Cách sử dụng đồng hồ vạn năng cơ bản và đầy đủ nhất

Đồng hồ vạn năng được trang bị nhiều chức năng đo khác nhau như: đo điện áp, đo dòng điện, điện trở,... Tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng đồng hồ vạn năng để thực hiện các phép đo trên. Chính vì vậy, trong bài

Hai loại đồng hồ vạn năng phổ biến nhất hiện nay trên thị trường chính là đồng hồ vạn năng số (đồng hồ vạn năng điện tử) và đồng hồ vạn năng kim. Mỗi loại sẽ có cách đo khác nhau. Do đó, trong phần này, mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết cách đo dòng điện đối với từng loại.

Đồng hồ vạn năng là thiết bị đo điện hiện đại, đa chức năng
Đồng hồ vạn năng là thiết bị đo điện hiện đại, đa chức năng

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng số để đo dòng điện

Đồng hồ vạn năng số hay đồng hồ vạn năng điện tử, đồng hồ vạn năng hiển thị số là dòng đồng hồ vạn năng hiện đại ra đời sau đồng hồ vạn năng kim. Loại này sở hữu nhiều chức năng đo điện hơn và kết quả đo sẽ được hiểu thị trực tiếp trên một màn hình LCD điện tử cho phép người dùng dễ dàng đọc và tránh sai số hơn.

Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng số, các bạn làm theo các bước hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử để đo dòng điện một chiều (DC A ) và dòng điện xoay chiều (AC A) dưới đây:

Cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng số
Cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng số

Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo A~ để đo dòng điện xoay chiều và thang A- để đo dòng điện một chiều.

Bước 2: Kết nối que đo với thiết bị theo thứ tự lần lượt là que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng 20A nếu đo dòng có cường độ lớn cỡ A và cổng mA nếu đo dòng có cường độ nhỏ cỡ mA .

Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)

Bước 4: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA.

Bước 5: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.

Bước 6: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm

Bước 7: Bật điện cho mạch thí nghiệm.

Bước 8: Đọc kết quả được hiển thị trên màn hình LCD:

  • Nếu kết quả đo nhỏ hơn 25mA, các bạn đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 25mA để được kết quả chính xác hơn. 

  • Nếu kết quả nhỏ hơn 2,5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 2,5mA.

Lưu ý: Để tránh hỏng hóc thiết bị, bạn nên chọn đúng thang đo khi muốn đo dòng điện AC hoặc DC.

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng kim đo để dòng điện

Đồng hồ vạn năng kim sở hữu thiết kế khá nhỏ gọn, dễ sử dụng. Thiết bị này chỉ thực hiện được các chức năng đo điện cơ bản là đo cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở. Kết quả đo được sẽ được hiển thị trên mặt đồng hồ kim hình cung. 

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng chỉ thị kim khá đơn giản. Dưới đây là các bước sử dụng đồng hồ vạn năng kim để đo dòng điện 1 chiều và dòng điện xoay chiều:

Cách đo ampe bằng đồng hồ số
Cách đo ampe bằng đồng hồ số

Đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng kim

Bước 1: Lần lượt cắm 2 que đo màu đen và màu đỏ của đồng hồ vạn năng vào đầu COM và đầu dấu (+) trên thân đồng hồ

Bước 2:  Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA

Bước 3: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm

Bước 4: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ với cực (+) tương ứng và que đo màu đen kết nối với cực (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm.

Bước 5: Bật điện cho mạch thí nghiệm.

Bước 6: Nếu kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A-25mA để được kết quả chính xác hơn. Trong trường hợp kết quả đo được nhỏ hơn 2.5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A-2.5mA.

Bước 7: Đọc và tính giá trị: tiến hành đọc trên cung chia độ C, tính giá trị giống như trường hợp đo điện áp 1 chiều. Có nghĩa là giá trị thực bằng số chỉ của kim trên cung chia độ nhân với thang đo và chia cho giá trị MAX trên cung chia độ.

Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng kim đo dòng điện xoay chiều

Bước 1: Cắm que đo màu đen vào đầu COM và cắm que đo màu đỏ vào đầu AC-15A trên thân đồng hồ vạn năng

Bước 2: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thanh AC-15A

Bước 3: Ngắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm

Bước 4: Kết nối 2 que đo của đồng hồ về phía 2 điểm tương ứng cần đo dòng điện của mạch thí nghiệm (mắc nối tiếp với mạch thí nghiệm). 

Bước 5: Bật điện cho mạch thí nghiệm.

Bước 6: Đọc kết quả và tính giá trị: Đọc trên cung chia độ E15. Cách tính giá trị thực hiện tương tự như khi đo dòng điện 1 chiều. Có nghĩa là giá trị thực bằng số chỉ của kim trên cung chia độ nhân với thang đo và chia cho giá trị MAX trên cung chia đó.

XEM THÊM: Ý nghĩa của các ký hiệu trên đồng hồ vạn năng

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện áp

Để nắm rõ cách thức đo dòng điện 1 chiều và đo dòng điện xoay chiều bằng đồng hồ vạn năng, các bạn thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây:

Cách đo điện áp 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng

Đo điện áp 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng thường được tiến hành trên pin, thiết bị điện có điện áp sai lệch. Để thực hiện phép đo điện áp 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng, các bạn làm theo cách sau:

Cách đo điện áp 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng
Cách đo điện áp 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng

Bước 1: Cắm dây dẫn thử nghiệm màu đỏ vào đầu cực (+) của thiết bị và dây dẫn thử nghiệm đen vào chân COM.

