So sánh tốc độ OpenLiteSpeed và NGINX

Bạn muốn website của bạn trở nên nhanh hơn, mượt hơn, ổn định hơn? Và bạn đang phân vân giữa việc chọn giữa OpenLiteSpeed và NGINX để sử dụng? So sánh OpenLiteSpeed và NGINX sẽ giúp bạn chọn được web server dễ dàng hơn!

Web Server là gì?

Web Server là một máy chủ web, có thể hiểu Web Server là một máy tính được kết nối mở rộng với tập hợp các mạng máy tính. Máy chủ sẽ chưa toàn bộ dữ liệu mà nó được giao quyền quản lý. Mỗi một Web server có một IP riêng, có dung lượng lớn và tốc độ cao để lưu trữ cũng như vận hành trơn tru trên internet, nhằm đáp ứng được yêu cầu hoạt động liên tục và cung cấp dữ liệu cho mạng lưới máy tính được liên kết.

so-sanh-openlitespeed-va-nginx

Web server có thể xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin đến máy khách trong môi trường internet thông qua giao thức HTTP.

Cách thức hoạt động của web server

Lưu trữ các file của web trên hosting

Web server sẽ lưu trữ các file của bạn trên server để có thể:

  • Luôn sẵn sàng thông tin và đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng
  • Luôn luôn kết nối trực tiếp với mạng internet.
  • Có một địa chỉ IP cố định sẽ ít gây ảnh hưởng tới thứ hạng trên Google hơn.
  • Những dịch vụ này sẽ luôn được các nhà cung cấp thường xuyên bảo dưỡng, duy trì và bảo vệ.

Cách thức giao tiếp qua HTTP

HTTP là viết tắt của Hypertext Transfer Protocol – giao thức truyền tải siêu văn bản.

Web server có hỗ trợ giao thức này. Nói đơn giản, HTTP hoạt động trên mô hình máy chủ (server) và máy khách (client), khi người dùng gửi yêu cầu từ máy khách thì máy chủ sẽ trả lời lại.

Hoạt động này có các quy tắc như:

  1. Duy nhất máy khách (client) mới có thể tạo ra yêu cầu HTTP đến máy chủ (server). Các server chỉ đóng vai trò đáp trả các yêu cầu từ client.
  2. Client phải cung cấp đường dẫn đến tài nguyên (URL) khi yêu cầu thông qua HTTP.
  3. Tất cả các yêu cầu HTTP sẽ được web server trả lời.
    • Khi nhận được yêu cầu, HTTP sẽ kiểm tra xem URL có trùng khớp với file hiện có hay không.
    • Nếu có server sẽ trả lại thông tin được yêu cầu. Nếu không thì server sẽ trả lại một thông điệp báo lỗi về trình duyệt (404 Not Found – một trong những lỗi phổ biến nhất) nếu nó không thể nào xử lý được yêu cầu đó.

Giờ bạn đã hiểu hơn một chút về Web server, và mình sẽ nói về thứ bạn đã mong chờ từ đầu bài là OpenLiteSpeed và NGINX .

Giới thiệu về OpenLiteSpeed và NGINX

OpenLiteSpeed là web server mới nổi gần đây và được đánh giá cực kì hiệu quả khi đi cùng WordPressNGINX là một web server đã hoạt động từ rất lâu và độ nổi tiếng của nó cũng không cần bàn cãi.

OpenLiteSpeed là gì?

OpenLiteSpeed là phiên bản mã nguồn mở có rất nhiều những tính năng ưu việt được kế thừa từ LiteSpeed Web Server Enterprise và cả Lscache.

OpenLiteSpeed là một web server để phục vụ cho những website có lưu lượng truy cập cao, với nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Giảm sử dụng băng thông, thường xuyên được cập nhật
  • Hỗ trợ tốt những ứng dụng bên ngoài
  • Hỗ trợ bảo mật như SSL, SSL/Security Control,…

Nhược điểm: không tích hợp sẵn vào bất cứ phần mềm quản lý máy chủ nào cả, ví dụ như cPanel, hay Direct Admin.

NGINX là gì?

NGINX cũng là một mã nguồn mở được phát hành vào năm 2004 để phục vụ cho web, caching, media streaming, reverse proxying,… Với hiệu suất cao và ổn định, nó được hàng triệu website sử dụng.

