thì nghĩa là quy trình thực hiện đã chuẩn xác
Bước 2: Hiệu chỉnh độ sáng và nét của màn hình bằng cách vặn nút Focus và Inten
Bước 3: Điều chỉnh nút Trace Rotation và Position để chỉnh tia ở đường ngang trung tâm
Bước 4: Nối que đo vào đầu CH1 và 2 Vp-p Cal
Bước 5: Công tắc AC-GND-DC tại vị trí GND sang AC, lúc này màn hình sẽ hiển thị sóng
Bước 6: Điều chỉnh nút Focus để thu được ảnh rõ hơn. Chỉnh Volts/Div và Time/Div để hiện sóng rõ hơn
Bước 7: Đọc điện áp cần đo và trị số thời gian bằng cách chỉnh nút Position.
Phân biệt đồng hồ vạn năng và máy hiện sóng
Khi mua máy hiện sóng, khá nhiều người thường nhầm lẫn thiết bị này với đồng hồ vạn năng bởi chúng có nét tương đối giống nhau từ màn hình cho đến thiết kế bên ngoài.
Tuy nhiên, mặc dù có ngoại hình khá tương đồng nhưng 2 thiết bị này là khác nhau. Nếu đồng hồ vạn năng hiển thị kết quả đo thông số điện thì máy dao động ký lại hiển thị dưới dạng đồ thị.
Về chức năng, trong khi đồng hồ vạn năng có thể thực hiện được nhiều phép đo như đo dòng điện, điện áp, điện trở thì máy hiện sóng lại đo điện áp theo thời gian.
Về ứng dụng, nếu đồng hồ vạn năng được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực viễn thông, sửa chữa điện tử, xây dựng, bảo trì hệ thống điện, khoáng sản,... phục vụ cho các công việc đo điện áp, điện trở, dòng điện của hệ thống điện, cầu chì, ắc quy xe, thiết bị điện tử,... thì máy hiện sóng lại được sử dụng nhiều để đo biên độ và tần số của tín hiệu, xem hình dạng tín hiệu và kiểm tra sự cố của các thiết bị điện tử cho điện áp và các thành phần lỗi nếu có.
Xem thêm: Công dụng và chức năng của đồng hồ vạn năng
Như vậy trong bài viết này, Kyoritsuvietnam.net đã giải đáp cho bạn những thông tin về máy hiện sóng là gì, cấu tạo và ứng dụng của máy hiện sóng, hướng dẫn sử dụng máy hiện sóng và phân biệt máy hiện sóng với đồng hồ vạn năng. Hy vọng những kiến thức trên thực sự hữu ích với bạn