Bước 2: Đặt công tắc về phạm vi điện áp DC với phạm vi đo phù hợp.

Bước 3: Kết nối đầu dò màu đỏ của thiết bị với cực dương (+) của mạch bên dưới và đầu dò màu đen với cực âm (-) của mạch (mạch song song).

Bước 4: Nếu điện áp đo được nhỏ hơn 250V, hãy đặt bộ chọn phạm vi chuyển sang vị trí dải điện áp thấp hơn để đọc chính xác hơn.

Bước 5: Tính kết quả đo được V = A x (B/C)

Trong đó:

  • V là giá trị điện áp thực

  • A là số chỉ của kim đọc được trên cung chia độ

  • B là thang đo đang sử dụng

  • C là giá trị MAX của cung chia độ

  • Tỷ lệ B/C là hệ số mở rộng

Cách đo điện áp xoay chiều bằng đồng hồ vạn năng

Đo điện áp xoay chiều thường được ứng dụng trong các thiết bị điện gia đình, nhà máy, đường dây điện thương mại, kiểm tra máy biến áp,… Để thực hiện phép đo này, các bạn làm theo các bước sau:

Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều bằng đồng hồ vạn năng
Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều bằng đồng hồ vạn năng

Bước 1: Kết nối lần lượt dây dẫn màu đỏ vào cực dương của thiết bị và cắm dây dẫn màu đen vào chân Com của vạn năng.

Bước 2: Di chuyển núm vặn đến thang đo điện áp AC và ở dải đo phù hợp. Bạn có thể để thang AC cao hơn điện áp cần đo 1 nấc.

Bước 3: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (đo song song). Không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ

Bước 4: Theo dõi kết quả hiển thị trên màn hình.Một số đồng hồ vạn năng bán chạy nhất hiện nay

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1051

Giá tham khảo: 6.336.000đ

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1051 là thiết bị đo và kiểm tra điện đa năng, được ứng dụng phổ biến trong công tác kiểm tra hệ thống, thiết bị điện, bo mạch điện tử,... Máy sở hữu nhiều chức năng đo linh hoạt như: điện áp, đo dòng điện một chiều và xoay chiều, đo điện trở, tần số, thông mạch,...

Sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, tính linh động cao và an toàn tuyệt đối với người sử dụng nhờ áp dụng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế IEC và CAT III 1000V, CAT IV 600V nên rất phù hợp để sử dụng trong công nghiệp, hỗ trợ kỹ sư, thợ điện hoàn thành công việc nhanh chóng, chính xác.

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1051
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1051

Thông số kỹ thuật nổi bật:

  • DC V: 600.0mV/6.000/60.00/600.0/1000V

  • Dải đo dòng ACA (RMS): 600.0/6000µA/60.00/440.0mA/6.000/10.00A

  • Dải điện áp ACA (RMS): 600.0mV/6.000/60.00/600.0/1000V

  • Điện trở (Ω): 600.0Ω/6.000/60.00/600.0kΩ/6.000/60.00MΩ

  • Kiểm tra điốt: 2V

  • Nhiệt độ: -50~600ºC (with K-type Temperature probe)

  • C: 10.00/100.0nF/1.000/10.00/100.0/1000µF

  • F: 10.00~99.99/90.0~999.9Hz/0.900~9.999/9.00~99.99kHz

  • Kiểm tra liên tục: 600.0Ω

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S

Giá tham khảo: 922.000đ

Kyoritsu 1109S là đồng hồ vạn năng chỉ thị kim giá rẻ khá được ưa chuộng hiện nay. Máy có thiết kế nhỏ gọn, khả năng chống va đập và chống sock tốt, màn hình chỉ thị kim lớn, cho phép người dùng theo dõi kết quả dễ dàng.

Thiết bị có thể đo được điện áp xoay chiều/một chiều, đo dòng điện, đo hệ số hFE,... phù hợp cho các công việc đo, kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống điện, thiết bị điện tử, điện máy, linh kiện điện tử.

Thông số kỹ thuật nổi bật:

  • DC V: 0.1/0.5/2.5/10/50/250/1000V

  • AC V: 10/50/250/1000V (9kΩ/V)

  • DC A: 50µA/2.5/25/250mA

  • Điện trở (Ω): 2/20kΩ/2/20MΩ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Công dụng và chức năng của đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1021R

Giá tham khảo: 1.507.000đ

Kyoritsu 1021R là đồng hồ vạn năng điện tử với thiết kế gọn nhẹ, hiện đại cùng khả năng đo đa năng với đo độ chính xác cao: đo dòng điện AC/DC, đo điện áp DC/AC, đo tụ điện, điện trở, tần số,...

Sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế IEC 61010-1 CAT IV 300V / CAT III 600V nên đảm bảo an toàn cho người dùng khi thực hiện phép đo.

Nguồn: https://kyoritsuvietnam.net/tin-tuc/cach-su-dung-dong-ho-van-nang-co-ban-va-day-du-nhat-1976.html


Kyoritsu Việt Nam

149 Blog posts

Comments