Ưu điểm:

  • Khả năng xử lý hơn 10.000 yêu cầu kết nối với bộ nhớ thấp trong cùng một lúc.
  • Ngoài khả năng xử lý HTTPOpenLiteSpeed cũng có thể hoạt động như một máy chủ proxy cho email hay một trình cân bằng tải và proxy ngược cho các máy chủ HTTPTCP và UDP.

Nhược điểm: hiệu năng của NGINX trên window không tốt như trên những nền tảng khác.

So sánh hiệu suất OpenLiteSpeed ​​với NGINX cho WordPress

Để có cái nhìn trực quan hơn chúng ta sẽ đem OpenLiteSpeed ​​và NGINX vào cùng một bài kiểm tra đánh giá.

1. Hiệu suất với một tệp tĩnh trên OpenLiteSpeed và NGINX

2. Hiệu suất trên một file PHP đơn giản

3. Thử nghiệm WordPress trên OpenLiteSpeed và NGINX

Trên một máy chủ có cấu hình:

  • Ram 1GB.
  • 25GB SSD bộ nhớ.
  • 1000GB băng thông.

So sánh hiệu suất yêu cầu một tệp tĩnh OpenLiteSpeed và NGINX

Và đây là kết quả chạy thử với một file tĩnh có kích thước 725 byte.

so-sanh-openlitespeed-va-nginx
Hiệu suất vượt trội với một tệp nhỏ của OpenLiteSpeed

 

Và bây giờ là thử nghiệm với một tệp tĩnh có dung lượng 2mb.

so-sanh-openlitespeed-va-nginx
Tốc độ đáng nể của OpenLiteSpeed

Chỉ nhìn vào kết quả thôi ta đã thấy rõ ràng được sự vượt trội của OpenLiteSpeed Với file 725 byte thì gấp hơn 2 lần NGINX , và với file 2mb thì nó thực sự vượt trội đến hơn 9 lần.

Không cần phải bàn cãi: OpenLiteSpeed chiến thắng NGINX tuyệt đối trong việc truyền đi một tệp tin tĩnh.

So sánh hiệu suất trên một file PHP đơn giản

Chúng tôi tạo ra một file PHP đơn giản chứa nội dung:

Hello world

so-sanh-openlitespeed-va-nginx
NGINX tốn rất nhiều thời gian để xử lý

OpenLiteSpeed hoàn thành yêu cầu chỉ trong 23,76s; trong khi đó với cùng một lượng yêu cầu thì NGINX lại tốn đến 115,02s. Lại một chiến thắng nữa dành cho OpenLiteSpeed bằng việc triển khai các quy trình riêng được gọi là LSPHP (PHP + LSAPI) cho PHP, cho thấy sức mạnh vượt trội hơn PHP-FPM của NGINX đang sử dụng.

Thử nghiệm WordPress trên OpenLiteSpeed và NGINX

Và giờ thì chúng tôi sẽ tiến hành đo điểm chuẩn của OpenLiteSpeed và NGINX cho WordPress.

1. Đối với OpenLiteSpeed chúng tôi cài đặt plugin LiteSpeed WordPress Caching phiên bản chính thức.

2. Đối với NGINX chúng tôi sử dụng plugin Cache Enabler Caching.

Và cho cả hai nhận 10.000 yêu cầu xử lý, chỉ sau 1.4s thì OpenLiteSpeed đã xử lý xong khối lượng công việc, trong khi đó thì NGINX mất tới 91.6s để có thể hoàn thành được số lượt yêu cầu xử lý đó.

so-sanh-openlitespeed-va-nginx
Hiệu suất vượt trội của OpenLiteSpeed so với NGINX là không thể chối cãi

Sau bài đánh giá trên, bạn cũng đã thấy được hiệu suất vượt trội của OpenLiteSpeed so với NGINX, tuy nhiên không phải trong trường hợp nào của bạn nó cũng sẽ đạt được những hiệu suất như vậy, vì còn tùy vào mục đích sử dụng của bạn nữa.

3 bài test trên là những bài test cơ bản để kiểm tra hiệu suất so sánh OpenLiteSpeed với NGINX trực quan, dễ hiểu.


Thủ Thuật Hay

470 Blog posts

Comments