Tìm hiểu Nhượng quyền thương hiệu là gì? Những Case Study nhượng quyền thương hiệu nổi bật

Hiện nay, nhượng quyền thương hiệu là xu hướng kinh doanh rất được quan tâm. Tuy xuất hiện từ lâu, song, đây vẫn còn là mô hình kinh doanh khá mới với người Việt Nam. Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) được xem là một hình thức mà một cá nhân hoặc tổ chức nào đó được cấp quyền kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ theo phương pháp kinh doanh của bên nhượng quyền. Mọi thứ sẽ thông qua các thỏa thuận bao gồm: tên sản phẩm/ dịch vụ, công nghệ sản xuất và chế biến, quy trình quản lý cửa hàng, văn hóa kinh doanh,…

nhuong-quyen-thuong-hieu-la-gi

Đặc điểm của nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu là mô hình kinh doanh được thực hiện rộng rãi, phổ biến ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Đến với hình thức kinh doanh này, mọi thứ dường như đã sẵn sàng, đã được thử nghiệm, định vị và quy chuẩn từ chiến lược, quy trình, sản phẩm của thương hiệu có sẵn trên thị trường. Khi nhượng quyền thương hiệu, cá nhân hoặc tổ chức được chuyển giao toàn bộ các quy chuẩn cùng trách nhiệm, các ràng buộc đi kèm. Hình thức này sẽ thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định với phần trăm doanh thu tuân theo thương thảo hợp đồng giữa hai bên.

Bên nhượng quyền cần phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về phương thức kinh doanh, hỗ trợ tối đa cho bên nhận nhượng quyền. Còn bên nhận quyền thương hiệu cần tuân thủ kinh doanh đúng cách thức, quy trình của bên thương hiệu nhượng quyền, giữ đúng đặc trưng và uy tín cho thương hiệu gốc.

Đánh giá ưu nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu

Ưu điểm

  • Chất lượng đảm bảo: Giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh
  • Định vị thương hiệu sẵn có, rõ ràng: Đảm bảo chất lượng sản phẩm/ dịch vụ theo quy chuẩn của thương hiệu gốc. Khi được chuyển nhượng, bạn không phải tốn kém thời gian xây dựng thương hiệu mà chỉ cần tập trung vào bộ máy kinh doanh thật tốt
  • Hệ thống quy mô bài bản: Thống nhất trong quy trình vận hành hệ thống kinh doanh.
  • Hệ thống đào tạo bài bản: Nhân viên được tham gia đào tạo theo khung văn hóa doanh nghiệp. Từ đó, quá trình vận hành cơ sở kinh doanh và quản lý dễ dàng, hợp lý.
  • Hỗ trợ tận tâm từ chủ nhượng quyền: Bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ tối đa cho bên nhận nhượng quyền từ pháp lý, thiết kế đến chiến lược Marketing, mọi thứ đều đảm bảo được hỗ trợ.
nhuong-quyen-thuong-hieu-la-gi

Nhược điểm

  • Bên được nhượng quyền phải tuân thủ những quy định khắt khe và chi tiết từ bên nhượng quyền đưa ra.
  • Khi bạn hành động lệch khỏi những quy định của bên chuyển nhượng, bạn có thể đánh mất hợp đồng, đồng nghĩa với việc mất đi số chi phí bạn đã bỏ ra ban đầu.
  • Trường hợp xấu là một trong các cơ sở của thương hiệu bị “dính phốt” về nguyên liệu, thái độ ứng xử với khách hàng,… thì cơ sở của bạn bị ảnh hưởng nặng nề
  • Sự cạnh tranh cao giữa các chuỗi cơ sở
  • Hạn chế khả năng sáng tạo, làm mới mẻ vì bạn phải đảm bảo các quy định trong khuôn khổ hợp đồng.

Có những loại nhượng quyền thương hiệu nào?

