Đo thông mạch là việc làm cần thiết giúp thợ điện, người kiểm tra, bảo trì hệ thống điện có thể xác định được khả năng hoạt động của dây dẫn. Có nhiều thiết bị hỗ trợ đo thông mạch trong đó đo thông mạch bằng đồng hồ ampe kìm được nhiều người lựa chọn. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết.
Thông mạch là gì?
Thông mạch là dòng điện chạy có thể chạy qua thiết bị đo. Nói cách khác, chỉ cần một công tắc đóng đang hoạt động sẽ có tính thông mạch. Việc đo thông mạch sẽ giúp người dùng kiểm tra nhanh xem mạch điện có hở hay không.
Người dùng có thể đo thông mạch bằng tính năng đo điện trở (Ohm) của ampe kìm hoặc đồng hồ vạn năng.
Các trường hợp ứng dụng đo thông mạch
Việc đo thông mạch thường được ứng dụng trong các trường hợp:
Kiểm tra dây dẫn có bị đứt ở giữa hay không
Một hiện tượng thường thấy ở các dây cáp sạc, dây nối hoặc dây tai nghe đó là đứt dây dẫn ở bên trong mặc dù bên ngoài trông rất bình thường. Chúng có thể bị đứt bên trong do chịu quá nhiều áp lực. Việc đo thông mạch sẽ giúp hỗ trợ kiểm tra nhanh dây dẫn có bị đứt bên trong hay không.
Xác minh mạch dẫn
Đo thông mạch giúp xác định vấn đề mạch dẫn của một hệ thống, nguồn điện, thiết bị... Từ đó, giúp kỹ thuật viên, thợ điện đánh giá và tìm ra các nguyên nhân.
Kiểm tra mối hàn
Việc xác định xem mối hàn có tốt hay không, một số mối hàn trông bề ngoài có vẻ rất ổn tuy nhiên nó lại không bắt chì dẫn đến không dẫn điện. Đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nhìn ra mối hàn nào tốt hoặc không thì đây rõ ràng là một sự khó chịu, tính năng kiểm tra thông mạch sẽ giúp ích cho người dùng rất nhiều trong trường hợp này.
Kiểm tra thiết bị điện
Kiểm tra các thiết bị điện như chuôi cắm, bóng đèn, dây tủ lạnh, dây cắm nước, cầu chì, thanh dẫn hay tiếp điểm... về tính thông mạch để biết được thiết bị có còn hoạt động tốt hay không. Từ đó đánh giá và đưa ra những kết luận sửa chữa phù hợp.
Cách đo thông mạch bằng ampe kìm
Ampe kìm là một trong những máy đo điện tử được tích hợp nhiều tính năng như: Đo dòng điện xoay chiều, 1 chiều, đo diode, kiểm tra thông mạch… Người dùng nên ưu tiên sử dụng những ampe kìm có khả năng đo thông mạch hoặc điện trở để hỗ trợ hiệu quả quá trình đo lường.
Cách kiểm tra thông mạch bằng ampe kìm cũng rất đơn giản, người dùng có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Người thực hiện tiến hành vặn chuyển núm ampe kìm về thang đo điện trở. Ấn Select để trên màn hình LCD hiển thị ký hiệu sóng âm thanh (phía bên trái)
Bước 2: Kết nối đầu dò với ampe kìm. Đầu dò màu đen cắm vào chân COM và đầu dò màu đỏ cắm vào chân V của dụng cụ đo điện.
Bước 3: Quá trình kết nối đầu dò cần lưu ý đầu dò màu đen chỉ vào giắc cắm, đầu dò màu đỏ kết nối với một chân của phích nguồn.
Nếu quá trình cắm xuất hiện tiếng bíp và chỉ số là mạch đã thông và dây còn tốt. Với trường hợp, cắm không xuất hiện tiếng bíp và không hiển thị thông số đo trên ampe kìm có nghĩa là mạch không thông.
XEM THÊM: Cách đo dòng rò bằng ampe kìm đầy đủ và chi tiết
Đo thông mạch bằng ampe kìm cần lưu ý gì?
Quá trình đo thông mạch bằng ampe kìm, người thực hiện đo cần ngắt mạch trước khi đo để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện. Đảm bảo các tụ điện trong mạch được giải phóng điện tích tránh rủi ro khi đo. Ngoài ra, cách đo thông mạch bằng ampe kìm, người dùng cần tuân thủ các lưu ý:
Trước khi tiến hành đo, bạn cần rút phích cắm của thiết bị cần đo ra khỏi nguồn điện. Ngoài ra, có thể tắt bộ ngắt mạch chính trước khi kiểm tra thông mạch. Tất cả các tụ điện đã được xả nhằm đảm bảo an toàn cho người thực hiện.
Chỉ sử dụng các loại ampe kìm có hỗ trợ chức năng đo thông mạch để có kết quả chính xác nhất.
Sau quá trình sử dụng ampe kìm cần tắt thiết bị và cất ở những nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp hoặc ẩm mốc ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị.
Nhìn chung, cách đo thông mạch bằng ampe kìm không khó. Tuy nhiên, người thực hiện cần chú ý thực hiện theo các hướng dẫn để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, để được tư vấn thêm về các thiết bị điện phù hợp, mời bạn liên hệ Hiokivn.com, đội ngũ nhân viên sẽ hướng dẫn chi tiết nhất.
Nguồn: https://hiokivn.com/tin-tuc/huong-dan-cach-do-thong-mach-bang-ampe-kim-chi-tiet-an-toan-1978.html