Nhượng quyền toàn diện (Full Business Format Franchise) 

Đây là nhượng quyền thương hiệu đảm bảo tính hoàn thiện, chỉn chu ở yêu cầu của hai bên. Nghĩa là bên nhượng quyền cần đảm bảo chia sẻ và chuyển nhượng cho bên mua ít nhất 4 loại sản phẩm cơ bản. Đó là: 

  • Cách thức hoạt động trong quy trình kinh doanh, sản xuất, hệ thống công nghệ 
  • Hệ thống thương hiệu 
  • Hệ thống
  • Sản phẩm, dịch vụ 

Đối với bên mua nhượng quyền sẽ đảm nhận trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền. Chi phí này bao gồm hai khoản cơ bản: phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động, khoản chi phí này thường được tính theo doanh số bán định kỳ. 

nhuong-quyen-thuong-hieu-la-gi

Nhượng quyền không toàn diện (Non-Business Format Franchise) 

Loại hình nhượng quyền không toàn diện được thể hiện rõ trong các nguyên tắc thoải mái hơn so với nhượng quyền toàn diện. Cụ thể các nguyên tắc như sau: 

  • Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và tiếp thị 
  • Nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ 
  • Nhượng quyền thương hiệu 
  • Kinh doanh nhà hàng, quán cà phê nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam 

Ví dụ: một số thương hiệu nhượng quyền không toàn diện tiêu biểu như: Cà phê Trung Nguyên, Pierre Cardin (áo sơ mi cao cấp), Coca-Cola,…

Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management Franchise) 

Hình thức nhượng quyền này thích hợp với các thương hiệu dịch vụ, yêu cầu chặt chẽ về chất lượng liên quan đến nguồn nhân lực. Trong đó, bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp cho bên mua nhượng quyền người quản lý, bộ phận điều hành doanh nghiệp đầy đủ. Nhờ đó, thương hiệu bán có thể quản lý được chất lượng hoạt động của chuỗi các cửa nhỏ, hỗ trợ tốt trong việc chuyển giao công thức. Và bên mua nhượng quyền dễ dàng thích nghi với mô hình kinh doanh. 

Ví dụ: chuỗi khách sạn lớn Holiday Inc, Marriott,…

nhuong-quyen-thuong-hieu-la-gi

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity Franchise)

Hình thức nhượng quyền có tham gia vốn đầu tư được hiểu là bên bán sẽ tham gia sâu vào quá trình kinh doanh của bên mua nhượng quyền. Bên cạnh đó, thương hiệu sẽ hỗ trợ đâuf tư một phần vốn vào cơ sở nhượng quyền dưới dạng liên doanh. 

Ví dụ: thương hiệu Five Star, Chicken (Mỹ),…

Quy trình nhượng quyền thương hiệu

Bước 1: Đánh giá tính sẵn có và mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp 

Để quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, bạn cần xem xét tình hình hiện tại của doanh nghiệp hay chính cá nhân bạn. 

Liệu mô hình này có phù hợp với nhu cầu và điều kiện cá nhân bạn không? 

Sau đó, hãy rà soát lại nguồn tài chính hiện có, mức độ đầu tư có đảm bảo duy trì tốt cho hoạt động kinh doanh hay không? 

Bên cạnh đó, bạn nên khảo sát tình hình, nghiên cứu và thu thập dữ liệu trên thị trường. Điều này sẽ giúp bạn khẳng định mức độ quan tâm của người tiêu dùng đối với ngành hàng mà bạn sẽ cung cấp. Và xác định vị trí trên thị trường với các đối thủ cạnh tranh như thế nào? 

Từ nền tảng này, bạn hãy xây dựng một kế hoạch kinh doanh chỉn chu, đánh giá ưu điểm cũng như nhược điểm của bản thân và cơ hội – thách thức của thị trường hiện tại và dự đoán tương lai. 

Bước 2: Lựa chọn thương hiệu nhượng quyền thích hợp 

Trong quy trình nhượng quyền thương hiệu, bước này được xem là giai đoạn then chốt, quyết định thành bại trong kinh doanh về lâu dài của bạn. Nhiệm vụ của bạn là không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu thật sát sao thị trường kinh doanh. Song song đó, bạn “điều tra” thật kỹ về thương hiệu mà bạn mong muốn hướng tới. Không ngừng xem xét, so sánh mọi phương diện từ những thương hiệu có vị trí nhất định trong ngành với thương hiệu mà bạn quan tâm. 

Một lưu ý, bạn không nên mua những thương hiệu có tuổi đời thấp dưới 2 năm, chưa có tên tuổi rõ ràng và ít được biết đến trên thị trường. 

nhuong-quyen-thuong-hieu-la-gi

Bước 3: Tìm hiểu kỹ lưỡng về doanh nghiệp nhượng quyền

Thực chất, đây là giai đoạn bạn tìm hiểu về người chủ của thương hiệu bạn lựa chọn thông qua các kênh truyền thông như: mạng xã hội, website, văn phòng trực tiếp. Bạn cần thu thập một loạt những thông tin từ nhiều nguồn uy tín khác nhau, đặc biệt từ chủ doanh nghiệp bạn có ý định mua nhượng quyền thương hiệu. Cụ thể các thông tin cần nắm bao gồm: báo cáo tài chính được kiểm soát, sổ tay hoạt động cho người nhận quyền kinh doanh và mô tả kinh nghiệm kinh doanh của bộ phận quản lý. 

Bước 4: Tìm hiểu về các cửa hàng trong hệ thống 

Trong bước này, bạn thực hiện một đợt khảo sát, tham quan chi tiết nhiều cửa hàng trong cùng hệ thống và so sánh giữa các cửa hàng với nhau. quá trình đánh giá thông qua các tiêu chí: quan sát số lượng khách hàng đến quán mỗi ngày, thái độ/ cách phục vụ,… Từ đó, bạn đánh giá về doanh thu, chất lượng phục vụ của nhân viên. Nếu có sự đồng đều giữa các cửa hàng thì chứng tỏ hệ thống đào tạo rất chỉn chu, theo quy trình, chiến lược rõ ràng. 

Đặc biệt, bạn cần chú ý vào chất lượng của dịch vụ, hương vị của các loại sản phẩm giữa các cửa hàng có đồng nhất. Nếu mỗi cửa hàng có sự khác biệt thì có thể vấn đề nội bộ đang lủng củng, có trục trặc. Hoặc các cửa hàng tự ý nhập nguồn hàng khác, chưa có sự đào tạo chuyên nghiệp,…

nhuong-quyen-thuong-hieu-la-gi

Bước 5: Đánh giá và nghiên kỹ hợp đồng mua nhượng quyền 

Mọi điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền cần sự minh bạch, đồng thuận giữa hai bên. Bạn nên liên hệ với bộ phận nhượng quyền để tìm hiểu, nghiên cứu trước về tất cả nội dung trong hợp đồng. Trường hợp bạn không am hiểu về chuyên môn, bạn có thể tham vấn bởi một đơn vị thứ ba có năng lực uy tín. 

Đối với các điều khoản, bạn cần chú ý đến chi phí nhượng quyền, chi phí vận hành mỗi tháng, thời hạn hợp đồng cùng các điều khoản hỗ trợ khác,… Ở bước này là lúc bạn cần làm rõ mọi thắc mắc, đề xuất quyền lợi với bên bán nhượng quyền. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ để đảm bảo lợi ích cho bản thân. 

Bước 6: Tìm kiếm và lựa chọn mặt bằng kinh doanh tiềm năng 

Mặt bằng kinh doanh quyết định rất nhiều đến thành bại trong kinh doanh. Dù thương hiệu của bạn có nổi tiếng, được đánh giá cao nhưng vị trí đặt cửa hàng không thuận lợi như: ít cư dân sinh sống, trở ngại giao thông thì sẽ khó thu hút khách hàng dừng chân ở lại cùng bạn. Do đó, bạn nên tìm một mặt bằng kinh doanh lý tưởng với lĩnh vực kinh doanh và các điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng. 

Bước 7: Chính thức ký hợp đồng nhượng quyền

Kiểm tra lại một lần nữa về mọi điều khoản, nội dung bên trong bản hợp đồng. Trao đổi thật kỹ về những quyền lợi cũng như các quy định từ bên bán nhượng quyền quy định. Những điều bạn nên chú ý có thể là: khu vực được nhượng quyền, chi phí nhượng quyền, phí nhượng quyền hàng tháng, các điều khoản chấm dứt hợp đồng, sự hỗ trợ và các điều khoản có lợi, bất lợi trong quá trình kinh doanh,… Khi đã bàn luận kỹ càng, bạn chính thức ký kết hợp đồng và bắt đầu hành trình kinh doanh với cửa hàng của bạn. 

nhuong-quyen-thuong-hieu-la-gi

Bước 8: Bắt đầu hành trình kinh doanh của bạn 

Sau khi hoàn tất chỉn chu 7 bước trên, bước sang bước thứ 8 là lúc bạn tự bước đi trên hành trình của mình. Dựa trên các kinh nghiệm, hỗ trợ từ bên bán nhượng quyền thương hiệu truyền đạt thì bạn sẽ vận dụng chúng linh hoạt với cửa hàng kinh doanh của mình.

Ví dụ về nhượng quyền thương hiệu cà phê nổi tiếng tại Việt Nam

Theo các tài liệu tại javis.vn, nhượng quyền thương hiệu Cafe Trung Nguyên Legend và Milano Coffee được phân tích chi tiết như bên dưới

Nhượng quyền thương hiệu Cafe Trung Nguyên Legend

“Dù có phải xới tung trái đất này lên cũng phải làm để tạo ra những tuyệt phẩm cà phê năng lượng ngon nhất thế giới”. Đây là sứ mệnh mà Trung Nguyên muốn mang đến cho người thưởng thức một thức uống “cà phê năng lượng, cà phê đổi đời”. Những tuyệt phẩm cà phê của Trung Nguyên được tạo nên từ nguồn nguyên liệu tốt nhất thế giới. Đó là sự kết hợp giữa bí quyết huyền bí Phương Đông, công nghệ rang hiện tại hàng đầu thế giới và chứa đựng cả tình yêu, niềm đam mê của chuyện gia cà phê số 1.

nhuong-quyen-thuong-hieu-la-gi

Có thể nói, Trung Nguyên là một thương hiệu cà phê thuần Việt đẳng cấp và cực kỳ thành công tại Việt Nam. Thương hiệu được thành lập vào năm 1996 và bắt đầu triển khai mô hình nhượng quyền vào năm 2000. Tuyệt phẩm cà phê đến từ Trung Nguyên hội tụ cả ba nền văn minh nổi tiếng là Ottoman, Roman, Thiền nhằm mang đến thức uống cà phê trên cả tuyệt vời. Đó là lý do, Trung Nguyên không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam mà còn vươn tầm ra thế giới khi là thương hiệu cà phê đầu tiên của nước ta nhượng quyền thành công tại Singapore, Thái Lan, Nhật Bản,… từ rất sớm. Với những điều tuyệt vời mà Trung Nguyên sở hữu luôn mang những sức hấp dẫn cá chủ đầu tư có dự định mở nhượng quyền tại Việt Nam.

Chi phí nhượng quyền thương hiệu tại Trung Nguyên Legend

Tổng chi phí đầu tư ban đầu khi nhượng quyền ít nhất là 3,5 tỷ đồng, bao gồm:

  • Chi phí nhượng quyền
  • Chi phí đào tạo
  • Chi phí quản lý
  • Chi phí Setup,…

Điều kiện kinh doanh nhượng quyền với Trung Nguyên Legend

  • Về địa điểm: mặt bằng rộng ít nhất 140m2 tại các vị trí thuận lợi về giao thông, dân cư đông đúc, sầm uất,…
  • Về mặt quản lý: Trung Nguyên yêu cầu chủ cửa hàng phải tuân thủ các yêu cầu về cách sử dụng thương hiệu, logo, banner, các công thức pha chế độc quyền của thương hiệu,…
  • Về chi phí hằng tháng: cửa hàng cần trả 5% doanh thu mỗi tháng cho Trung Nguyên.
nhuong-quyen-thuong-hieu-la-gi

Nhượng quyền thương hiệu Milano Coffee

Vào cuối năm 2011, Milano Coffee được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh dưới sự điều hành của chủ sở hữu Lê Minh Cường. Milano được biết đến là một trong những thương hiệu kinh doanh cà phê nhượng quyền được nhiều người biết đến khi xuất hiện khá sớm tại Việt Nam. Khi lựa chọn nhượng quyền thương hiệu từ Milano Coffee, khách hàng chỉ cần tìm kiếm mặt bằng còn toàn bộ quá trình trang trí, cung cấp nguyên vật liệu, nội thất, sửa chữa,… đều do Milano chịu trách nhiệm chu toàn.

Milano Coffee – khám phá sự hoàn hảo rất đỗi bình yên, không lo toan phiền muộn, không tranh đua với những hào nhoáng ngoài kia. Bạn sẽ được đắm chìm trong thức uống cà phê mộc mạc mà khác biệt vô cùng. Đây là thương hiệu cà phê phục vụ đối tượng đam mê cái đậm, vị đắng rất truyền thống của cà phê Việt. Đa phần đến các cửa hàng Milano, bạn dễ dàng bắt gặp những hình ảnh quen thuộc của những vị khách ở mọi đối tượng, mọi ngành nghề nhưng chung một niềm đam mê với hương vị cà phê nồng đượm.

nhuong-quyen-thuong-hieu-la-gi

Chi phí nhượng quyền thương hiệu tại Milano Coffee

Tổng chi phí đầu tư ban đầu khi nhượng quyền khoảng 90-100 triệu đồng, bao gồm:

  • Về chi phí bản quyền: 10 triệu đồng.
  • Về chi phí Setup: 55 triệu đồng.
  • Về chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân viên, nguyên vật liệu cùng các chi phí phát hằng tháng: 25-35 triệu đồng.

Số lượng cửa hàng của Milano Coffee

  • Hiện nay, Milano đã phát triển hơn 800 cửa hàng trên toàn quốc và chưa có dấu hiệu dừng lại.
  • Có đến 50% cửa hàng có doanh thu trên 40 triệu đồng trong một tháng, mỗi ngày bán ra trên 100 ly thức uống các loại. Chắc hẳn, đây là một cơ hội kinh doanh cực kỳ tiềm năng cho những chủ đầu tư có nguồn vốn ít nhưng vẫn muốn tham gia kinh doanh hình thức cà phê nhượng quyền.

Điều kiện kinh doanh nhượng quyền với Milano Coffee

  • Mặt bằng quán cà phê được xem xét trên các tiêu chí: khoảng cách giữa các cơ sở, mật độ dân cư xung quanh, vị trí thuận lợi về giao thông, đông đúc cư dân,…
  • Về mặt tiêu chuẩn của thức uống: người được nhượng quyền phải tuân thủ đúng nguyên tắc về cách pha chế công thức, định lượng, đúng loại của Milano
  • Về mặt đồng nhất hệ thống: người được nhượng quyền phải tuân thủ các quy định về giá bán, cung ứng sản phẩm của Milano,…

Tóm lại, nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh không quá mới mẻ nhưng lại rất được lòng mọi người. Nhìn vào những thành công của các thương hiệu khi sang nhượng bạn sẽ càng thấy rõ những ưu điểm của mô hình này đã chinh phục các nhà kinh doanh như thế nào rồi phải không? Nếu muốn tham gia vào hình thức này, bạn cần tìm hiểu rõ về nhượng quyền thương hiệu là gì cùng các khía cạnh liên quan đến nó. Và đừng quên xem xét thật kỹ mục tiêu của mình để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp nhé!


Thủ Thuật Hay

470 Blog posts

Comments